8. Kết cấu của luận án
1.2.2. Các hình thức hợp tác
- Hợp tác tham gia quá trình đào tạo: tổ chức, thiết kế và xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo [14].
Tổ chức đào tạo cho sinh viên sẽ được thực hiện bởi cả hai chủ thể là nhà trường và doanh nghiệp. Nội dung, thời gian đào tạo mà mỗi chủ thể phải thực hiện
tuỳ thuộc vào sự thoả thuận, phân công ban đầu. Chương trình đào tạo của từng môn học, nguồn lực về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất của từng chủ thể là căn cứ để phân chia công việc mà nhà trường hay doanh nghiệp phải thực hiện trong toàn khoá đào tạo.
Thiết kế, xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo phải đảm bảo sự quản lý,
điều phối và sử dụng của Nhà nước, đảm bảo yêu cầu thực tiễn của sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động. Việc xây dựng chương trình đào tạo sát hơn với yêu cầu thực tiễn của nền sản xuất hiện đại làm cho chất lượng đào tạo trình độ đại học
được đánh giá là cao hơn. Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Mỗi chương trình đào tạo phải được xây dựng với sự tham gia của các chuyên gia về phát triển tài liệu, cán bộ có nghiệp vụ
chuyên môn, giáo viên có trình độ - kinh nghiệm giảng dạy và các chuyên gia thực tiễn của các doanh nghiệp.
- Hợp tác về tài chính
Hợp tác về tài chính là phía doanh nghiệp sẽ hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà trường một phần hoặc toàn bộ kinh phí đào tạo cho sinh viên, nâng cấp cơ
sở vật chất [28].
Trên thế giới hiện nay, việc doanh nghiệp đóng góp kinh phí cho đào tạo rất phổ biến, thậm chí là bắt buộc ở một số nước nếu doanh nghiệp muốn sử dụng lao
động đã qua đào tạo. Mức độ hợp tác hỗ trợ về tài chính giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực trình độ đại học tuỳ thuộc quy định của từng quốc gia và khả năng tài chính cũng như nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp. Căn cứ nhu cầu sử dụng lao động của mình, doanh nghiệp đặt hàng với nhà trường và chi trả
toàn bộ kinh phí đào tạo cho nhà trường. Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc cho doanh nghiệp, việc tuyển sinh có thể do nhà trường thực hiện hoặc do doanh nghiệp tuyển người và gửi đến trường để học tập.
- Hợp tác về trao đổi thông tin
Hợp tác về trao đổi thông tin tức là phải thiết lập các kênh thông tin giữa nhà trường và doanh nghiệp. Các thông tin về nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp về
số lượng, chất lượng lao động cũng như ngành nghềđào tạo là một trong những căn cứ để các trường xác định qui mô, cơ cấu đào tạo, nội dung đào tạo. Đồng thời, các trường cũng dựa vào các thông tin phản hồi của doanh nghiệp khi sử dụng lao động
được đào tạo bởi nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp chương trình đào tạo cũng như kịp thời cải tạo nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo của nhà trường với mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo [25].