Mở rộng hiểu biết vể hoạt động kinh doanh và rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán TS phạm trung kiên (Trang 79 - 80)

KTV sẽ vận dụng những kỹ thuật khác nhau để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng và rủi ro có liên quan. Với sự phát triển của hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, nhiều hoạt động sẽ được hồn thành thơng qua sự giám sàt bằng những ấn bản tài chính (báo điện tử hoặc báo truyền thống), uỷ ban chứng khoán, phân tich của nhà đầu cơ, hệ thống quản lý hoạt động của bản thân công ty cũng như bằng cách sử dụng những trung tâm xử lý điện tử và nhũ’ng nguồn thông tin trực tuyến khác về công ty. KTV phải hiểu biết về chiến lược mà ban quản trị đang thự c hiện trẽn thị írường kể cả những ảnh hướng tiềm tàng của chiến lược ấy tới hoạt động của công ty.

Những nguồn thông tin điện tử mà KTV có thế sử dụng thường gồm các trang web trên mạng internet, hệ thống quản lý sự hiểu biết về khách hàng, xem xét lại các báo cáo của uỷ ban chứng khoán, vvebsỉte của công tỵ, số liệu thống kê kinh té, tạp chí của các tổ chức hoặc hiệp hội kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp,... Ngồi ra, KTV có thể khai thác từ những nguồn khác như kết quả phòng vấn ban quản trị, tài liệu của các KTV khác, xem xét lại giấy làm việc của KTV tiền nhiệm, quan sát hoạt động và tài sản của khách hàng, xem xét iại tmng tâm xử lý dữ liệu, xem xét khế ước nợ quan trọng và báo cáo của ban giám đốc, xem xét lại các chinh sách quản lý và nhiệm vụ pháp !ỷ của công ty khách hàng,... Thông qua những cách thức trên, KTV có thể thu thập vả mở rộng hơn những hiểu biết về ngành, lĩnh vực kinh doanh của công ty khách hàng, về công ty khách hàng, thông tin về hệ thống kế toán, những yêu cầu phải thực hiện,... về hành động của các đối thủ cạnh tranh đối với cống ty khách hảng.

KTV phải hiểu được những q trình kinh doanh chính của công ty khách hàng. Mỗi cơng ty có một vài quy írỉnh then chốt, giúp cho cơng ty có được lợt thế cạnh tranh đối

với các công ty khác (đôi khi quy trình then chốt tạo ra những bát lợi). KTV nên thu thập đầy đủ thông tin để hiểu những quy trình chính, những yếu íố của ngành ảnh hưởng tới quy trình chính, cách thức nhà quản lý giám sát quỵ trình ấy cùng những ảnh hường về tài chinh và hoạt động tiềm tàng liên quan tới quy trình chính.

Mỗi cơng ty kiểm tốn có cách tiếp cận ít nhiều khác nhau để đo lường rủi ro và thực hiện. Một số nội dung chính trong quy trình thực hiện mà KTV thường thực hiện gồm các bước sau :

™ Hiểu những lợi thế chiến lược cùa công ty khách hàng;

- Hiểu những rủi ro đe doạ tới các mục tiêu của công ty khách hàng:

- Hiểu những quy trinh chỉnh, náng iực có ỉiẽn quan cần thiết để nhận diện được ỉựi thế chiến lược cùa công tỵ khách hàng,

- Đo lường và đánh giá hoạt động cúa các quy trình;

- Ghi chép iạí những hiểu biết về khả năng của công tỵ khách hàng nhằm sáng tạo ra giá trị và tạo ra dòng tiền trong tương lai qua sử dụng mị hình kinh doanh của khách hàng, phân tích các quy trinh, các chỉ số về hoạt động chính vả dữ liệu về rủi ro kinh doanh.

KTV cần xác định mối liên hệ giữa những phát hiện kiểm toán với việc thiết kế các trắc nghiệm kiểm toán. Theo sơ đồ 4.1, KTV sẽ sử dụng hai thủ tục sau đâỵ nhằm xác định mối liên hệ trên;

- Sử dụng hiểu biết về hoạt động kinh doanh để phát triển kỳ vọng về những cơ sờ dẫn liệu báo cáo tài chính chủ yếu;

- So sánh kết quả tài chính với kỳ vọng tương ứng và thiết kế những trắc nghiệm kiểm toán bổ sung để xác định khoảng cách giữa kỳ vọng và kết quả đã báo cáo.

Những quá trình kinh doanh chủ yếu sẽ phụ thuộc vào mỗi ngành và mỏi cõng ty hoạt động trong một ngành xác định. KTV nên ghi chép lại q trình kinh doanh chính, những mối đe doạ tới khách hàng và những chiến lược mà công ty khách hảng vận dụng để xác định rủi ro. Quá trình được sử dụng để nhận điện và ghi chép những rủi ro mang tính hệ thống, có vai trị quan trọng. Thực tế, nhiều cơng ty kiểm tốn s ử dụng phần mềm máy tính và hệ thống bảng tinh để trợ giúp KTV thực hiện phân tic h những vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình kiểm toán TS phạm trung kiên (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)