7. Kết cấu của luận văn
1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ phi tín dụng của 1 số Ngân hàng
1.5.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt
Nam (Vietcombank)
Với lợi thế về công nghệ, Vietcombank cũng đã đi trƣớc các ngân hàng khác khi chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 (tháng 5/2002), thúc đẩy phát triển các ngân hàng tự động (Auto Bank). Đây cũng là cơ sở để Vietcombank tiếp tục phát triển hàng loạt các sản phẩm giá trị gia tăng khác nhƣ “VCB Cyber Bill Payment”. Từ thành công trên thị trƣờng thẻ nội địa, Vietcombank đã kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nƣớc phát triển những sản phẩm thẻ liên kết nhƣ Bông Sen Vàng, MTV, Connect Visa…; hỗ trợ Ngân hàng Ngoại thƣơng Lào (BCEL) triển khai thành cơng hệ thống thanh tốn thẻ quốc tế kết nối qua Vietcombank. Bên cạnh đó, Vietcombank cũng là ngân hàng chủ lực trong một liên minh thẻ với hơn 20 NHTMCP trong nƣớc tham gia, hình thành nên một hệ thống ATM, các điểm thanh toán thẻ (POS) dùng chung, vừa đem lại những tiện lợi cho khách hàng và ngân hàng, đồng thời mang lại lợi ích to lớn cho cả nền kinh tế. Vietcombank hiện là ngân hàng duy nhất ở Việt Nam phát hành và làm đại lý thanh toán cho cả 5 tổ chức thẻ tín dụng lớn nhất thế giới (Visa, Master, Amex, JCB, Dinners Clup), đồng thời hỗ trợ các NHTMCP trong nƣớc trở thành thành viên phụ cho các tổ chức thẻ quốc tế. NHNN cũng đã cho phép Visa và các ngân hàng thành viên triển khai mạng thanh tốn nội địa liên ngân hàng, theo đó, Vietcombank làm ngân hàng thanh tốn bù trừ cho tất cả các ngân hàng ở Việt Nam. Với việc thực hiện thành công đề án tái cơ cấu, Vietcombank đã thay đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng hiện đại thích ứng nhanh; cải thiện và minh bạch hố tình hình tài chính để trở thành một NHTM có tiềm lực tài chính lớn nhất tại Việt Nam.