Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 59 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam

2.2.4. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng:

2.3.4.1. Tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng so với tổng thu nhập

(Nguồn: Báo cáo tổng kết SPDV của Agribank giai đoạn 2010 – 2013) [13]

Qua phân tích cơ cấu thu nhập của Agribank trên biểu đồ 2.4, có thể nhận thấy Agribank chƣa xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ, từ đó tập trung phát triển mạnh mẽ hoạt động dịch vụ. Kết quả tỷ lệ thu dịch vụ phi tín dụng của Agribank trong giai đoạn từ 2010 – 2013 suy giảm mạnh và chỉ dao động hơn 8% trong giai đoạn từ 2011 – 2013. Tỷ trọng này vẫn còn thấp so với tỷ trọng thu từ hoạt động tín dụng (thu nhập lãi cho vay chiếm trên 90% tổng thu nhập từ các hoạt động). Nguyên nhân là do sự suy giảm thu nhập từ những dịch vụ phi tín dụng truyền thống đã từng là thế mạnh của Agribank nhƣ dịch vụ thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối…Trong khi đó, theo số liệu báo cáo của Goldman Sachs đối với tỷ trọng thu từ dịch vụ so với lợi nhuận từ hoạt động của NHTM ở các nƣớc gồm:

Hongkong, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, trung bình các ngân hàng này duy trì tỷ trọng thu phí dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động là 30%. Với thu nhập lãi thuần chiếm trên 90% trong những năm qua thể hiện lợi nhuận của Agribank phụ thuộc chủ yếu vào kết quả hoạt động tín dụng. Một khi hoạt động tín dụng bị thu hẹp sẽ tác động xấu đến thu nhập của ngân hàng. Hơn nữa, ngày nay trong điều kiện thị trƣờng ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có q nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh, chính vì vậy Agirbank cần đẩy nhanh phát triển dịch vụ phi tín dụng để gia tăng nguồn thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của mình.

2.3.4.2. Cơ cấu theo thu nhập từng dịch vụ phi tín dụng

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp thu nhập dịch vụ phi tín dụng của Agribank giai đoạn 2010 – 2013 Đvt: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tăng/Giảm 2013/2010 (%)

Thu từ DV thanh toán trong nƣớc 640 784 845 1.014 58,44 Thu từ DV thanh toán quốc tế 447 597 392 406 -9,17 Thu từ DV kinh doanh ngoại tệ 517 593 450 332 -35,78

Thu từ DV thẻ 175 197 233 278 58,86

Thu từ DV khác 296 374 384 401 35,47

Doanh thu phí DV tồn hệ thống 2.075 2.545 2.304 2.431 17.16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết SPDV của Agribank giai đoạn 2010 – 2013) [13]

Bảng 2.11 cho thấy trong các dịch vụ phi tín dụng của Agribank thì dịch vụ thanh tốn trong nƣớc có mức phí thu đƣợc tăng trƣởng đều qua các năm từ 2010 – 2013, cụ thể năm 2010 đạt 640 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã đạt 1,014 tỷ đồng, tăng 58,44% so với năm 2010. Bên cạnh đó thu từ DV khác bao gồm các dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ Ngân quỹ và quản lý tiền tệ, dịch vụ liên kết Ngân hàng – Bảo hiểm…có tổng số phí dịch vụ thu đƣợc tăng trƣởng tốt qua các năm, năm 2013 đạt 401 tỷ đồng, tăng 35,47% so với năm 2010. Thu từ dịch vụ thẻ tuy có tăng trƣởng

từ năm 2010 – 2013 nhƣng thu nhập đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với vị trí dẫn đầu về số lƣợng thẻ phát hành và hệ thống máy ATM và EDC của Agribank. Điều này có thể giải thích bởi 1 phần do các sản phẩm thẻ, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế….của Agribank chƣa thực sự hấp dẫn và áp lực cạnh tranh từ các Ngân hàng TM khác với danh mục các sản phẩm đa dạng, chính sách phí ƣu đãi và cạnh tranh hơn. Ngƣợc lại thì các sản phẩm thanh tốn quốc tế và kinh doanh ngoại tệ vốn đã từng có doanh thu tốt trong tổng thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank lại suy giảm mạnh. Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2011 đạt 597 tỷ đồng thì sang năm 2013 giảm 31,99% cịn 406 tỷ đồng. Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ năm 2011 đạt 593 tỷ đồng nhƣng đến năm 2013 giảm còn 332 tỷ đồng, tỷ lệ giảm là 44,01%.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết SPDV của Agribank giai đoạn 2010 – 2013) [13]

Biểu đồ 2.6 cho thấy tỷ lệ thu phí dịch vụ phi tín dụng bình qn của Agribank chủ yếu đến từ nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nƣớc, chiếm hơn 30% tổng thu nhập thu từ dịch vụ phi tín dụng, đóng vai trị chủ đạo và là dịch vụ thế mạnh của Agribank. Thời gian quan Agribank đã đƣa ra có SPDV mới với chất lƣợng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhƣ dịch vụ thu ngân sách nhà nƣớc, nhờ thu tự động, kết nối thanh toán với khách hàng, chuyển nhận tiền nhiều nơi (Agri-Pay),

dịch vụ thanh tốn đơn hàng Vietpay… Ngồi ra cùng với mạng lƣới rộng khắp của Agribank trên 63 tỉnh thành phố đã góp phần thúc đẩy dịch vụ thanh toán trong nƣớc phát triển. Các mảng dịch vụ phi tín dụng truyền thống khác nhƣ thanh tốn quốc tế, kinh doanh ngoại tệ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập tƣơng ứng với khoảng 20%. Về mảng dịch vụ thẻ, tuy Agribank đứng thứ 2 thị trƣờng về số lƣợng thẻ phát hành và dẫn đầu về số lƣợng máy ATM nhƣng thu nhập và hiệu quả đem về từ hoạt động thẻ chƣa cao, chƣa tận dụng đƣợc hết thế mạnh về số lƣợng và mạng lƣới của toàn hệ thống nên doanh thu từ dịch vụ thẻ chỉ chiếm khiêm tốn khoảng 9% trong tổng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng. Nguyên nhân là do những tiện ích đi kèm để thu hút phí dịch vụ của Agribank cịn nghèo nàn so với các NHTM khác nhƣ các tiện ích thanh tốn bằng thẻ, thanh toán trực tiếp trên máy ATM…nên khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu với mục đích là rút tiền mặt.

2.3.4.3. Cơ cấu theo thu nhập của dịch vụ phi tín dụng theo khu vực, vùng miền

Agribank phân chia toàn hệ thống cả nƣớc theo 10 khu vực vùng miền. Doanh thu phí dịch vụ phi tín dụng của các khu vực vùng miền trong giai đoạn từ 2010 – 2013 đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu dƣới đây.

Bảng 2.12: Doanh thu phí dịch vụ phi tín dụng theo khu vực, vùng miền của Agribank giai đoạn 2010 – 2013

Đvt: Tỷ đồng TT Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 Tăng trƣởng 2013/2010 (%)

1 Miền núi - Biên giới 97 135 152 173 78,35

2 Trung du Bắc Bộ 109 143 134 147 34,86

3 Thành phố Hà Nội 475 506 425 418 -12,00

4 Đồng bằng sông Hồng 196 239 256 277 41,33

5 Khu 4 cũ 122 163 157 169 38,52

6 Duyên hải miền Trung 117 144 165 159 35,90

7 Tây Nguyên 75 106 141 146 94,67 8 Thành phố Hồ Chí Minh 319 332 258 264 -17,24 9 Đông Nam Bộ 121 164 170 186 53,72 10 Tây Nam Bộ 132 180 207 235 78,03 Tổng doanh thu phí dịch vụ 10 khu vực 1.763 2.112 2.065 2.174 23,31 11 Trụ Sở Chính 312 433 239 257 -17,63 Tổng doanh thu phí dịch vụ PTD 2.075 2.545 2.304 2.431 17,16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết SPDV của Agribank giai đoạn 2010 – 2013) [13]

Bảng số liệu 2.12 cho thấy doanh thu phí dịch vụ giữa các khu vực của Agribank không đồng đều, khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mặc dù là 02 khu vực có kết quả doanh thu phí dịch vụ lớn nhất nhƣng khơng ổn định và có sự giảm sút trong 2 năm trở lại đây từ 2012 – 2013, so với năm 2010 thì Hà Nội giảm 12%, TP. Hồ Chí Minh giảm 17,24%. Trong cơ cấu thu dịch vụ của 2 khu vực này thì các dịch vụ kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng lớn nên sự sụt giảm

là thế mạnh này.

Các khu vực cịn lại có quy mơ doanh thu phí dịch vụ thấp hơn so với hai khu vực trên tuy nhiên tính ổn định nguồn thu cao do các chi nhánh đã phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán trong nƣớc, thẻ Mobile Banking, bảo hiểm. Các chi nhánh trong cùng một khu vực thƣờng có quy mơ phát triển đồng đều, ngoại trừ một số chi nhánh có doanh thu phí dịch vụ cao vƣợt trội. Qua bảng số liệu trên có thể thấy khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ có mức tăng trƣởng cao vƣợt trội từ 70% đến trên 90% so với năm 2010.

2.3. Đánh giá kết quả phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam giai đoạn năm 2010-2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)