5. Bố cục của luận văn
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp. Thông tin thứ cấp là các tài liệu, số liệu đã qua phân tích, tổng hợp của các tổ chức hoặc cá nhân. Các tài liệu này thường được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng như các sách, báo, tạp chí, truyền hình, mạng Internet hoặc là các báo cáo, số liệu ghi chép của các tổ chức, cơ quan.
- Các tài liệu về cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thu thập từ các nguồn trong nước và quốc tế trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách, báo và mạng Internet.
- Các tài liệu về kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương trong nước cũng thu thập từ các nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các tài liệu về cơ cấu kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuyên Quang được thu thập từ số liệu của Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang và báo cáo của các sở, ngành có liên quan trên địa bàn tỉnh như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Sở Cơng thương; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc nhà nước Tuyên Quang; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, v.v…
2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin.
31
- Đối với các tài liệu là văn bản: Các tài liệu này được sắp xếp theo từng chuyên đề nghiên cứu của đề tài để tổng hợp, phân tích và đưa ra những nhận xét, đánh giá, kết luận đối với từng chuyên đề.
- Đối với các tài liệu là số liệu: Toàn bộ số liệu thu thập được phân loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu và nhập vào phần mềm Excel trên máy tính để tính tốn, phân tích và tìm ra những kết quả cần thiết.
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đối với các tài liệu là văn bản, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính; đối với các tài liệu là số liệu, đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng. Bên cạnh 2 phương pháp này đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia.
2.2.3.1. Phương pháp phân tích định tính
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để xử lý, phân tích các tài liệu văn bản. Trong đề tài này, phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết được dùng để:
- Phân tích các lý thuyết liên quan đến chủ đề cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tìm ra các thành tựu lý thuyết đã đạt được trong lĩnh vực này, sau đó tổng hợp các thành tựu đó, tìm ra các điểm thiếu sót, bổ sung tài liệu để hồn chỉnh lý thuyết và sử dụng làm khung lý thuyết nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích các bài viết của các tổ chức, cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước, các sở, ban, ngành, đồn thể… có liên quan tới chủ đề cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuyên Quang để rút ra những luận điểm chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, từ đó đi đến những kết luận, đánh giá xác đáng.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích định lượng
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích định lượng. Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu nhập xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Trong đề tài, tác giả sử các phương
32
pháp thống kê mô tả cụ thể như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, chỉ số phát triển, so sánh tương quan. Các phương pháp điển hình bao gồm:
- Số trung bình:
Trong đó y là giá trị trung bình của biến số cần xem xét; y1, y2, …, yn là các giá trị mà biến số đã nhận; n là số giá trị mà biến số đã nhận.
- Tỷ lệ cơ cấu:
Trong đó: y1, y2, …, yn là giá trị cụ thể của các bộ phận cấu thành của một chỉnh thể; n là số bộ phận cấu thành; j là số thứ tự của bộ phận cấu thành (j=1 đến n); yj là giá trị của bộ phận cấu thành thứ j; cj là cơ cấu tính theo tỷ lệ % của bộ phận cấu thành thứ j.
- Chỉ số tăng trưởng giữa hai thời kỳ:
GR =
y1 - y0
x 100% y0
Trong đó: y0 và y1 lần lượt là các giá trị nhận được của cùng một biến số y trong hai kỳ liên tiếp: y0 là kỳ gốc, y1 là kỳ hiện hành; GR là chỉ số tăng trưởng.
- Chỉ số tăng trưởng bình qn của nhiều kỳ liên tiếp:
Trong đó: GR là chỉ số tăng trưởng bình quân trong nhiều kỳ liên tiếp; n là số thời kỳ; yn là giá trị của biến số y trong kỳ cuối cùng, y1 là giá trị của biến số y trong kỳ gốc.