Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 89 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Tuyên Quang

3.3.1. Các nhân tố khách quan

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm đồi núi, rừng và khí hậu của tỉnh Tun Quang giúp cho tỉnh có lợi thế trong việc phát triển một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hết sức phong phú, đa phân ngành, cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Trong từng phân ngành lại có thể có cơ cấu đa dạng hóa rất cao. Ví dụ, về trồng trọt có thể trồng cả cây lương thực lẫn cây cơng nghiệp, cây ăn quả, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị thương phẩm cao; hoặc ngành chăn ni có lợi thế đặc biệt về cả về chăn nuôi đại gia sức lẫn chăn nuôi gia cầm. Tun Quang có diện tích đất nơng lâm nghiệp lớn; điều kiện đất đai màu mỡ, tưới tiêu tự chảy, cùng với khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Tỉnh đã quy hoạch vùng chè nguyên liệu 9.000 ha, vùng mía nguyên liệu trên 18.500 ha, vùng cam 8.500 ha, vùng nguyên liệu giấy 130.000 ha, vùng lạc 4.200 ha. Chăn nuôi trâu và thủy sản phát triển là cơ sở tốt cho chế biến sản phẩm nơng sản. Đây chính là một lợi thế lớn để đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

80

cũng tạo cho Tuyên Quang một tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn, đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Với nguồn tài nguyên quý giá nước khoáng Mỹ Lâm nổi tiếng là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh có trên 44.000 ha rừng đặc dụng và trên 120.000 ha rừng phòng hộ với nhiều thảm thực vật nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi ven hồ, các thác nước đẹp, bản làng nguyên sơ là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Tuyên Quang là một yếu tố ảnh hưởng rất thuận lợi đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành dịch vụ.

Đặc điểm có nhiều tài ngun, khống sản và có nhiều rừng của Tuyên Qaung cũng ảnh hưởng tới việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế cơng nghiệp một cách tích cực sang nhiều phân ngành khác nhau như khai khoáng, điện năng, chế biến lâm sản, sản xuất giấy… Tỉnh có tiềm năng lớn để hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp. Hiện nay, Khu cơng nghiệp Long Bình An đã được đưa vào sử dụng với diện tích 170 ha. Khu cơng nghiệp Sơn Nam với diện tích 150 ha, cách Sân bay quốc tế Nội Bài là khoảng 60 km. Đây chính là một lợi thế lớn để đa dạng hóa và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cơng nghiệp.

Tuy nhiên, vị trí địa lý có tính chất “vùng đất giữa” của Tun Quang, khơng có cảng biển, khơng có cửa khẩu, chưa có đường sắt, chưa có đường cao tốc, cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của Miền Bắc là Thủ đơ Hà Nội và cách cảng Hải Phịng khá xa. Điều này làm hạn chế rất nhiều các hoạt động đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa xuất nhập khẩu hàng hóa và do đó hạn chế rất nhiều đến thu hút đầu tư, đến sức cầu của các địa phương khác đối với hàng hóa sản xuất tại Tuyên Quang, gây hạn chế rất lớn đến phát triển thị trường và liên kết kinh tế, thu hút đầu tư từ bên ngồi tỉnh, phát triển các loại hình dịch vụ nên hạn chế rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu công nghiệp và dịch vụ.

3.3.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội bên trong tỉnh

Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, Tuyên Quang vinh dự là Thủ đơ kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương của Việt Nam đặt trụ sở làm

81

việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hồn tồn, với trên 500 di tích lịch sử cách mạng là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch lịch sử cách mạng.

Tuyên Quang còn là điểm dừng chân của khách bộ hành vì vậy có thể kết hợp với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang… hình thành các tour du lịch liên tỉnh qua các địa danh như: Núi Cốc, Đền Hùng, Tam Đảo, Tân Trào, Suối khoáng Mỹ Lâm. Phát triển du lịch tổng hợp đáp ứng nhu cầu đồng bào trong nước và khách nước nước ngoài trở về với cội nguồn cách mạng thì khơng những có ý nghĩa chính trị mà cịn phát triển kinh tế dịch vụ du lịch cho tỉnh. Tiềm năng du lịch là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch và các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ du lịch. Đây chính là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch nói riêng và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp - công nghiệp - dịch vụ nói chung.

Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào, có xu hướng tăng dần qua các năm và đang ở giai đoạn phát triển cao trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động tuổi từ 15-60 chiếm 64,3% tổng dân số; đa số có sức khoẻ tốt, cần cù, năng động, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014, chiếm 39,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 23,20%. Đặc điểm về nguồn nhân lực tạo cho tỉnh có lợi thế trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Tuy nhiên, xuất phát điểm kinh tế của Tuyên Quang rất thấp, nền kinh tế vẫn cịn rất nặng về nơng nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu; cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu; dân số tương đối ít và phân bố thưa thớt với thu nhập rất thấp, trình độ dân trí thấp; thiếu vốn đầu tư… Cơ sở hạ tầng của Tuyên Quang tuy đã hình thành nhưng so với những địa phương khác như Phú Thọ hay Thái Ngun thì cịn rất thiếu và yếu, đặc biệt là về hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở Tuyên Quang do đó sẽ là yếu tố gây khó khăn, cản trở cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

3.3.1.3. Các nhân tố bên ngồi tỉnh

Bất lợi về vị trí địa lý cùng với xuất phát điểm kinh tế thấp kém và cơ sở hạ tầng còn yếu đã dẫn đến các đối tác kinh tế ở các địa phương khác trong nước và

82

các nhà đầu tư nước ngồi ít quan tâm đến Tuyên Quang khiến cho tỉnh rất khó thiết lập các mối quan hệ liên kết kinh tế với các tỉnh khác, khó thu hút vốn đầu tư. Ví dụ, về phát triển doanh nghiệp, Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hết năm 2017, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ là 1.352 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 12.716,20 tỷ đồng (bao gồm 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và 179 chi nhánh, 39 văn phòng đại diện, 404 địa điểm kinh doanh. Thêm vào đó, mặc dù trong những năm gần đây, Tuyên Quang đã xuất hiện những doanh nghiệp lớn nhưng chưa có sức lan tỏa, tạo động lực “đẩy - kéo” trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017 số doanh nghiệp đăng ký vốn dưới 10 tỷ đồng là 1.232 doanh nghiệp, chiếm trên 91% tổng số doanh nghiệp của toàn tỉnh. Số doanh nghiệp đăng ký vốn trên 10 tỷ đồng là 104 doanh nghiệp, còn lại là các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp Nhà nước không đăng ký vốn. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh ta có quy mơ nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình. Hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp này là trình độ cơng nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh yếu, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)