Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 47 - 50)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang

3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Dân số và đơn vị hành chính

Dân số trung bình của Tuyên Quang là 787.148 người; mật độ dân số 134 người/km2; trên địa bàn tỉnh có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 46%, Tày 26%, Dao 13%, Sán Cháy 8%, còn lại là các dân tộc khác. Về đơn vị hành chính, tồn tỉnh có 1 thành phố, 6 huyện được chia ra thành 138 xã, phường, thị trấn.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Về cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, với nhiều dự án được triển khai thực hiện. Tỉnh phối hợp với bộ, ngành Trung ương triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc kết nối Tuyên Quang với cao tốc

38

Nội Bài - Lào Cai theo hình thức (BOT); xây dựng cầu Tình Húc, đường dọc 2 bờ sơng Lơ, thành phố Tun Quang; hồn thành xây dựng cầu Bình Ca; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức (BT), gồm: Dự án đường Lý Thái Tổ; Khu Liên hợp thể thao tỉnh giai đoạn 1; đường trục phát triển đô thị từ thành phố Tuyên Quang đi trung tâm huyện Yên Sơn (km14, Quốc lộ 2); cải tạo, nâng cấp đường Phạm Văn Đồng (TP Tuyên Quang)...

Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được tăng cường đáng kể, nhất là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, thủy lợi. Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển hài hòa hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu nâng cao dân trí; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được nâng lên; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Lao động, việc làm, đảm bảo an sinh xã hội.

3.1.2.3. Kinh tế

Về kinh tế, trong những năm vừa qua, Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Năm 2018, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (giá so sánh 2010), đạt 8,04%; năm 2019 mức tăng GRDP đạt 7,4%; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2019 đạt 39 triệu đồng/người/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 14.500 tỷ đồng, đạt 102%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) 8.054,7 tỷ đồng, đạt 100%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.896,9 tỷ đồng, đạt 104,1%; thu hút 1.712 nghìn lượt khách du lịch, đạt 102,2% kế hoạch năm. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 36 triệu đồng/người/năm... Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (dịch vụ chiếm 44,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 30,2%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25,5%); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.100 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 104 triệu USD.

Trong phát triển công nghiệp, tỉnh và các cơ quan chức năng đã chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh và thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó

39

khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất như tổ chức làm việc với Công ty Thủy điện Tuyên Quang, Công ty Xăng dầu Tuyên Quang và Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Yên Sơn, Thủy điện sông Lô 7, Nhà máy chế biến gỗ Tuyên Quang; thành lập cụm công nghiệp Tân Thành (Hàm Yên), điều chỉnh quy mô cụm công nghiệp An Thịnh (Chiêm Hóa). Một số sản phẩm chủ yếu tăng khá như điện thương phẩm, kaolin, bột Fenspat, giấy xuất khẩu...

Trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nơng thơn mới và phát triển du lịch đã có nhiều khởi sắc, gắn hoạt động du lịch với phát huy lợi thế về nông nghiệp, lễ hội đặc sắc của địa phương. Tỉnh đã thực hiện các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nơng thơn mới. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, bê tơng hóa đường giao thơng nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thơn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khn viên và một số cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn theo Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh đã tạo động lực mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới.

Kinh tế du lịch đã khơi dậy lợi thế của từng địa phương, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Ngồi việc tổ chức có hiệu quả các lễ hội, các di tích lịch sử và danh thắng, Tuyên Quang đã gắn kết giữa du lịch với nông nghiệp, du lịch trải nghiệm homestay, bước đầu đã mang lại hiệu quả. Đã hình thành các điểm du lịch homestay tại các huyện, thành phố; tổ chức trọng thể Lễ Cơng bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Tân Trào đến năm 2030; tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình. Nhiều sản phẩm nông nghiệp được du khách ưa chuộng như cá đặc sản lòng hồ sinh thái Na Hang, Lâm Bình; cá chép ruộng, rau sạch xã Hồng Thái (Na Hang), Lăng Can (Lâm Bình); hồng ngâm khơng hạt Xn Vân (Yên Sơn), mật ong Tuyên Quang... Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tiêu biểu là Công ty cổ phần Cam sành Hàm Yên đang triển khai hệ thống dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ cam như nước ép cam, tinh dầu cam, xà phòng cam, kẹo cam... sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn

40

cho du khách. Năm 2018, doanh thu xã hội về du lịch 1.504 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2017.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở các địa phương trong tỉnh, phục dựng lại các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số như: Lễ Cấp sắc của dân tộc Dao Đỏ, xã Bình Phú (Chiêm Hóa); Lễ hội Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, xã Hồng Quang (Chiêm Hóa);… Tuyên Quang có nhiều điều kiện để phát triển tốt các loại hình du lịch, như Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào, Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Bình, Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, Khu du lịch suối khống Mỹ Lâm với nguồn suối khống nóng độc đáo cho du lịch nghỉ dưỡng,… và một số hoạt động văn hóa khác, như Lễ hội Thành Tuyên với quy mô lớn, cách thức tổ chức chuyên nghiệp gắn kết với sự kiện văn hóa cấp tỉnh, tồn quốc cùng nhiều hoạt động đặc sắc; mơ hình trung thu tại Lễ hội được Tổ chức UNESCO ghi nhận kỷ lục thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)