Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 47)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích tự nhiên là 5.867,3 km2,nằm giữa Đông Bắc và Tây Bắc của Việt Nam. Tại phía đơng, Tun Quang giáp các tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía bắc giáp các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng; phía tây giáp tỉnh Yên Bái; và phía nam giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Tỉnh lỵ là TP. Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 165 km, cách sân bay Nội Bài 130 km.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sơng suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sơng. Có thể chia Tun Quang thành 3 vùng địa hình sau: (1) vùng núi phía Bắc tỉnh gồm các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm n và phía Bắc huyện Yên Sơn, độ cao phổ biến từ 200 – 600 m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, (2) vùng đồi núi giữa tỉnh gồm: phía Nam huyện Yên Sơn, thị xã Tuyên Quang và phía Bắc huyện Sơn Dương, độ cao trung bình dưới 500 m và hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dưới 250, (3) vùng đồi núi phía Nam tỉnh là vùng thuộc phía Nam huyện Sơn Dương, mang đặc điểm địa hình trung du.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu tỉnh Tuyên Quang có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh - khô hanh và mùa hè. Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,4oC; lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.295 - 2.266 mm; độ ẩm bình qn năm là 85%. Khí hậu Tun Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn.

3.1.1.4. Thủy văn

36

sinh thái và phục vụ sản xuất, đời sống, còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển thủy điện. Có các sơng lớn trong đó, Sơng Lơ, chảy qua tỉnh dài 145 km, lưu lượng lớn nhất 11.700 m3/giây. Sông Gâm, chảy qua tỉnh dài 170 km, có khả năng vận tải đường thủy, nối các huyện Na Hang, Chiêm Hóa với tỉnh lỵ; sơng Phó Đáy, chảy trên địa phận Tuyên Quang dài 84 km. Mạng lưới sơng ngịi của tỉnh tương đối dày với mật độ 0.9km/km² và phân bố đồng đều. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nước thủy lợi tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua được đầu tư cơ bản hoàn thiện nên hàng năm hầu như không chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 5.867,3 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là 81.633 ha, chiếm 13,91%, diện tích đất lâm nghiệp là 446.641 ha chiếm 76,12%. Do điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều làm lớp vỏ phong hóa của đất Tuyên Quang tương đối dày, cộng với thảm thực vật cịn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thối hóa của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngồi ra cịn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không được bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lượng tương đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích rừng Tuyên Quang có khoảng 357.354 ha, trong đó rừng tự nhiên là 287.606 ha và rừng trồng là 69.737 ha. Độ che phủ của rừng đạt trên 51%. Rừng tự nhiên đại bộ phận giữ vai trò phòng hộ 213.849 ha, chiếm 74,4% diện tích rừng hiện có. Rừng đặc dụng 44.840 ha, chiếm 15,6%, còn lại là rừng sản xuất 28.917 ha, chiếm 10,05%.

37

Có thể nói, về cơ bản rừng tự nhiên Tun Quang có trữ lượng gỗ cịn rất thấp, việc hạn chế khai thác lâm sản sẽ hợp với thực trạng tài nguyên rừng. Tuy nhiên, Tuyên Quang vẫn còn hơn 15.378 ha rừng tre, nứa tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng có 44.057 ha rừng trồng cho mục đích sản xuất với các loại như: thơng, mỡ, bạch đàn, keo, bồ đề… Tuyên Quang có khả năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đồng thời phát triển rừng trên diện tích đồi, núi chưa sử dụng khoảng 120.965 ha.

3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Tun Quang có nguồn tài ngun khống sản đa dạng, phong phú, trong đó các loại khống sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu vực có nhiều loại khống sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, Vonfram... thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khống sản, cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tuyên Quang có nhiều loại khoáng sản khác nhau nhưng phần lớn có quy mơ nhỏ, phân tán, khó khăn trong việc khai thác. Đến nay đã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương, trữ lượng cả quặng và quặng sa khống khoảng 28.800 tấn; barit có 24 điểm thuộc nhiều huyện, trữ lượng trên 2 triệu tấn; mănggan trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn; đá vôi ước lượng hàng tỷ m³; ăngtimon trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn, là loại khống sản q phục vụ cho cơng nghiệp hóa chất, chế tạo máy.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)