Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 52)

5. Bố cục của luận văn

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

tỉnh Tuyên Quang

3.1.3.1. Thuận lợi

Tun Quang có diện tích đất nơng lâm nghiệp lớn; điều kiện đất đai màu mỡ, tưới tiêu tự chảy, cùng với khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp. Tỉnh đã quy hoạch vùng chè nguyên liệu 9.000 ha, vùng mía nguyên liệu trên 18.500 ha, vùng cam 8.500 ha, vùng nguyên liệu giấy 130.000 ha, vùng lạc 4.200 ha. Chăn nuôi trâu và thủy sản phát triển là cơ sở tốt cho chế biến sản phẩm nông sản. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nơng lâm thủy sản.

Vị trí địa lý, địa hình, tài ngun, thiên nhiên, lịch sử văn hóa và con người đã tạo cho Tuyên Quang tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn, đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Với nguồn tài nguyên quý giá nước khoáng Mỹ Lâm nổi tiếng là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh có trên 44.000 ha rừng đặc dụng và trên 120.000 ha rừng phòng hộ với nhiều thảm thực vật nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi ven hồ, các thác nước đẹp, bản làng nguyên sơ là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch sinh thái. Tuyên Quang là vùng đất có

41

truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, Tuyên Quang vinh dự là Thủ đô kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương của Việt Nam đặt trụ sở làm việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, với trên 500 di tích lịch sử cách mạng là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch lịch sử cách mạng.

Tuyên Quang còn là điểm dừng chân của khách bộ hành vì vậy có thể kết hợp với Thủ đơ Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang… hình thành các tour du lịch liên tỉnh qua các địa danh như: Núi Cốc, Đền Hùng, Tam Đảo, Tân Trào, Suối khoáng Mỹ Lâm. Phát triển du lịch tổng hợp đáp ứng nhu cầu đồng bào trong nước và khách nước nước ngồi trở về với cội nguồn cách mạng thì khơng những có ý nghĩa chính trị mà cịn phát triển kinh tế dịch vụ du lịch cho tỉnh. Tiềm năng du lịch là điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch.

Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào, có xu hướng tăng dần qua các năm và đang ở giai đoạn phát triển cao trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động tuổi từ 15-60 chiếm 64,3% tổng dân số; đa số có sức khoẻ tốt, cần cù, năng động, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014, chiếm 39,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 23,20%. Chính vì vậy, tạo cho tỉnh có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư, cũng như q trình cơng nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển doanh nghiệp.

Tỉnh có tiềm năng lớn để hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp. Hiện nay, Khu cơng nghiệp Long Bình An đã được đưa vào sử dụng với diện tích 170 ha. Khu cơng nghiệp Sơn Nam với diện tích 150 ha, cách Sân bay quốc tế Nội Bài là khoảng 60 km.

3.1.3.2. Khó khăn

- Vị trí địa lý của Tuyên Quang là một “miền đất giữa”, khơng có cảng biển, khơng có cửa khẩu, chưa có đường sắt, chưa có đường cao tốc, cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của Miền Bắc là Thủ đô Hà Nội khá xa. Điều này làm hạn chế rất nhiều các hoạt động đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa và do đó hạn chế rất nhiều đến

42

thu hút đầu tư, đến sức cầu của các địa phương khác đối với hàng hóa sản xuất tại Tuyên Quang, do đó sẽ làm khó khăn đến công tác phát triển doanh nghiệp.

- Là một tỉnh miền núi nghèo với xuất phát điểm kinh tế rất thấp, Tuyên Quang có hạn chế rất lớn trong quá trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa, do đó rất khó thu hút đầu tư và phát triển các ngành cơng nghiệp, dịch vụ có trình độ cơng nghệ cao. Điều này cũng làm hạn chế sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp có trình độ công nghệ cao tại Tuyên Quang.

- Cơ sở hạ tầng của Tuyên Quang tuy đã hình thành nhưng so với những địa phương khác như Phú Thọ hay Thái Ngun thì cịn rất thiếu và yếu, đặc biệt là về hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở Tuyên Quang.

- Về dân cư, nhìn chung dân cư Tun Quang phân bố thưa thớt, trình độ dân trí còn chưa thực sự cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động và do đó sẽ gây khó khăn cho cơng tác phát triển doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)