Số gia súc, gia cầm của tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 64 - 65)

Vật ni Số lượng (con) Tăng bình qn

mỗi năm (%) 2017 2018 2019 Trâu 110.646 103.573 96.546 -6,59 Bò 33.456 35.197 35.580 3,13 Lợn 584.336 596.027 570.866 -1,16 Gia cầm 5.768.510 6.004.690 6.297.860 4,49

Nguồn: Tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017, 2018, 2019

Bảng 3.10 cho biết tình hình chăn ni của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019. Về đại gia súc, Tuyên Quang chủ yếu ni trâu bị, đặc biệt là trâu do lợi thế nhiều núi rừng có thể ni chăn thả tự nhiên. Trong tổng số đầu con trâu bị, bình qn trâu chiếm 3/4, bị chiếm 1/4. Tuy nhiên càng ngày tỷ lệ bò càng tăng, tỷ lệ trâu càng giảm. Năm 2017 có 110.646 con trâu, chiếm 76,78% số lượng tổng trâu bị thì tới năm 2019 chỉ cịn 96.546 con, chiếm 73,01%; tính bình qn mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 số bò giảm đi 6,59%. Trái lại, số bò năm 2017 là 33.456 con, chiếm 23,22% số trâu bò; năm 2019 là 35.580 con, chiếm 26,92% số trâu bị; tính bình qn mỗi năm số lượng bị được chăn ni tăng 3,13%. Có hiện tượng bị tăng dần, trâu giảm dần là do bị có giá trị thương phẩm cao hơn nên người chăn nuôi dịch chuyển dần sang ni bị.

Đối với lợn và gia cầm, số lượng lợn cũng giảm dần qua các năm với mức giảm bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 là 1,16%. Trong khi đó, gia cầm lại tăng lên qua các năm với mức tăng bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 là 4,49%. Đó cũng là do giá trị thương phẩm của gia cầm tăng lên, của

55

lợn giảm xuống nên người chăn nuôi dịch chuyển sản xuất dần dần từ chăn nuôi lợn sang chăn nuôi gia cầm.

Qua xem xét tình hình chăn ni ta cũng thấy cơ cấu phân ngành chăn nuôi của tỉnh Tuyên Quang cũng đang dịch chuyển dần dần theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bên cạnh việc dịch chuyển cơ cấu chăn ni theo hướng CNH-HĐH thì cịn do tác động của các yếu tố khác như đàn trâu giảm đi cũng do việc cơ giới hóa trong ngành nơng nghiệp và thu hẹp của đồng cỏ chăn thả, và năm 2019 bệnh dịch tả lợn Châu phi xảy ra tại 7/7 huyện, thành phố nên ảnh hưởng giảm đàn lợn của tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, xu hướng dịch chuyển sản xuất chăn ni từ trâu sang bị, từ lợn sang gia cầm theo hướng CNH-HĐH vẫn là rõ nét.

3.2.2.4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản

Phát triển ngành thủy sản khơng những mang lại lợi ích kinh tế to lớn (tăng thu nhập, cải thiện đời sống của các hộ nơng dân) mà cịn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tạo ra không gian sinh thái cho việc phát triển ngành du lịch v,v... Tỉnh Tuyên Quang có hồ Thủy điện Na Hang và dịng Sơng Lơ đã được tận dụng đầu tư ni trồng thủy sản theo hình thức và phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ theo hướng sản xuất hàng hóa; sản xuất thành cơng một số giống cá đặc sản có giá trị kinh tế cao (cá lăng chấm, cá chiên) đem lại hiểu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 64 - 65)