Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 103)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đạ

đại hóa Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

Xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để định ra những giải pháp phù hợp, khai thác mọi tiềm năng lợi thế huy động mọi nguồn lực nội tại và thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh việc tăng trưởng, phát triển nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH là việc rất quan trọng. Đối với tỉnh Tuyên Quang, trên cơ sở các điều kiện sẵn có và tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 - 2019, có thể xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2030 như sau:

4.1.2.1. Đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 8%/năm; trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 12-13%, dịch vụ tăng 8-9%, nông lâm nghiệp tăng 4-5%.

94

nghiệp, xây dựng - nơng lâm nghiệp. Giai đoạn này nhóm ngành dịch vụ tiếp tục tăng trưởng nhanh, ngành công nghiệp - xây dựng tốc độ tăng sẽ chậm theo thời gian, và nơng lâm nghiệp có cơ cấu chuyển dịch giảm chậm dần. Tỷ trọng 3 khu vực trong GRDP tỉnh được xác định là: Dịch vụ: 45% - Công nghiệp, Xây dựng: 35% - Nông Lâm nghiệp, Thủy sản: 20%.

- Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (theo giá thực tế) thời kỳ 2020-2025: 60.000 tỷ đồng - 65,000 tỷ đồng.

4.1.2.2. Đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng bình qn tăng khoảng 9%/năm. Trong đó: cơng nghiệp - xây dựng tăng 14%; dịch vụ tăng 9%, nông lâm nghiệp tăng 4%.

- Về cơ cấu kinh tế: ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tiếp tục tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ, giảm công nghiệp - xây dựng và nông lâm nghiệp, thủy sản. tỷ trọng 3 khu vực trong GRDP là: Dịch vụ: 47% - Công nghiệp, Xây dựng: 35% - Nông Lâm nghiệp, thủy sản: 18%.

- Tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội (giá thực tế) thời kỳ 2026 - 2030 khoảng 95.000 tỷ đồng.

4.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025

4.1.3.1. Phương hướng trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nói chung

- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững. Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên, nhiên liệu, nguyên liệu dưới dạng thô sang chế biến để thành sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi mơ hình sản xuất, kinh doanh theo hướng phát triển và thân thiện với môi trường.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo thực hiện q trình “cơng nghiệp hóa sạch”.

- Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH gắn với phát triển xã hội và bảo vệ sinh thái.

95

4.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

- Chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sang sản xuất hàng hóa, sản xuất các loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao, gắn với thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.

- Đẩy mạnh phát triển tiểu vùng chuyên canh, thâm canh các loại cây trồng trên cơ sở áp dụng quy trình cơng nghệ hiện đại. Tiến hành sản xuất đồng bộ, hiện đại và tiên tiến từ khâu gieo trồng, chăm sóc, bảo quản cho đến khâu chế biến. Thực hiện điều tra và quy hoạch các loại đất, trong đó đáng lưu ý là đất sản xuất lương thực, đất có tiềm năng về cây công nghiệp (cam, bưởi, hồng Xuân Vân...) để tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững về nông nghiệp.

- Phát triển mạnh chăn nuôi theo quy mơ lớn, phịng chống dịch bệnh, đảm bảo sản xuất sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng, bảo vệ giữ gìn mơi trường sinh thái.

- Phát huy lợi thế vùng khí hậu nhiệt đới, tiếp tục thực hiện có hiệu quả q trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong phát triển rừng; xây dựng tốt chương trình bảo vệ và phát triển rừng; phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác theo hướng bền vững tài nguyên rừng, vừa đáp ứng nhu cầu về sản phẩm gỗ phục vụ công tác chế biến, tạo sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ,vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, nhất là rừng sinh thái để tạo cảnh quan cho tỉnh Tuyên Quang.

- Đổi mới cơ cấu trong phát triển, nuôi trồng thủy sản theo hướng CNH- HĐH, chuyển mạnh sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao của hàng hóa thủy sản.

- Gắn q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn với phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là dịch vụ nơng nghiệp, đảm bảo cho q trình chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH.

- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và nông thôn, cần phải tạo nhiều việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn.

4.1.3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp

96

kinh tế mũi nhọn, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản xuất sạch; có thị trường tiềm năng song hành với với phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của đất nước trong phát triển công nghiệp; tạo, mở việc làm có giá trị gia tăng cao; nghiên cứu ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ hướng đến sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn tài nguyên hữu hạn; gắn chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp với nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường nội địa và quốc tế.

- Mục tiêu cốt lõi trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng CNH-HĐH là vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, vừa giải quyết được việc làm, ổn định chính trị - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp hướng tới phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng... tạo nền tảng để phát triển nền công nghiệp hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt quá trình đẩy nhanh, hiệu quả CNH-HĐH tỉnh Tuyên Quang góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Phát triển các ngành công nghiệp và nâng cao hơn nữa chất lượng của các ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo sản phẩm xuất khẩu, thu hút lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là các ngành: chế biến nông, lâm, thủy sản, đồ gỗ, thiết bị xây dựng, công nghệ sinh học...

4.1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ

- Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng phát triển những ngành dịch vụ có gia trị gia tăng cao, có chất lượng cao, đi đôi với phát triển các dịch vụ truyền thống, sử dụng nguồn lao động của địa phương. Chú trọng khai thác tốt lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, thắng cảnh, du lịch sinh thái.

- Huy động sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế cùng tham gia vào quá trình đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng CNH-HĐH tại tỉnh Tuyên Quang.

97

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

(1) Tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực bảo đảm cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Để khắc phục tình trạng thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH nói riêng cần phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả những giải pháp sau đây:

- Thực hiện công tác điều tra cơ bản nhằm mục tiêu nắm vững tiềm năng, thế mạnh phát triển ngành kinh tế.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu chiến lược, công tác quy hoạch, kế hoạch; xác lập một cách có hệ thống chỉ tiêu trong phát triển các ngành kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải thu hút sự quan tâm của mọi người dân, trong đó đặc biệt quan trọng là lực lượng các nhà khoa học và các chuyên gia giỏi lĩnh vực chuyên môn.

- Đổi mới nội dung, phương pháp, quy trình xây dựng, phê duyệt, triển khai và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như quy mô, tốc độ và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

- Phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của tỉnh Tuyên Quang, đồng thời gắn kết giữa chiến lược quy hoạch với kế hoạch.

- Đảm bảo tính cơng khai, khao học, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phải thực sự là cơng cụ điều hành có hiệu quả của nhà nước, thu hút được sự quan tâm của mọi nhà đầu tư.

- Nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác nghiên cứu và xu hướng phát triển của thị trường. Trên cơ sở những dự báo về thị trường tạo lập căn cứ khoa học để xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

98

CNH-HĐH luôn xác định: phát triển kết cấu hạ tầng, kết cấu kinh tế xã hội phải đi trước một bước, tạo lập nền tảng vật chất để chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả. - Khắc phục tình trạng chồng chéo, quy hoạch chồng chéo và mâu thuẫn giữa quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

- Xác lập quy hoạch mang tính dẫn đường như: quy hoạch các ngành sản xuất kinh doanh; quy hoạch các sản phẩm chủ yếu nhằm xử lý những thay đổi của nền kinh tế thị trường.

- Đổi mới công tác thống kê, nâng cao chất lượng và tính đồng bộ, thống nhất và kịp thời của các số liệu thống kê nhằm đáp ứng tốt hơn việc xây dựng hệ chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

(2) Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế bảo đảm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế ngành, nắm bắt thông tin để vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, vừa phát huy sức mạnh, lợi thế phát triển ngành có ưu thế, vừa ngăn chặn q trình dịch chuyển các ngành kinh tế có cơng nghệ lạc hậu, tạo ra giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi trường vào tỉnh Tuyên Quang.

- Chú trọng hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế ngay trong quá trình huy động các nguồn vốn nước ngoài như ODA, FDI... vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Khai thác hiệu quả nguồn lực vật chất và phi vật chất trên địa bàn thành phố, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn nước ngoài vào phát triển gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

(3) Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhà nước quản lý xã hội bằng hệ thống các chính sách và pháp luật. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH địi hỏi phải có hệ thống chính sách đồng bộ và có chất lượng. Để đảm bảo cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, đòi hỏi cần phải đổi mới và hồn thiện một số chính sách sau: - Hồn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành kinh tế. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh Tun Quang. Chính sách phát triển ngành vừa hướng

99

tới phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, ngành khoa học - công nghệ cao, sản xuất sạch, tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó tạo bước đột phá trong tăng trưởng, phát triển kinh tế, đồng thời vừa phát triển các ngành, nghề truyền thống, khai thác được các nguồn lực, giải quyết việc làm cho người lao động. Thơng qua đó các ngành sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tổ chức phân loại đất đai theo tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thơng qua đó quản lý hiệu quả đất đai, thực hiện tốt đại diện chủ sở hữu đất đai, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai.

- Tiếp tục đổi mới và hồn thiện chính sách nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học công nghệ, hướng đến đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ; thu hút, khai thác tốt nguồn lực khoa học cơng nghệ ngay trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Tiếp tục đổi mới chính sách phát triển nguồn nhân lực, vừa đẩy mạnh phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo có trình độ chun mơn nghiệp vụ, vừa khai thác được lợi thế dồi dào về lao động phổ thông, tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

(4) Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Huy động tổng hợp các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ đắc lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH, trong đó xác định rõ vốn trong nước đóng vai trị quyết định, vốn nước ngồi đóng vai trị quan trọng. Khơng ngừng gia tăng tích lũy của nền kinh tế để nâng cao sức mạnh kinh tế của tỉnh.

- Sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, đảm bảo cho nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, với quy mô, tốc độ và xu hướng đã hoạch định trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại và ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế quốc gia, kinh tế khu vực và thế giới.

- Cơ cấu lại nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng tích cực, trong đó chú trọng về tập trung chi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, gắn với chi phúc lợi xã

100

hội. Trong đó phải ưu tiên tiếp tục đầu tư hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng cơ sở nông thôn để tạo điều kiện cũng như thu hẹp khoảng cách địa lý giữa thành thị và nơng thơn, góp phần phát triển nhanh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư để nhằm phát huy tối đa nguồn lực của thành phố, tận dụng mọi nguồn ngân quỹ để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

(5) Thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nguồn nhân lực có chất lượng có một vai trị rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương và là một trong những nhân tố cơ bản để thực hiện mục

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 103)