Những thành công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 96 - 98)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh

3.4.1. Những thành công

3.4.1.1. Đối với dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế nói chung

Nền kinh tế có bước phát triển, cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tạo giá trị gia tăng trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Đây là xu hướng chuyển dịch kinh tế hiện đại phù hợp với tiến trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH: đó là vai trị của ngành nông nghiệp sẽ giảm đi (do tạo ra giá trị gia tăng thấp), vai trị của ngành cơng nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên (nhất là ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng lên chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành).

3.4.1.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế

Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn liền với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tuy nhiên ngành trồng trọt được áp dụng tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ nên tạo được năng suất, chất lượng cao. Qua nghiên cứu chất đất để định hướng phát triển nơng nghiệp cho phù hợp, vì vậy việc Quy hoạch vùng, quy hoạch

87

ngành cho phát triển ngành nơng nghiệp đã thực hiện. trong đó đáng lưu ý là quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, quy hoạch và định hướng phát triển cây cam bền vững... đã và đang thực hiện có hiệu quả, Nhiều sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu và mang lại giá trị cao như gỗ, chè...

Ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ... Ngành công nghiệp thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Ngành công nghiệp cũng đã và đang chú trọng đầu tư vào lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao như: sản xuất gỗ thành phẩm, sản xuất thép, chè xuất khẩu... góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo hướng CNH-HĐH.

Ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành của tỉnh. Các hoạt động của ngành dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp và đa dạng hóa, tạo điều kiện hỗ trợ cho ngành kinh tế công nghiệp và nông nghiệp phát triển, đồng thời cũng tác động tích cực trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Các dịch vụ như tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thơng, dịch vụ thương mại... ngày càng phát triển theo chiều sâu và chiều rộng góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành của tỉnh Tuyên Quang theo hướng CNH-HĐH.

Vai trò của nhà nước và của kinh tế nhà nước trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng được thể hiện rõ. Nhà nước thực hiện quy hoạch, định hướng cho các ngành phát triển, đồng thời nhà nước đầu tư trong các lĩnh vực mà các đơn vị ngồi quốc doanh khơng thể thực hiện hoặc thực hiện các hoạt động nhằm điều hòa sự phát triển chung của các ngành kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng đã định.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2017-2019 đã góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang tăng trưởng mạnh mẽ, giải quyết được nhiều vấn đề xã hội như tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, Y tế... nhất là nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của nhân dân, đặc biệt là người dân lao động.

88

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)