Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 100 - 102)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại

Thứ nhất: Công tác quy hoạch, kế hoạch phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đẩy nhanh CNH-HĐH tỉnh Tuyên Quang. Trong thời gian qua công tác điều tra, nắm bắt tiềm năng, lợi thế của tinh Tuyên Quang chưa chặt chẽ, kịp thời dẫn đến chậm hoặc chưa ban hành các quy hoạch liên quan đến phát triển ngành, quy hoạch phát triển các tiểu vùng và các chủ trương thu hút và kêu gọi vốn đầu tư nên còn hạn chế trong việc phát triển kinh tế. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện trên 10 năm nhưng lại không đánh giá, sơ kết kịp thời, so sánh với các điều kiện kinh tế xã hội hiện tại để xác định nội dung có tính khả thi, khơng khả thi để kịp thời điều chỉnh, dẫn đến một số nội dung đã lạc hậu khơng cịn phù hợp trong điều kiện hiện tại.

Thứ hai: Hệ thống kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng

được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH. Trong thời gian qua, mặc dù tỉnh đã đầu tư mạnh về kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ, một số chất lượng đạt thấp, nên chưa thể đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh CNH-HĐH đất nước, Hệ thống giao thông vẫn chưa hồn chỉnh, đầu tư và thi cơng kéo dài, dàn trải, tiến độ chậm...

91

vốn đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH còn hạn chế. Để phát triển kinh tế thì việc đầu tư hạ tầng cơ sở, đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành rất quan trọng, vì vậy cần phải huy động nhiều nguồn vốn để đảm bảo việc đầu tư được đồng bộ, trọng điểm. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư hiện nay của tỉnh Tuyên Quang còn nhiều hạn chế, việc hỗ trợ vốn từ Trung ương và huy động từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả vốn ODA, FDI và vốn trong dân) vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Tuyên Quang, ngoài ra cũng cần phải đánh giá lại hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong thời gian vừa qua để có sự điều chỉnh, thay đổi và quản lý hiệu quả hơn trong phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang.

Thứ tư: Một số chính sách của Trung ương và của tỉnh cịn khó thực hiện,

như chính sách đất đai, chính sách nghiên cứu, ứng dụng triển khai và đổi mới cơng nghệ, chính sách phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách giải phóng mặt bằng, chính sách thu hút doanh nghiệp và di dời các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn dân cư... đây cũng là lực cản cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Tuyên Quang.

Thứ năm: Cải cách thủ tục hành chính đã được quan tâm nhưng việc thực

hiện vẫn còn chậm, ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, kinh doanh, điều đó tác động đến q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang.

92

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI

TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2030

4.1. Quan điểm, định hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)