Diện tích ni trồng và sản lượng thủy sản tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 65)

Chỉ tiêu

Số lượng Tăng bình quân mỗi năm

(%) 2017 2018 2019

Diện tích ni trồng (ha) 3.097 3.256 3.315 3,46

Sản lượng (tấn) 7.254 8.009 8.625 9,04

Nguồn: Tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017, 2018, 2019

Bảng 3.11 cho biết diện tích ni trồng và sản lượng thủy sản của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019. Trong giai đoạn này, ngành thủy sản tỉnh Tuyên Quang có sự phát triển, diện tích ni trồng thủy sản có tăng hàng năm, năm 2017

56

đạt 3.097 ha, năm 2019 tăng 3.315 ha, với tốc độ tăng bình quân là 3,46%; cùng với đó sản lượng ni trồng thủy sản tăng từ 7.254 tấn năm 2017 lên 8.009 tấn năm 2018 và sang năm 2019 tăng lên 8.625 tấn, tốc độ tăng bình quân giai đoạn là 9,04%. Chính các mức tăng đã nêu là nguyên nhân dẫn tới tỷ trọng thủy sản tăng mạnh trong cơ cấu nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang.

3.2.2.5. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp

Rừng ở tỉnh Tuyên Quang là tài nguyên vô giá không chỉ của tỉnh Tuyên Quang mà cịn là của các vùng phụ cận. Rừng có giá trị to lớn góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên và giữ môi trường sinh thái. Đặc điểm rừng của Tuyên Quang chủ yếu là rừng sản xuất, giao cho nhân dân, doanh nghiệp trồng và khai thác; ngồi ra cịn một số ít rừng phịng hộ và rừng đặc dụng. Bảng 3.12 cho biết diện tích trồng rừng tập trung và sản lượng gỗ khai thác trong giai đoạn 2017-2019.

Bảng 3.12: Diện tích rừng và sản lượng khai thác gỗ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2029 Đơn vị tính 2017 2018 2019 Tổng Diện tích trồng rừng tập trung ha 12,511 11,963 11,395 35,868 Sản lượng gỗ khai thác m3 768,159 845,126 870,911 2,484,196

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2017, 2018, 2019

Trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2019, toàn tỉnh đã trồng rừng được trên 35 ngàn ha. Công tác quản lý và bảo vệ rừng được đẩy mạnh. Nhờ diện tích trồng rừng hàng năm được bảo vệ tốt và diện tích trồng đạt chỉ tiêu giao, cho nên diện tích rừng trồng của tỉnh đã tăng lên tương ứng. Theo đó, sản lượng gỗ được khai thác tăng qua các năm, năm 2017 đạt 768,159 m3, đến năm 2019 tăng 870,911 m3, tổng sản lượng khai thác giai đoạn 2017-2019 đạt 2,484,196 m3.

3.2.2.6. Nhận xét, đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Từ những phân tích trên, có thể thấy ngành nơng lâm nghiệp, thủy sản có những điểm mạnh và hạn chế sau.

77

Trong sự phát triển của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu vay vốn rất lớn và ngày càng tăng, công tác huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư và trong các thành phần kinh tế luôn được các Ngân hàng thương mại tỉnh cải tiến phương pháp vay với nhiều hình thức huy động khác nhau, do vậy đã phần nào đáp ứng nhu cầu vốn vay.

3.2.4.5. Tình hình dịch vụ du lịch

Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường; tạo điều kiện môi trường thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư; kết quả đã thu hút một số doanh nghiệp lớn có năng lực, chuyên nghiệp đầu tư vào hoạt động du lịch. Trong những năm qua, hoạt động du lịch của Tun Quang đã có sự chuyển biến tích cực. Lượng khách du lịch đến Tuyên Quang ngày càng tăng; hoạt động du lịch phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần gìn giữ và bảo vệ cảnh quan môi trường, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xác định du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính đa ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc, có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt.

Một số sản phẩm du lịch của tỉnh đang khẳng định thương hiệu như: Du lịch lễ hội; du lịch lịch sử, văn hóa; Du lịch tâm linh: hình thành thương hiệu “Vùng đất linh thiêng”, “Miền đất mẫu”... Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng như Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm đã thu hút 6 doanh nghiệp lớn đang đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, trong đó có Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Tuyên Quang, đầu tư hạng mục: Khu biệt thự nghỉ dưỡng; Khu dịch vụ khám chữa bệnh bằng liệu pháp trị liệu nước khống nóng; khu khống nóng; khu dịch vụ, sân Golf Mỹ Lâm, Dự án đầu tư xây dựng sân golf và làng du lịch sinh thái Mimosa… Đây sẽ là điều kiện để đưa Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm trở thành khu du lịch dịch vụ tổng hợp cao cấp, tạo đà thúc đẩy du lịch Tuyên Quang phát triển bền vững. Khu du lịch sinh thái Na Hang đang nằm trong diện tích bảo vệ của Di tích quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế

78

khi Khu Di sản thiên nhiên Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn) - Na Hang (tỉnh Tuyên Quang) được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Cùng đó là phát triển du lịch cộng đồng: Đã xây dựng và công nhận bốn điểm du lịch cộng đồng của huyện Lâm Bình, là thơn Nà Tông, thôn Nà Đông (xã Thượng Lâm), thôn Nà Muông (xã Khuôn Hà) và thơn Nặm Đíp (xã Lăng Can). Hiện nay, các điểm du lịch cộng đồng này đang thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, trở thành điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu của tỉnh và được doanh nghiệp lữ hành liên kết đầu đầu tư cùng khai thác phát triển. Số lượt khách du lịch hàng năm đến với Tuyên Quang tăng nhanh, năm 2017 đạt 1.590 nghìn lượt, doanh thu đạt 1.380 tỷ đồng ; năm 2018 đạt 1.760,6 nghìn lượt, doanh thu đạt 1.556 tỷ đồng; năm 2019 đạt 1.946 nghìn lượt, doanh thu đạt 1.750 tỷ đồng.

3.2.4.6. Nhận xét, đánh giá về chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ

* Những điểm mạnh

- Dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế, với sự xuất hiện đầy đủ các loại hình dịch vụ cần phải có.

- Các dịch vụ quan trọng như Giáo dục - Đào tạo; Y tế; Tài chính - Ngân hàng; Bưu chính - Viễn thơng; và Khoa học - Cơng nghệ đã được phát triển tương đối kiện toàn.

- Dịch vụ du lịch đã được quan tâm quy hoạch và đầu tư phát triển do khai thác các tài nguyên du lịch độc đáo của Tuyên Quang, nhất là du lịch tâm linh.

* Những điểm hạn chế

- Các dịch vụ quan trọng như thương mại bán lẻ, vận tải kho bãi; tài chính ngân hàng, bảo hiểm có tỷ lệ cơ cấu cịn q khiêm tốn.

- Tình hình dịch chuyển cơ cấu ngành dịch vụ diễn ra còn hết sức chậm chạp, chưa thúc đẩy những dịch vụ quan trọng như thương mại bán lẻ, vận tải kho bãi; tài chính ngân hàng, bảo hiểm lên các tỷ lệ cơ cấu lớn hơn.

*Nguyên nhân của những hạn chế

- Tuyên Quang vốn là một “vùng đất giữa” khơng có cảng biển, cảng hàng khơng, cửa khẩu biên giới nên khơng có các tác nhân đặc biệt tạo tác động lan tỏa trong phát triển các ngành dịch vụ.

79

- Xuất phát điểm kinh tế vẫn còn rất thấp, vẫn còn rất nặng nề về nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên cơ cấu kinh tế nói chung vẫn cịn rất đơn sơ, chưa thúc đẩy mạnh sự phát sinh và phát triển các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

- Dân số Tuyên Quang tương đối ít, mật độ dân số cịn thưa thớt, trình độ dân trí khơng cao, ngành nghề chủ yếu của người dân là nông nghiệp manh mún, lạc hậu nên thu nhập của các hộ gia đình rất thấp. Điều này dẫn đến sức mua của thị trường yếu ớt và do đó khơng thúc đẩy dịch vụ phát triển mạnh.

- Thiếu đầu tư vào các ngành dịch vụ có tính chất lợi thế mũi nhọn của Tuyên Quang như du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh.

- Đại dịch Covid-19 đã tác động rất xấu đến các hoạt động dịch vụ công cộng, nhất là đến ngành du lịch.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 Quang giai đoạn 2017-2019

3.3.1. Các nhân tố khách quan

3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm đồi núi, rừng và khí hậu của tỉnh Tun Quang giúp cho tỉnh có lợi thế trong việc phát triển một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hết sức phong phú, đa phân ngành, cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Trong từng phân ngành lại có thể có cơ cấu đa dạng hóa rất cao. Ví dụ, về trồng trọt có thể trồng cả cây lương thực lẫn cây cơng nghiệp, cây ăn quả, trong đó có nhiều sản phẩm có giá trị thương phẩm cao; hoặc ngành chăn ni có lợi thế đặc biệt về cả về chăn nuôi đại gia sức lẫn chăn nuôi gia cầm. Tun Quang có diện tích đất nơng lâm nghiệp lớn; điều kiện đất đai màu mỡ, tưới tiêu tự chảy, cùng với khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản. Tỉnh đã quy hoạch vùng chè nguyên liệu 9.000 ha, vùng mía nguyên liệu trên 18.500 ha, vùng cam 8.500 ha, vùng nguyên liệu giấy 130.000 ha, vùng lạc 4.200 ha. Chăn nuôi trâu và thủy sản phát triển là cơ sở tốt cho chế biến sản phẩm nơng sản. Đây chính là một lợi thế lớn để đa dạng hóa sản phẩm và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp.

80

cũng tạo cho Tuyên Quang một tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn, đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Với nguồn tài nguyên quý giá nước khoáng Mỹ Lâm nổi tiếng là cơ sở để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh có trên 44.000 ha rừng đặc dụng và trên 120.000 ha rừng phòng hộ với nhiều thảm thực vật nguyên sinh phát triển trên núi đá vôi ven hồ, các thác nước đẹp, bản làng nguyên sơ là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch sinh thái. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Tuyên Quang là một yếu tố ảnh hưởng rất thuận lợi đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành dịch vụ.

Đặc điểm có nhiều tài ngun, khống sản và có nhiều rừng của Tuyên Qaung cũng ảnh hưởng tới việc đa dạng hóa cơ cấu kinh tế cơng nghiệp một cách tích cực sang nhiều phân ngành khác nhau như khai khoáng, điện năng, chế biến lâm sản, sản xuất giấy… Tỉnh có tiềm năng lớn để hình thành và phát triển các khu cơng nghiệp. Hiện nay, Khu cơng nghiệp Long Bình An đã được đưa vào sử dụng với diện tích 170 ha. Khu cơng nghiệp Sơn Nam với diện tích 150 ha, cách Sân bay quốc tế Nội Bài là khoảng 60 km. Đây chính là một lợi thế lớn để đa dạng hóa và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp.

Tuy nhiên, vị trí địa lý có tính chất “vùng đất giữa” của Tun Quang, khơng có cảng biển, khơng có cửa khẩu, chưa có đường sắt, chưa có đường cao tốc, cách các trung tâm kinh tế lớn nhất của Miền Bắc là Thủ đơ Hà Nội và cách cảng Hải Phịng khá xa. Điều này làm hạn chế rất nhiều các hoạt động đi lại, giao lưu kinh tế, văn hóa xuất nhập khẩu hàng hóa và do đó hạn chế rất nhiều đến thu hút đầu tư, đến sức cầu của các địa phương khác đối với hàng hóa sản xuất tại Tuyên Quang, gây hạn chế rất lớn đến phát triển thị trường và liên kết kinh tế, thu hút đầu tư từ bên ngoài tỉnh, phát triển các loại hình dịch vụ nên hạn chế rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu công nghiệp và dịch vụ.

3.3.1.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội bên trong tỉnh

Tuyên Quang là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, Tuyên Quang vinh dự là Thủ đô kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận và hầu hết các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương của Việt Nam đặt trụ sở làm

81

việc để lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hồn tồn, với trên 500 di tích lịch sử cách mạng là tiềm năng lớn để tỉnh phát triển du lịch lịch sử cách mạng.

Tuyên Quang còn là điểm dừng chân của khách bộ hành vì vậy có thể kết hợp với Thủ đơ Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang… hình thành các tour du lịch liên tỉnh qua các địa danh như: Núi Cốc, Đền Hùng, Tam Đảo, Tân Trào, Suối khoáng Mỹ Lâm. Phát triển du lịch tổng hợp đáp ứng nhu cầu đồng bào trong nước và khách nước nước ngồi trở về với cội nguồn cách mạng thì khơng những có ý nghĩa chính trị mà cịn phát triển kinh tế dịch vụ du lịch cho tỉnh. Tiềm năng du lịch là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển du lịch và các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ du lịch. Đây chính là yếu tố thuận lợi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch nói riêng và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp - công nghiệp - dịch vụ nói chung.

Tuyên Quang có nguồn nhân lực khá dồi dào, có xu hướng tăng dần qua các năm và đang ở giai đoạn phát triển cao trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động tuổi từ 15-60 chiếm 64,3% tổng dân số; đa số có sức khoẻ tốt, cần cù, năng động, có ý thức cầu tiến. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2014, chiếm 39,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 23,20%. Đặc điểm về nguồn nhân lực tạo cho tỉnh có lợi thế trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Tuy nhiên, xuất phát điểm kinh tế của Tuyên Quang rất thấp, nền kinh tế vẫn cịn rất nặng về nơng nghiệp nhỏ lẻ, lạc hậu; cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu; dân số tương đối ít và phân bố thưa thớt với thu nhập rất thấp, trình độ dân trí thấp; thiếu vốn đầu tư… Cơ sở hạ tầng của Tuyên Quang tuy đã hình thành nhưng so với những địa phương khác như Phú Thọ hay Thái Ngun thì cịn rất thiếu và yếu, đặc biệt là về hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp ở Tuyên Quang do đó sẽ là yếu tố gây khó khăn, cản trở cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

3.3.1.3. Các nhân tố bên ngoài tỉnh

Bất lợi về vị trí địa lý cùng với xuất phát điểm kinh tế thấp kém và cơ sở hạ tầng còn yếu đã dẫn đến các đối tác kinh tế ở các địa phương khác trong nước và

82

các nhà đầu tư nước ngồi ít quan tâm đến Tuyên Quang khiến cho tỉnh rất khó thiết lập các mối quan hệ liên kết kinh tế với các tỉnh khác, khó thu hút vốn đầu tư. Ví dụ, về phát triển doanh nghiệp, Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, hết năm 2017, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chỉ là 1.352 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký 12.716,20 tỷ đồng (bao gồm 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và 179 chi nhánh, 39 văn phòng đại diện, 404 địa điểm kinh doanh. Thêm vào đó, mặc dù trong những năm gần đây, Tuyên Quang đã xuất hiện những doanh nghiệp lớn nhưng chưa có sức lan tỏa, tạo động lực “đẩy - kéo” trong cộng đồng doanh nghiệp. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2017 số doanh nghiệp đăng ký vốn dưới 10 tỷ đồng là 1.232 doanh nghiệp, chiếm trên 91% tổng số doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 65)