5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đạ
4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang đại hóa tỉnh Tuyên Quang
Để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam là một nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, tỉnh Tuyên Quang đã có chủ trương: Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo cơ cấu kinh tế “công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp”, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ mơi trường, nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, …
Tỉnh Tuyên Quang đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần thực hiện thắng lợi, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là nội dung cốt lõi của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Cơ cấu kinh tế ln trong q trình vận động, phát triển theo quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và nhu cầu xã hội. Cơ cấu kinh tế vận động mang tính quy luật khách quan, nhưng con người có thể nhận thức để điều chỉnh và định hướng để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo diễn ra theo đúng mục tiêu, lộ trình, bước đi đã hoạch định, hướng tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH.
Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH-HĐH tỉnh Tuyên Quang là cần phải quán triệt những nội dung sau đây:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đáp ứng yêu cầu không ngừng gia tăng về quy mô, chất lượng, năng lực cạnh tranh của hệ thống sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Quan điểm này phải được quán triệt sâu sắc ngay từ trong khâu quy hoạch,
93
kế hoạch phát triển ngành, phát triển tiểu vùng, phát triển các thành phần kinh tế cho đến tổ chức thực hiện, tổng kết quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang theo hướng CNH-HĐH nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Tuyên Quang.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh để khai thác và sử dụng tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh Tuyên Quang, trong đó đáng lưu ý là khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo phát huy tính tích cực của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đảm bảo sự ổn định, tạo nên sự cân đối, hài hịa giữa việc gia tăng khơng ngừng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, đồng thời phải đảm bảo tạo việc làm, ổn định chính trị xã hội, đảm bảo cơng bằng, dân chủ, văn minh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế chung (của tỉnh và cả nước), gắn liền với kinh tế tri thức. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang phải đảm bảo chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.