Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 98 - 100)

5. Bố cục của luận văn

3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh

3.4.2. Những hạn chế, tồn tại

3.4.2.1. Hạn chế, tồn tại thứ nhất

Hạn chế, tồn tại thứ nhất là cơ cấu kinh tế ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH nhưng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của tỉnh Tuyên Quang và chưa thật sự bền vững.

Giai đoạn 2017 - 2019, cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Tuyên Quang đã có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống, tỷ trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, trong đó ngành dịch vụ chiếm tỷ trong cao nhất trong cơ cấu, điều đó đóng góp tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Tuyên Quang và khẳng định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Tuy nhiên với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Tuyên Quang thì sự chuyển dịch như vậy là chưa tương xứng. Cụ thể:

* Đối với ngành nông nghiệp

- Về trồng trọt Tuyên Quang có rất nhiều thuận lợi để phát triển, đó là tỉnh Tuyên Quang có diện tích đất nơng nghiệp lớn, chất đất phù hợp để trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, nhất là cam, bưởi, chè, hồng khơng hạt... có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc canh tác, trồng trọt vẫn cịn nhỏ lẻ, rời rạc và diện tích chủ yếu là trong nhân dân. Mặc dù đã có quy hoạch và định hướng về phát triển cây cam bền vững nhưng chưa có cơ chế đảm bảo sự ổn định giá cả các mặt hàng nông sản cho nông dân, mặt khác do giá cả bấp bênh thường xuyên thay đổi nên người nông dân thường không ổn định trong đầu tư, chính vì vậy đã tạo ra sự mất ổn định trong phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, do sự đầu tư trồng trọt tràn lan theo xu hướng tự phát nên ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như nguồn tưới tiêu khơng đảm bảo vì vậy mà chất lượng, hiệu quả khơng cao ảnh hưởng đến sự phát triển mang tính bền vững của ngành trồng trọt.

- Về chăn nuôi, mặc dù tỉnh Tuyên Quang đã và đang triển khai quy hoạch khu chăn nuôi tập trung, tuy nhiên việc chăn ni tập trung mang tính sản xuất hàng hóa là chưa nhiều, chưa chi phối nhu cầu tiêu dùng của thị trường, chủ yếu vẫn là sản phẩm chăn ni nhỏ lẻ trong dân, do đó chất lượng và năng suất chưa cao. Mặt khác vì là chăn ni nhỏ lẻ nên việc phịng chữa bệnh khơng đảm bảo, ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu đàn cũng như chất lượng của sản phẩm.

89

- Về lâm nghiệp, diện tích rừng của tỉnh Tuyên Quang phần lớn là rừng nuôi trồng giao cho doanh nghiệp và nhân dân quản lý và khai thác. Thực sự người dân vẫn chưa thể đánh giá và khẳng định trồng rừng là nguồn phát triển kinh tế chính nên việc đầu tư nuôi trồng chưa được chú trọng, diện tích đất rừng chưa được đầu tư khai thác hết hiệu quả nên chất lượng chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.

* Đối với ngành công nghiệp

Tuy đã khai thác được lợi thế so sánh, ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi dào... và đã tạo được sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Sản phẩm nơng nghiệp thơ xuất khẩu chưa qua chế biến vẫn cịn nhiều, giá trị thấp, trong khi ngành công nghiệp chế biến chưa được đầu tư và khuyến khích đầu tư đúng mức, đặc biệt là công nghiệp chế biến nơng sản, do đó giá trị của sản phẩm nông nghiệp thấp. Công nghiệp sản xuất máy móc, nhất là máy phục vụ nông nghiệp vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường (do năng lực sản xuất thấp và chất lượng chưa cao, chưa đa dạng), vẫn phải nhập từ các địa phương khác. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các mặt hàng phục vụ cho xây dựng cơ bản, đầu tư hạ tầng còn hạn chế... chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngành điện, nhất là thủy điện đã và đang được đầu tư xây dựng, tuy nhiên điều đó tác động lớn đến môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, sinh thái cũng như phải hy sinh một diện tích lớn đất rừng, đất nơng nghiệp và có thể tác động đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân ở hạ nguồn.

* Đối với ngành dịch vụ

Tuy đã có sự phát triển, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tạo ra giá trị cao, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế nhưng dịch vụ chủ yếu vẫn là ngành truyền thống, có giá trị gia tăng thấp, chất lượng không cao, một số dịch vụ tác động xấu đến môi trường... Nội bộ ngành dịch vụ vẫn chưa thực sự gắn kết với nhau, các ngành hoạt động còn đơn điệu, nhỏ lẻ, dịch vụ chưa gắn chặt với thương mại và du lịch do đó chưa khai thác và phát huy được hết thế mạnh của ngành. Một số ngành dịch vụ mới như bưu chính, viễn thơng, dịch vụ khoa học cơng nghệ, dịch vụ tư vấn đã đi vào hoạt động và đã phát triển ... nhưng chất lượng chưa cao. Vì vậy

90

cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả ngành dịch vụ để ngành dịch vụ thực sự là đầu tàu trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang.

3.4.2.2. Hạn chế, tồn tại thứ hai

Cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư đã có sự chuyển dịch nhưng cịn chậm. Hiện nay lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 26,86% trong cơ cấu kinh tế, nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 42,7% số người trong độ tuổi lao động. Trong khi ngành công nghiệp và ngành dịch vụ chưa thu hút được số lao động, tỷ lệ chưa có việc làm và nhu cầu phải giải quyết việc làm còn cao, một mặt là do công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ, mặt khác ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa chú trọng phát triển các ngành, nghề thu hút nhiều lao động, nhất là các dịch vụ, các công việc phù hợp với lao động nông thôn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)