Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 56)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp

3.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu nơng lâm nghiệp, thủy sản nói chung

Trong giai đoạn 2017-2019, tỉnh Tuyên Quang triển khai thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về phát triển nơng nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025; Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2019-2025; Đề án phát triển chăn ni trâu hàng hóa theo chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2019-2025. Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; “Bộ tiêu chí nơng thơn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020” và “Bộ tiêu chí vườn mẫu nơng thơn kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020”. Do vậy ngành nông, lâm, nghiệp và thủy sản có bước phát triển đáng ghi nhận.

Nơng nghiệp cần hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản mà chúng ta sẽ gọi là nông lâm nghiệp, thủy sản. Do không có số liệu về giá trị gia tăng của các phân ngành nông nghiệp cụ thể chúng ta sẽ xem xét cơ cấu kinh tế ngành nông qua chỉ tiêu giá trị sản xuất. Bảng 3.5 trình bày giá trị sản xuất tính theo giá so sánh 2010 của ngành nơng nghiệp. Trên cơ sở Bảng 3.5 chúng ta tính ra cơ cấu và tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của các phân ngành nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang, kết quả được trình bày trong Bảng 3.6.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất theo giá so sánh của của các phân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019

ĐVT: tỷ đồng

Phân ngành nông nghiệp 2017 2018 2019

Tổng cộng 8.112 8.489 8.878 Trồng trọt 4.029 4.120 4.120 Chăn nuôi 2.624 2.814 2.927 Dịch vụ nông nghiệp 99 98 99 Lâm nghiệp 1.134 1.212 1.457 Thủy sản 226 245 275

47

Bảng 3.6: Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019

ĐVT: %

Phân ngành 2017 2018 2019

Bình quân mỗi năm Cơ cấu Tốc độ tăng

trưởng Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 4,61 Trồng trọt 49,67 48,53 46,41 48,20 1,12 Chăn nuôi 32,35 33,15 32,97 32,82 5,62 Dịch vụ nông nghiệp 1,22 1,15 1,12 1,16 0,00 Lâm nghiệp 13,98 14,28 16,41 14,89 13,35 Thủy sản 2,79 2,89 3,10 2,92 10,31 Nguồn: Tính tốn từ số liệu Bảng 3.5

Bảng 3.5 và Bảng 3.6 cho thấy giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2019, với mức tăng bình quân mỗi năm là 4,61%. Nhờ đó, năm 2017 giá trị sản xuất nơng lâm nghiệp, thủy sản đạt 8.112 tỷ đồng thì tới năm 2019 đã tăng lên tăng lên đạt 8,878 tỷ đồng. Trong giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản, phân ngành lâm nghiệp có tốc độ phát triển cao nhất: bình quân mỗi năm tăng 13,35% khiến cho nếu như năm 2017 giá trị sản xuất lâm nghiệp chỉ đạt 1,134 tỷ đồng thì đến năm 2019 đạt 1,457 tỷ đồng. Đồng thời, giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp, bình qn mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 chiếm 14,89% nhưng tỷ lệ cơ cấu liên tục tăng mạnh, nếu như năm 2017 chỉ chiếm 13,98% thì tới năm 2019 đã chiếm tới 16,41%. Sự tăng mạnh của cơ cấu lâm nghiệp là do lâm nghiệp là một thế mạnh lớn của Tuyên Quang với diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn và đa số là diện tích rừng sản xuất. Có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ hai là phân ngành thủy sản, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 tăng trưởng 10,31%; nếu giá trị sản xuất năm 2017 chỉ đạt 226 tỷ đồng thì sang tới năm 2019 đã đạt 275 tỷ đồng. Về cơ cấu, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 thủy sản chỉ chiếm 2,92%, nghĩa là một tỷ lệ nhỏ trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên nhờ tăng trưởng nhanh, tỷ lệ cơ cấu

48

thủy sản đã tăng nhanh: nếu như năm 2017 chỉ đạt 2,79% thì sang tới năm 2019 đã đạt 3,1%. Điều này có nghĩa là, thủy sản là một lợi thế lớn của Tuyên Quang nhưng trước đây chưa được khai thác, nay đã được phát huy và đang vươn lên mạnh mẽ.

Đứng thứ ba về tốc độ tăng trưởng là phân ngành chăn nuôi, với mức bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 là 5,62%. Tỷ lệ cơ cấu chăn ni lớn thứ nhì trong giá trị sản xuất nơng nghiệp của Tun Quang, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 chiếm 32,82%, chỉ đứng sau phân ngành trồng trọt. Tuy nhiên, nhờ có tốc độ tăng trưởng cao hơn, chăn ni ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong khi tỷ trọng trồng trọt ngày càng giảm. Năm 2017 giá trị sản xuất phân ngành chăn nuôi đạt 2.624 tỷ đồng, chiếm 32,35% giá trị sản xuất nơng nghiệp thì tới năm 2019 đã đạt 2.927 tỷ đồng, chiếm 32,97%.

Phân ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nơng nghiệp, bình qn mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 chiếm 42,8% nhưng do tăng trưởng chậm (bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 chỉ tăng 1,12%) trong khi các phân ngành khác lại tăng trưởng nhanh hơn nên tỷ lệ cơ cấu trồng trọt đã giảm đi rất mạnh: năm 2017 giá trị sản xuất của phân ngành trồng trọt đạt 4.029 tỷ đồng, chiếm 49,69% giá trị sản xuất nông nghiệp; năm 2019 đạt 4.120 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 46,41% giá trị sản xuất nông nghiệp.

Phân ngành dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ cơ cấu rất nhỏ, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 chiếm 1,16% giá trị sản xuất nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng liên tục giảm âm.

Để soi sáng chi tiết hơn vào tình hình dịch chuyển cơ cấu nơng nghiệp tỉnh Tuyên Quang, chúng ta sẽ xem xét chi tiết tình hình của các phân ngành nông nghiệp cụ thể.

3.2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt

Về sản lượng phân ngành trồng trọt, Bảng 3.7 trình bày sản lượng của các cây trồng chính tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019. Trồng trọt vẫn là ngành sản xuất quan trọng của tỉnh và là ngành sản xuất chính của nơng nghiệp. Trồng trọt có vai trị to lớn trong việc sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong thành phố và một lượng lớn nơng sản hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

49

Trong sản xuất trồng trọt, sản xuất lương thực (trong đó chủ yếu là sản xuất lúa và ngô) vẫn là những cây trồng được quan tâm đầu tư phát triển nhằm đảm bảo “cái ăn” cho mọi người dân, tạo thế ổn định cho sự phát triển. Như vậy, sản lượng lương thực nói chung và sản lượng lúa, ngơ nói riêng vẫn liên tục chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sản lượng nông nghiệp qua các năm.

Bảng 3.7: Sản lượng và mức tăng bình quân sản lượng các cây trồng chủ yếu của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2017-2019

Cây trồng

Sản lượng hàng năm

(tấn)

Tăng trưởng bình quân mỗi năm

(%) 2017 2018 2019 1. Cây lương thực 344.480 340.286 342.729 -0,25 - Lúa 262.880 262.400 259.908 -0,57 - Ngô 81.600 77.886 82.821 0,75 - Khoai lang 19.803 19.349 16.583 -8,49 - Sắn 53.092 44.417 35.423 -18,32

2. Cây công nghiệp

- Đỗ tương 1.322 1.184 1.259 -2,41

- Lạc 12.228 12.908 13.223 3,99

- Mía 643.355 535.530 275.929 -34,51

3. Cây lâu năm

- Cam 4.926 5.535 6.071 11,02

- Bưởi 3.560 6.097 18.992 130,97

- Nhãn 4.741 4.769 4.036 -7,73

- Vải 2.216 2.306 1.888 -7,70

- Chè 65.777 64.158 65.528 -0,19

Nguồn: Tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang các năm 2017, 2018, 2019

Về tốc độ tăng trưởng, sản lượng các sản phẩm lúa, ngô, khoai lang, sắn, đỗ tương, mía đều có xu hướng giảm; trong khi đó sản phẩm rau, đậu các loại lại có xu hướng tăng. Trong các loại cây lâu năm thì cây bưởi là loại cây trồng có tốc độ tăng

50

trưởng lớn nhất, có tốc độ tăng trưởng bình qn là 130,97%; sau đó đến cây cam có tốc độ tăng trưởng bình quân là 11,02%; riêng cây chè, một cây trồng chủ lực lại có xu hướng tăng, giảm khơng ổn định và xét bình qn tồn giai đoạn (2017-2019) cây chè giảm 0,19%; cây nhãn giảm 7,73%; cây vải giảm 7,7%.

Nguyên nhân diễn biến sản lượng các cây trồng như trên là do tỉnh Tuyên Quang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh gắn với xây dựng nông thôn mới, cơng nghiệp chế biến; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa. Chỉ đạo sản xuất lương thực đảm bảo an ninh lương thực; xây dựng, phát triển một số vùng chuyên canh cây cơng nghiệp, cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ (cam, bưởi, lạc...).

Về diện tích gieo trồng, Bảng 3.8 cho biết diện tích gieo trồng của các cây trồng chủ yếu tại tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019. Trên cơ sở số liệu Bảng 3.8 ta tính ra cơ cấu và mức tăng diện tích gieo trồng trong giai đoạn 2017- 2019 trên địa bàn tỉnh, kết quả trình bày trong Bảng 3.9.

Cây lương thực là cây trồng quan trọng của tỉnh Tuyên Quang với tỷ lệ khá cao trong cơ cấu diện tích gieo trồng và đang có xu hướng tăng cả về diện tích lẫn cơ cấu. Năm 2017 diện tích trồng cây lương thực là 70,889 ha chiếm 64,43%, năm 2018 diện tích 68,737 ha chiếm 63,29%, năm 2019 đạt 68,250 ha, chiếm 65,20%. Trong các loại cây lương thực, lúa và ngơ là những cây trồng chính, năm 2017 diện tích gieo trồng lúa là 45,165 ha, chiếm 63,71 %, năm 2018 diện tích gieo trồng lúa giảm 44,794 ha, chiếm 65,17 %, năm 2019 trồng lúa giảm còn 44,343 ha, chiếm 64,97%. Trong khi đó cây ngơ với diện tích ngày càng tăng, năm 2017 diện tích trồng ngơ đạt 18,609 ha chiếm 26,25%, đến năm 2018 diện tích trồng ngơ đạt 17,529 ha chiếm 25,50%, năm 2019 diện tích trồng tăng lên 18,684 ha, chiếm 27,38%. Khoai, sắn có quy mơ ít và có xu hướng giảm.

51

Bảng 3.8: Diện tích gieo trồng của Tuyên Quang, giai đoạn 2017-2019

ĐVT: ha Diện tích gieo trồng 2017 2018 2019 Tổng cộng 110.020 108.599 104.685 1. Cây lương thực 70.889 68.737 68.250 - Lúa 45.165 44.794 44.343 - Ngô 18.609 17.529 18.684 - Khoai lang 3.179 3.095 2.647 - Sắn 3.936 3.319 2.576

2. Cây công nghiệp 15.529 13.466 9.558

- Đậu tương 853 600 630

- Lạc 4.295 4.395 4.458

- Mía 10.381 8.471 4.470

3. Cây thực phẩm 7.608 8.143 8.164

- Rau, đậu các loại 7.520 8.050 8.100

- Hoa cây cảnh 88 93 64

4. Cây lâu năm 15.994 18.253 18.713

- Cam 4.926 5.535 6.071

- Bưởi 1.563 3.681 3.681

- Nhãn 884 855 742

- Vải 438 423 333

- Chè 8.183 7.759 7.886

52

Bảng 3.9: Cơ cấu và mức tăng trưởng bình qn của diện tích gieo trồng tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019

ĐVT: %

Diện tích gieo trồng 2017 2018 2019

Bình quân mỗi năm Cơ cấu Tăng trưởng

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 -2,45 1. Cây lương thực 64,43 63,29 65,20 64,31 -1,88 - Lúa 41,05 41,25 42,36 41,55 -0,91 - Ngô 16,91 16,14 17,85 16,97 0,20 - Khoai lang 2,89 2,85 2,53 2,76 -8,75 - Sắn 3,58 3,06 2,46 3,03 -19,10

2. Cây công nghiệp 14,11 12,40 9,13 11,88 -21,55

- Đậu tương 0,78 0,55 0,60 0,64 -14,06

- Lạc 3,90 4,05 4,26 4,07 1,88

- Mía 9,44 7,80 4,27 7,17 -34,38

3. Cây thực phẩm 6,92 7,50 7,80 7,40 3,59

- Rau, đậu các loại 6,84 7,41 7,74 7,33 3,78

- Hoa cây cảnh 0,08 0,09 0,06 0,08 -14,72

4. Cây lâu năm 14,54 16,81 17,88 16,41 8,17

- Cam 4,48 5,10 5,80 5,12 11,02 - Bưởi 1,42 3,39 3,52 2,78 53,46 - Nhãn 0,80 0,79 0,71 0,77 -8,38 - Vải 0,40 0,39 0,32 0,37 -12,81 - Chè 7,44 7,14 7,53 7,37 -1,83 Nguồn: Tính tốn từ số liệu Bảng 3.8

Các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày trừ cây mía đều có xu hướng tăng. Đậu tương năm 2017 có 853 ha, chiếm 5,49%, năm 2018 giảm xuống còn 600 ha, chiếm 4,46%, năm 2019 diện tích tăng lên 630 ha, chiếm 6,59%. Cây lạc năm 2017 có 4,295 ha, chiếm 27,66%, năm 2018 tăng lên 4,395 ha, chiếm 32,64%, năm 2019 tăng lên 4,458 ha chiếm 46,64%. Mía là cây cơng nghiệp có quy mơ diện tích lớn nhưng có

53

đang có xu hướng giảm đi, năm 2017 mía có 10,381 ha chiếm 66,85%, năm 2018 giảm 8,471ha chiếm 62,91%, năm 2019 giảm xuống còn 4,470 ha, chiếm 46,77%.

Cây thực phẩm là cây trồng quan trọng và đang có xu hướng tăng lên: Năm 2017 cây thực phẩm có 7,608 ha chiếm 76,92%, năm 2018 tăng đạt 8,143 ha, chiếm 7,50%, năm 2019 tăng lên 8,164 ha, chiếm 7,80%. Trong cây thực phẩm rau quả và đậu các loại là những cây trồng chủ lực.

Các loại cây lâu năm chủ yếu là các cây ăn quả và cây chè như: cam, nhãn, vải, chè, đây là các loại cây trồng chủ lực và có thế mạnh ở miền núi phía Bắc nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Trong các loại cây ăn quả, cây cam là cây trồng chủ yếu và rất nổi tiếng mang tính đặc hữu của vùng miền được nhiều người tiêu dùng trong và ngồi tỉnh ưa chuộng, đồng thời có năng suất cao chất lượng tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất, khẳng định được thương hiệu sản phẩm giá trị thương hiệu của cam sành (Hàm Yên) và chuyển đổi hướng canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP; việc đăng ký nhãn hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa được đẩy mạnh, dần đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu như bưởi Soi Hà được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Việt, chè Bát Tiên Mỹ Bằng (Yên Sơn). Bên cạnh đó việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật giống cây, con có năng suất, chất lượng cao có giá trị kinh tế lớn, phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp, nơng thơn; cây cam năm 2017 có 4,926 ha chiếm 34,13%, năm 2018 tăng 5,535 ha chiếm 37,98%, năm 2019 tăng lên 6,071 ha chiếm 40,39%; bưởi năm 2017 có 1,563 ha chiếm 9,77%, năm 2018 tăng lên 3,681 ha chiếm 20,17%, năm 2019 đạt 3,681 ha chiếm 19,67%. Các loại cây nhãn, vải cũng có giá trị sản phẩm cao tuy chiếm tỷ lệ nhỏ.

Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng như trên đây cho thấy xu hướng phát triển trồng trọt của tỉnh là vừa phải, chú ý vấn đề an ninh lương thực trong điều kiện và khả năng có thể, vừa phải đẩy mạnh q trình phát triển sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa trên cơ sở khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.

54

3.2.2.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là ngành rất quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp của tỉnh, vì vậy trong quá trình phát triển ln ln được địi hỏi phải phát triển cân đối với ngành trồng trọt và phải trở thành ngành sản xuất chính. Thực tế trong những năm vừa qua ngành chăn ni của tỉnh Tun Quang đã có sự phát triển tương đối khá, tình hình chăn ni có những chuyển dịch rõ rệt, chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, với quy mơ lớn; mở rộng phát triển chăn ni theo hình thức gia trại, trang trại.

Bảng 3.10: Số gia súc, gia cầm của tỉnh Tuyên Quang

Vật ni Số lượng (con) Tăng bình quân

mỗi năm (%) 2017 2018 2019 Trâu 110.646 103.573 96.546 -6,59 Bò 33.456 35.197 35.580 3,13 Lợn 584.336 596.027 570.866 -1,16 Gia cầm 5.768.510 6.004.690 6.297.860 4,49

Nguồn: Tính tốn từ số liệu Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang 2017, 2018, 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)