Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 52 - 56)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang

3.2.1.1. Cơ cấu kinh tế và mức chuyển dịch

Theo cách tính Tài khoản quốc gia của ngành Thống kê thì Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tính theo giá hiện hành sẽ được sử dụng để tính cơ cấu kinh tế theo ngành. Theo đó GRDP sẽ bằng bằng tổng giá trị gia tăng của ba Khu vực ngành kinh tế cộng thêm Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Ba Khu vực ngành kinh tế là Khu vực I (các ngành nông lâm nghiệp, thủy sản); Khu vực II (các ngành công nghiệp - xây dựng) và Khu vực III (các ngành thương mại - dịch vụ). Trên cơ sở các số liệu về GRDP, giá trị gia tăng của mỗi Khu vực ngành kinh tế và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm sẽ tính ra tỷ lệ % của mỗi Khu vực ngành kinh tế và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong GRDP. Tính theo phương pháp này thì tỷ lệ các Khu vực ngành kinh tế và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019 được trình bày trong Bảng 3.1.

43

trừ trợ cấp sản phẩm mà chỉ bao gồm giá trị gia tăng của 3 Khu vực ngành kinh tế. Tỷ lệ % giá trị gia tăng của mỗi Khu vực ngành kinh tế trong tổng số giá trị gia tăng của cả 3 Khu vực ngành kinh tế tính theo giá hiện hành chính là cơ cấu theo ngành của nền kinh tế. Chúng ta có thể dễ dàng tính ra cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Tuyên Quang dựa trên cơ sở số liệu của Bảng 3.1, kết quả được trình bày trong Bảng 3.2.

Bảng 3.1: Tỷ lệ các bộ phận cấu thành GRDP tính theo giá hiện hành của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019

ĐVT: triệu đồng; % Khu vực 2017 2018 2019 I. GRDP (theo giá HH) 25.437.377 28.093.680 30.935.612 Khu vực I 7.103.535 7.734.015 8.309.520 Khu vực II 6.453.498 7.221.191 8.193.168 Khu vực III 10.861.414 11.996.949 13.192.308 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP 1.018.930 1.141.525 1.240.616

II. Cơ cấu GRDP 100,00 100,00 100,00

Khu vực I 27,93 27,53 26,86

Khu vực II 25,37 25,70 26,48

Khu vực III 42,70 42,71 42,64

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP 4,00 4,06 4,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2017, 2018, 2019

Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019

ĐVT: % Khu vực 2017 2018 2019 Bình quân mỗi năm Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 Khu vực I 29,09 28,70 27,98 28,59 Khu vực II 26,43 26,79 27,59 26,93 Khu vực III 44,48 44,52 44,43 44,47 Nguồn: Tính tốn từ số liệu Bảng 3.1

44

Bảng 3.2 cho thấy Tuyên Quang vẫn cịn là một nền kinh tế nơng nghiệp rất nặng nề. Tính bình qn mỗi năm trong giai đoạn 2017-2019 tỷ trọng nông lâm nghiệp, thủy sản trong GRDP vẫn chiếm rất cao, tới 28,59% trong khi công nghiệp - xây dựng lại thấp hơn cả nông nghiệp, chỉ chiếm 26,93%. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế cũng đang dịch chuyển theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể, Khu vực I có tỷ trọng giảm dần từ 29,09% năm 2017, xuống còn 28,70% năm 2018 và còn 27,98% năm 2019; Khu vực II tăng nhẹ từ 26,43% năm 2017, lên 26,79% năm 2018 và lên 27,59% năm 2019; Khu vực III có sự biến động với xu hướng giảm nhẹ, năm 2017 là 44,48%, tăng thành 44,52% năm 2018 và giảm nhẹ thành 44,43% năm 2019.

3.2.1.2. Tác động của tăng trưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự tăng trưởng nhanh chậm khác nhau giữa các Khu vực ngành kinh tế chính là nguyên nhân tác động dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Cũng theo cách tính tốc độ tăng trưởng của ngành Thống kê thì tốc độ tăng trưởng phải được tính dựa trên số liệu giá trị gia tăng theo giá so sánh 2010. Bảng 3.3 trình bày GRDP, giá trị gia tăng của 3 Khu vực ngành kinh tế và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm theo giá so sánh 2010. Trên cơ sở số liệu của Bảng 3.3 ta tính ra tốc độ tăng trưởng của GRDP và từng Khu vực ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang trong cùng giai đoạn và trình bày trong Bảng 3.4.

Bảng 3.3: GRDP giá so sánh 2010 tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2019

ĐVT: Triệu đồng Khu vực kinh tế 2016 2017 2018 2019 Tổng số (GRDP) 14.657.308 15.598.307 16.725.104 17.969.121 Khu vực I 4.409.076 4.592.493 4.811.307 5.045.489 Khu vực II 3.539.478 3.856.969 4.292.177 4.807.326 Khu vực III 6.108.519 6.522.066 6.939.935 7.392.262 Thuế sản phẩm 599.674 626.779 681.685 724.044

45

Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế Tuyên Quang, 2017-2019

ĐVT: %

Khu vực 2017 2018 2019 Bình quân mỗi năm trong 2017-2019 Tổng số (GRDP) 6,42 7,22 7,44 7,03 Khu vực I 4,16 4,76 4,87 4,60 Khu vực II 8,97 11,28 12,00 10,74 Khu vực III 6,77 6,41 6,52 6,56 Nguồn: Tính tốn từ số liệu Bảng 3.3

Bảng 3.4 cho biết trong giai đoạn 2017-2019 tất cả các khu vực kinh tế đều liên tục tăng trưởng khiến cho GRDR cũng liên tục tăng trưởng. Năm 2017 kinh tế Tuyên Quang tăng 6,42%, trong đó nơng lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,16%; công nghiệp - xây dựng tăng 8,97%; thương mại - dịch vụ tăng 6,77%. Năm 2018 kinh tế tỉnh tăng 7,22%, trong đó nơng lâm nghiệp thủy sản tăng 4,76%; cơng nghiệp - xây dựng tăng 11,28%; thương mại - dịch vụ tăng 6,41%. Năm 2019 kinh tế tỉnh tăng 7,44%, trong đó nơng lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,87%; công nghiệp - xây dựng tăng 12%; thương mại dịch vụ tăng 6,52%. Tính bình qn mỗi năm trong ba năm 2017-2019 kinh tế tăng trưởng 7,03%, trong đó nơng lâm nghiệp thủy sản tăng 4,6%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,74%; thương mại - dịch vụ tăng 6,56%.

Như vậy tính bình qn mỗi năm thì cơng nghiệp tăng mạnh nhất, nhanh hơn thương mại - dịch vụ 4,8%, nhanh hơn nơng lâm nghiệp, thủy sản 6,15%. Cũng tính bình qn mỗi năm thì thương mại - dịch vụ tăng nhanh hơn nông lâm nghiệp thủy sản 1,97%. Tốc độ tăng trưởng khác nhau qua các năm sẽ kéo theo tỷ lệ sản phẩm của mỗi khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cũng biến chuyển khác nhau qua thời gian và dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ta thấy rõ nền kinh tế Tuyên Quang đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH mạnh, với tỷ lệ công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng nhanh; sau đó là thương mại - dịch vụ cũng tăng tương đối nhanh cịn nơng lâm nghiệp, thủy sản tuy vẫn tăng nhưng mức tăng thấp hơn. Nếu đà tăng trưởng như giai đoạn 2017-2019 vẫn giữ được trong thời gian tới thì càng ngày kinh tế Tuyên Quang sẽ càng dịch chuyển mạnh theo hướng CNH-HĐH. So với cả nước và một số tỉnh trong khu vực trung du,

46

Miền núi Bắc bộ thì tốc độ tăng GRDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm của Tuyên Quang là tương đối phù hợp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang (Trang 52 - 56)