9.4.1.Đa số tục ngữ có vần, có nhịp a.Vần trong tục ngữ
-Vần liền bao gồm những câu tục ngữ có các khuôn vần được láy lại ở vị trí giữa câu, giữa chúng không có âm tiết trung gian nào cả : Ăn vả, trả sung; Đẹp vàng son, ngon mật mỡ;
Của một đồng công một nén; Khó cắn nhau, giàu ăn uống; Ếch tháng ba gà tháng bảy; Khôn đâu đến trẻ, khoẻ đâu đến già…Hoặc có những câu vần chuỗi: Đầu chép, mép trôi, môi mè;
Đói ăn sung, cùng ăn ngái, dại ăn khế; Hàm chó, vó ngựa, cựa gà, ngà voi…
-Vần cách gồm những câu tục ngữ mà giữa hai khuôn vần có ít nhất một âm tiết ngăn cách. Có thể là vần cách một âm tiết: Mái tóc là vóc con người; Bánh dày nếp cái, con gái họ Ngô; Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; Nhai kỹ người lâu, cày sâu tốt lúa…
Có thể là vần cách hai âm tiết: Vô tiểu nhân bất thành quân tử; Buôn tàu bán bẽ không bằng ăn dè hà tiện; Của rẻ là của ôi, của đầy nồi là của không ngon…Hay có thể là vần cách ba âm tiết: Nhất ngon là đầu cá gáy, nhất thơm là cháy cơm nếp; Việc người thì sáng, việc mình thì quáng; Tháng tám tre non làm nhà, tháng năm tre già làm lạt…
Hoặc là vần cách bốn âm tiết: Lo trẻ mùa hè không bằng lo bò què tháng sáu; Sợ mẹ cha không bằng sợ tháng ba ngày dài…
Vần cỏch năm õm tiết: Mộng một chơi nhà, mồng hai chơi ngừ, mồng ba chơi đỡnh; Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền như chơi…
Vần cách sáu âm tiết: Cá rô bàu Nón kho với nước tương Nam Đàn, gạo tháng mười cơm đánh tràn không biết no…
Ngoài ra còn có những câu gieo vần hỗn hợp, tức là trong một câu có nhiều cặp vần và khoảng cách giữa chúng không bằng nhau: Ăn cá trắm, uống rượu tăm, vật trăm trận; Bỏ con bỏ cháu không ai bỏ hai mươi sáu chợ Yên, bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám…
b. Nhịp trong tục ngữ
-Nhịp 1/1: Chim / thu / nhụ / đé; Bún / giá / cá / ruốc…
-Nhịp 2/2 : Uống nước / nhớ nguồn; Giậu đổ / bìm leo…
-Nhịp 3/3: Ăn trông nồi / ngồi trông hướng; Ếch tháng ba / gà tháng bảy…
-Nhịp 4/4: Bắt lợn tóm giò / bắt bò tóm mũi; Mua cua xem càng / mua cá xem mang…
-Nhịp 2/3: Hết nạc / vạc đến xương; Thầy già / con hát trẻ…
-Nhịp 2/4: Dẫu vội / chẳng lội qua sông; Không thầy / đố mày làm nên…
-Nhịp 2/5: Đường xa / cái bánh đa cũng nặng; Giấu giàu / không ai giấu được nghèo…
-Nhịp 3/4: Xem trong bếp / biết nết đàn bà; Lửa thử vàng / gian nan thử sức…
-Nhịp 3/5: Sợ hẹp lòng / không ai sợ hẹp nhà; Thà ăn muối / còn hơn ăn chuối chết…
-Ngoài ra còn có nhiều loại nhịp trong cùng một câu tục ngữ: Vui xem hát / nhạt xem bơi / tẻ tơi xem hội / bối rối xem đám ma / bỏ cửa bỏ nhà xem giảng thập điều…(3/3/4/5/8). Cũng có khi một câu tục ngữ được ngắt nhịp tuỳ theo cách hiểu, ví dụ: Nhất có râu / nhì bụng bầu và Nhất / có râu / nhì / bụng bầu; Cà cuống / chết đến đít / còn cay và Cà cuống/ chết đến đít còn cay hay Cà cuống chết đến đít / còn cay…
9.4.2. Tính đa nghĩa của tục ngữ
Tục ngữ thường có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen (nghĩa hẹp) thường cụ thể, tương đối chính xác, toát ra từ bản thân sự vật, hiện tượng do tục ngữ ghi lại. Nghĩa bóng (nghĩa rộng) trừu tượng hơn do việc mở rộng nghĩa của sự vật hoặc hiện tượng cá biệt vào nhiều sự vật hay hiện tượng khác.
Nghĩa đen quan trọng trong các câu về thời tiết, về lao động sản xuất. Nghĩa bóng quan trọng với những câu tục ngữ về kinh nghiệm ứng xử trong xã hội, các câu có tính chất triết học.
Nghĩa đen không mất mà giúp chúng ta hiểu nghĩa bóng của tác phẩm. Ví dụ: Cá mè đè cá chép (nghĩa đen là kinh nghiệm nuôi cá, cá mè sống ở tầng trên, cá chép sống ở tầng dưới;
nghĩa bóng chỉ việc cùng đồng loại mà lại đè nén nhau); Nhân vô thập toàn (nghĩa đen là lời nhận xét, nghĩa bóng là lời khuyên răn)…
Ngay trong những câu về con người và xã hội, nghĩa bóng lại bao gồm nhiều cấp độ nghĩa khác nhau tùy theo cách hiểu, hoàn cảnh, thời điểm phát ngôn và lĩnh hội câu tục ngữ ấy. Những bài viết gần đây thừa nhận tính đa nghĩa của tục ngữ.
9.4.3. Các thủ pháp tạo nghĩa a.So sánh (tỷ dụ)
-So sánh bằng: Một lần xa bằng ba lần đẻ; Lòng vả cũng như lòng sung…
-So sánh kém: Chửi cha không bằng pha tiếng…
-So sỏnh hơn: Xấu đều hơn tốt lừi…
-Nhất A nhì B: Nhất cận thị nhị cận giang…
b.AÅn duù
Các ẩn dụ trong tục ngữ được xác lập trên cơ sở mối liên hệ tương đồng. Cái cần so sánh thì ngầm ẩn đi, ví dụ: Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài; Mật ngọt chết ruồi…
c.Nhân cách hoá
Lấy hành vi, tính chất của người gán cho vật dựa trên mối quan hệ tương đồng: Mèo khen mèo dài đuôi; Mâm cao đánh ngã bát đầy…
d.Ngoa duù
Dựa trên cơ sở phóng đại, cường điệu kích thước quy mô, tính chất của đối tượng miêu tả: Tằm đói một bữa bằng lợn đói cả năm, Cứt cá hơn lá rau…
e.Chơi chữ
-Nói lái: Ra máu, rau má; Có mặt thằng Tây, vắng mặt thầy tăng…
-Đa nghĩa: Thèm lòng chẳng thèm thịt; Sợ hẹp lòng không sợ hẹp nhà…
-Đồng âm: Nói hay hơn hay nói..
-Đồng nghĩa, gần nghĩa: Lớn người to ngã; Tránh hùm gặp hổ..
-Nói ngược: Đau bụng thì uống nước sông, đau mắt lấy nhựa xương rồng mà bôi…
-Đảo từ: Hại nhân, nhân hại; Sinh sự, sự sinh…
g.Tỉnh lược
Ngắn gọn là yêu cầu, đồng thời là đặc điểm nổi bật của tục ngữ. Trong quá trình sáng tác và lưu truyền, tục ngữ luôn luôn được gọt dũa, trau truốt làm cho nó ngày càng gọn ghẽ, khúc chiết hơn, ví dụ: Mặt trăng có quầng thì trời hạn, mặt trăng có tán thì trời mưa Ỉ Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa Ỉ Quầng hạn, tán mưa…
***
Tục ngữ là cái túi khôn của dân gian, nó kết hợp giữa văn học với khoa học, lịch sử, phong tục…, với văn hoá nói chung, là bằng chứng sinh động của tính nguyên hợp, tính đa chức năng của văn học dân gian. Đó là lối nói, lối tư duy, lối ứng xử của nhân dân. Hiện nay có nhiều câu tục ngữ mới cùng với ca dao mới, truyện cười hiện đại làm nên sức sống của văn học dân gian. Nghiên cứu tục ngữ cần thận trọng trong xử lý những tục ngữ mới, không quy kết gaõy hieồu nhaàm.