Thần thoại mang đậm bản chất thần kỳ nên không thể dùng khái niệm yếu tố thần kỳ khi nghiên cứu thể loại này. Trong truyền thuyết, yếu tố thần kỳ cũng được sử dụng khá nhiều nhưng kết thúc tác phẩm có hậu hay bi kịch thường do lịch sử chi phối và yếu tố thần kỳ có xu hướng giảm dần trong truyền thuyết cận hiện đại. Có thể nói, do tác động của tín ngưỡng, do quy luật hư cấu tưởng tượng trong sáng tạo nghệ thuật, do lòng nhân đạo của dân gian nên yếu tố thần kỳ vẫn đậm đặc trong cổ tích như là kế thưà và phát triển truyền thống của thần thoại. Thần thoại không hoàn toàn mất đi, thời đại thần thoại qua đi nhưng thi pháp huyền thoại vẫn còn bảo tồn và phát huy trong cổ tích.
tố huyền thoại, hoang đường, kỳ ảo, hoang đường kỳ ảo, kỳ diệu, siêu nhiên, ngẫu nhiên, yếu toỏ thaàn kyứ…
4.4.1. Yeỏu toỏ thaàn kyứ Các dạng của yếu tố thần kỳ
Yếu tố thần kỳ trong cổ tích rất phong phú, có thể khái quát thành các dạng chủ yếu sau:
- Nhân vật thần kỳ: bụt (phật), tiên, thần, đạo sĩ (tạm gọi: phúc thần) và các nhân vật ma quái, phù thủy (tạm gọi: ác thần);
- Vật thần kỳ: thảm bay, hài vạn dặm, cung tên vàng, gươm thần, sách ước, gậy hồi sinh, thuốc trường sinh, niêu cơm thần, đàn thần…
- Sự biến hoá thần kỳ: sự sinh thành và sự biến dạng từ người thành động vật, thực vật, vật “vô tri” và ngược lại, sự mang lốt, sự cởi lốt của nhân vật, sự sống lại, sự hoá thân cuối các truyện Sự tích…
- Hoàn cảnh thần kỳ hoặc ngẫu nhiên, phi lý theo đơì thường nhưng hợp lôgic cổ tích, trong hoàn cảnh đó, những vật thường cũng phát huy sức mạnh như những vật thần kỳ.
- Không gian thần kỳ (không gian thiêng): Thiên dình, Tiên cảnh, Niết bàn, Long cung, Aâm phuû…
- Ngoài ra, có thể còn những dạng khác.
b. Vai trò của yếu tố thần kỳ
Yếu tố thần kỳ phát huy sức mạnh để hỗ trợ hoặc làm hại nhân vật chính diện, tùy theo nó đứng về phe THIỆN hay phe ÁC.
Yếu tố thần kỳ có vai trò quan trọng làm cho cốt truyện phát triển, thường dẫn đến kết thúc có hậu (Thạch Sanh làm vua, Tấm là hoàng hậu, Sọ Dừa thành quan trạng…).
Yếu tố thần kỳ là sản phẩm của tưởng tượng, là ước mơ, khát vọng của dân gian, làm cho cổ tích mang vẻ đẹp huyền diệu, linh thiêng, lãng mạn.
Yếu tố thần kỳ và kết thúc có hậu là hai trong những vấn đề cổ tích, trong đó, yếu tố thần kỳ là nguyên nhân, kết thúc có hậu là kết quả. Càng về sau, yếu tố thần kỳ có xu hướng nhạt dần, hoặc có sử dụng nhưng vai trò không quyết định, thậm chí có yếu tố thần kỳ nhưng vẫn kết thúc bi kịch, ví dụ: Hà Ô Lôi, Từ Thức.
Yếu tố tôn giáo bao hàm cả nhân vật tôn giáo, khái niệm tôn giáo và các giải pháp tôn giáo xuất hiện trong cổ tích như một khía cạnh của yếu tố thần kỳ. Nó là kết hợp tôn giáo và văn học, có tầm quan trọng trong nội dung và nghệ thuật cổ tích24.
Yếu tố thần kỳ có khi là nhân vật (nhân vật mang lốt), có khi là thành phần cốt truyện, nhiều khi là thủ pháp nghệ thuật, thậm chí là thủ pháp quan trọng nhất. Bởi thế, các nhà nghiên cứu cổ tích đều lấy nó làm một trong những tiêu chí để phân loại cổ tích (mục 4.7).
4.4.2. Kết thúc có hậu
Thuật ngữ này thông dụng trong giới nghiên cứu folklore. Kết thúc có hậu là một kết thúc mà nhân vật được nhận phần thưởng (sự ban thưởng) hay bị trừng phạt (sự trừng phạt) ở cuối truyện tuỳ theo nhân vật là Thiện hay Ác. Như vậy, có hậu là có hậu cho nhân vật chính diện, theo ước vọng của dân gian, có hậu trong sáng tạo văn chương chứ không phải trong đời thực. Trong truyện cổ tích của người Việt, cốt truyện thường diễn ra trong thế đối lập gay gắt giưà Thiện và Ác, kết thúc truyện thường có sự thưởng phạt rạch ròi, dù người có tha thứ nhưng trời chẳng tha (mẹ con Cám bị Tấm trừng phạt, mẹ con Lý Thông bị Trời đánh…). Với cổ tích Tây Nguyên, hầu hết nhân vật phản diện lại được sự tha thứ của nhân vật chính diện và của cộng đồng 25.
Kết thúc có hậu đối lập với mở đầu như một công thức, một motif cấu trúc truyện. Phần thưởng cho nhân vật chính diện là sự xinh đẹp, sự giàu cóù, sư lên ngôi (con rể nhà giàu, hoàng hậu, quan trạng, phò mã, đức vua), sự kết hôn. Trong các truyện cổ tích : Cây khế, Cây tre trăm đốt, Tấm Cám, Sọ Dưà, Thạch Sanh… sau khi phê phán xã hội thực tại, dân gian đã vẽ nên một xã hội lý tưởng, một xã hội phong kiến lành mạnh, mang dáng dấp dân gian. Khát vọng bình đẳng xã hội, giấc mơ công lý, công bằng, lòng nhân đạo, tinh thần lạc quan, lãng mạn của người sỏng tỏc và của cụng chỳng đó thể hiện rừ qua lối kết thỳc cú hậu này. Qua xó hội phong kiến lý tưởng, qua nhân vật quý tộc trong truyện và danh hiệu qúy tộc mà dân gian đã ban thưởng cho nhân vật yêu quý của mình, thế giới cổ tích hiện lên thật gần gũi và dễ thương. Nếu có cho rằng như thế là hạn chế thì chính là hạn chế của lịch sử, của thời trung đại, được chứng minh qua thành công và thất bại, ưu điểm và nhược điểm của khởi nghĩa nông dân, qua sự trì trệ của nông thôn phong kiến, của xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp, của quan niệm Nho giáo. Cuộc cách mạng ở đây là trong tư tưởng, bằng nghệ thuật.
4.4.3. Kết thúc không có hậu
Kết thúc có hậu được xem là quy luật của cổ tích nhưng không phải là lối kết thúc duy nhất của thể loại này. Có nhừng truyện kết thúc bi kịch mà giá trị không thua kém gì nếu so sánh với truyện cổ tích kết thúc có hậu: Trầu cau, Vọng phu, Táo quân, Sao Hôm sao Mai, Dã Tràng, Từ Thức, Trương Chi… Có thể dự đoán các nguyên nhân sau:
- Do truyện ra đời muộn, khi tư duy nói chung, tư duy nghệ thuật nói riêng đã phát triển ở mức độ cao, cái nhìn đối với hiện thực đã nghiêm nhặt hơn trong sáng tạo văn học dân gian;
- Do truyện được bồi đắp lớp văn hoá mới, dù tác phẩm ra đời từ thời cổ;
- Do thị hiếu công chúng thay đổi theo hướng đa dạng hoá, đòi hỏi sự phong phú các
“món ăn” tinh thần;
- Do vai trò của trí thức trong sưu tầm, biên soạn và sáng tạo thêm;
- Do giao lưu với các nền văn học, văn hoá khác;
- Do nguyên nhân khác.
Các khả năng có thể đúng nhưng còn tùy thuộc vào từng tác phẩm cụ thể. Tác phẩm Từ Thức gợi lên một số vấn đề của cổ tích nói riêng, văn học, văn hoá dân gian nói chung, như sau:
+ Một nhân vật không hài lòng với thực tại và tự mình tìm kiếm hạnh phúc;
+ Một câu truyện tình yêu: tình yêu trần gian và tình nam nữ ngoài lễ giáo;
+ Một cổ tích có sự hiện diện của tôn giáo (Nho-Phật-Đạo) và phi Nho, phi Phật, phi Đạo);
+ Một kết thúc bi kịch dù truyện có yếu tố thần kỳ;
+ Một quan niệm khác thường về không – thời gian ; + Một bằng chứng giao lưu văn hoá Việt -Trung;
+ Một ví dụ giao thoa văn học dân gian và bác học; vai trò của trí thức-nho sĩ trong việc
“cheựp” truyeọn daõn gian…
Nhìn chung, kết thúc truyện cổ tích theo hướng có hậu hay bi kịch đều là những cách kết thúc tác phẩm. Giá trị cổ tích phải từ nội dung –nghệ thuật của tác phẩm cụ thể, dù rằng kết thúc có hậu hợp “gu” công chúng thời xưa hơn còn kết thúc bi kịch lại gần với cảm nhận của người nay. Tuy nhiên, những tiền đề được tạo ra từ những cách tân như tác phẩm Từ Thức đã không được tiếp tục phát triển. Đó phải chăng là một trong những nguyên nhân làm chậm hình thành câu văn xuôi nghệ thuật và thể loại truyện ngắn hiện đại trong văn học viết Việt Nam trong khi lại có hẳn một truyền thống trọng thơ và một nền thơ ca khá phát triển ?