Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Vinh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh thành phố vinh của nhno&ptnn (Trang 49)

2. TG có kỳ hạn 750.652 87,94 804.987 87,27 803

2.2.4. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Vinh

nhánh NHNo&PTNT thành phố Vinh

Rủi ro tín dụng là vấn đề cần được quan tâm, vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh việc tăng trưởng hoạt động tín dụng, NHNo&PTNT thành phố Vinh vẫn tiếp tục duy trị việc quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế. Trong khi nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó khăn đã tác động xấu đến các doanh nghiệp khiến các ngân hàng phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng nợ xấu trong hoạt động tín dụng thì NHNo&PTNT thành phố Vinh vẫn kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu.Cụ thể:

Bảng 2.5: Tình hình nợ xấu của chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Vinh (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng dư nợ 585.345 605.450 636.555 Nợ dưới tiêu chuẩn 178 105 10 Nợ nghi ngờ 20 12 17 Nợ có khả năng mất vốn 48 42 61 Tỷ lệ nợ xấu 0,042% 0,026% 0,014%

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ xấu năm 2009-2011

Theo bảng số liệu ta thấy,tỷ lệ nợ xấu chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,042%, năm 2010 tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,039%.Bước sang năm 2011 tỷ lệ nợ xấu này ở mức 0,014% tổng dư nợ tín dụng.Xét trên mức trung bình toàn ngành ngân hàng là 2,5% thì đây là một kết quả rất khả quan. Đồng thời Phần lớn, các khoản nợ quá hạn đều có khả năng thu hồi là do được đảm bảo bằng tài sản có tính khả mại cao, chủ yếu là bất động sản.

Như vậy, trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của Ngân hàng khá ổn định và có xu hướng tốt hơn đi đôi với tăng trưởng quy mô tín dụng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2011 là một tín hiệu đáng mừng cho việc quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết. Ngoài ra, tỷ lệ trên còn phần nào phản ánh được chính sách thận trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.Đồng thời cho thấy chất lượng tín dụng của các khoản cho vay là tốt.

Sau đây là một số giải pháp quản trị rủi ro được áp dụng tại NHNo&PTNT thành phố Vinh:

Mô hình điểm số tín dụng: Hiện nay, quy trình chấm điểm tín dụng và

phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT đang được thực hiện theo

SV: Trần Thị Kim Đường Lớp: NHA -

hướng dẫn tại công văn số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007. Theo đó, căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn, NHNo&PTNT đã phân chia các khách hàng vay thành hai nhóm: Doanh nghiệp và cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình). Mô hình phân loại khách hàng đang được áp dụng trong hệ thống NHNO&PTNT tương đối đơn giản.Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp quản trị hệ thống thông tin tín dụng: Tổ chức tốt hệ thống thông tin tín dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho công

tác thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay.

Quản trị rủi ro tín dụng bằng biện pháp trích lập dự phòng.

Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để quản trị rủi ro do tổn thất tín dụng. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh thành phố vinh của nhno&ptnn (Trang 49)