Nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Công Thương Đống

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 191 (Trang 76 - 81)

2.2.2.3 :Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh

2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Công Thương Đống

Đa

2.2.3.1. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn

a) Tổng vốn đầu tư dự án

Cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án dựa trên các khía cạnh sau:

- Cán bộ thẩm định cần đánh giá tổng vốn đầu tư đã được tính tốn hợp lý hay chưa bằng cách so sánh với những dự án tương tự đã được thực hiện. So sánh các phương diện như sự khác biệt, hợp lý về suất đầu tư, phương án cơng nghệ...để tập trung tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.

- Cần xem xét tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết trong đó có tính đến các yếu tố làm tăng chi phí như trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng thay đổi tỷ giá ngoại tệ,...Từ đó đưa ra kết luận về cơ cấu vốn đầu tư để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa của Ngân hàng cho dự án.

- Nếu dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hay khi tổng mức vốn đầu tư mới được dự kiến, thì cán bộ tín dụng cần dựa vào số liệu đã thống kê ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính tốn.

- Ngồi ra, để đảm bảo hoạt động của dự án, cũng cần xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu nhằm làm cơ sở cho thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính hiệu quả tài chính sau này.

b) Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn đầu tư làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính tốn lãi vay và xác định thời gian vay trả. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần phải xem xét tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu vốn cho từng giai đoạn, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng giai đoạn để đảm bảo tiến độ thực hiện thi cơng. Bên cạnh đó, cần xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay khơng.

c) Nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt trong hồ sơ dự án, cán bộ tín dụng rà sốt lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, từ đó đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, cùng với kết quả phân tích tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Với từng loại nguồn vốn, cần xem xét chi phí, các điều kiện đi vay, từ đó cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của nguồn vốn dự kiến để có thể đánh giá được tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.

2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án

Cán bộ thẩm định dựa vào những kết quả đã tính tốn trong những phần trước để tính tốn các chỉ tiêu như: tính tốn chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, chí phí sửa chữa tài sản cố định, khấu hao TSCĐ, nợ phải trả, doanh thu dự kiến, chi phí sản xuất trực tiếp, nhu cầu vốn lưu động...

Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định sẽ thiết lập các bảng tính tốn hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Cán bộ thẩm định cần tính tốn được các chỉ tiêu sau:

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:

• NPV

• IRR

• ROE (với những dự án có vốn tự có tham gia)

• BEP (sản lượng, doanh thu hịa vốn)

Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ:

• Nguồn trả nợ hàng năm.

• Thời gian hồn trả vốn vay

• DSCR (Debt service coverage ratio) - chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án.

DSCR = N g c trung,dài h n ph i tr + Lãi vay trung,dài h nợ ốLNST + Kh u hao + Lãi vay trung,dài h nấạ ả ả ạ ạ

Tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực...sẽ được đề cập tới từng dự án cụ thể.

Các bước thực hiện tính tốn hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư.

Bước 1: Xác định mơ hình dự án đầu tư

Cán bộ tín dụng phải xác định mơ hình của dự án đầu tư phù hợp nhằm đảm bảo khi tính tốn phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Các loại mơ hình dự án đầu tư: Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn

Dự án xây dựng mới độc lập: Do các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng nên có thể dễ dàng trong việc tính tốn hiệu quả dự án.

Dự án mở rộng nâng cơng suất: Hiệu quả dự án được tính tốn trên cơ sở đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là các tiện ích, bán thành phẩm được sử dụng từ dự án hiện hữu và đầu vào mới là cho phần công suất tăng thêm.

Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất: Hiệu quả dự án được tính trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu từu việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu đầu ra.

Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hóa quy trình sản xuất và mở rộng nâng cơng suất: Tính tốn hiệu quả dựa trên chênh lệch giữa đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư.

Bước 2: Phân tích và ước định số liệu cơ sở tính tốn

Dựa vào những phân tích đánh giá về thị trường, cung cầu sản phẩm của dự án, báo cáo khả thi và báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới, cán bộ thẩm định tiến hành ước tính:

Sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu.

Chi phí bán hàng, các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân cơng, chi phí quản lý, khấu hao, chi phí tài chính, thuế các loại...

Bước 3: Thiết lập bảng tính thu nhập và chi phí và các bảng tính trung gian

Bảng tính thu nhập và chi phí là bảng thơng số có vai trị rất quan trọng vì đây là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính tốn. Các bảng tính tốn thơng qua liên kết công thức với bảng thông số. Căn cứ vào bảng tính này để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. Khi chuyển hướng phân tích,

thay đổi các giả định thì cán bộ tín dụng có thể kiểm sốt ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót.

Một số bảng tính thơng thường:

- Bảng tính sản lượng và doanh thu

- Bảng tính chi phí hoạt động

- Bảng tính chi phí nguyên vật liệu

- Bảng tính chi phí quản lý, bán hàng

- Lịch khấu hao

- Bảng tính lãi vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn

- Bảng tính nhu cầu vốn lưu động

Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch. Tùy từng dự án có mức độ phức tạp và đặc điểm riêng mà số lượng và nội dung các bảng tính trung gian sẽ khác nhau.

Bước 4: Lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính tốn khả năng trả nợ của dự án, phân tích độ nhạy và phân tích viễn cảnh.

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh để tính được các chỉ tiêu:

- Lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu

- Lợi nhuận sau thuế/ Vốn tự có (ROE)

- Lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn đầu tư (ROI) Cách xác định:

Lợi nhuận chịu thuế = Lợi nhuận trước thuế - Lỗ lũy kế các năm trước được khấu trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc Luật đầu tư nước ngồi.

Dịng tiền hàng năm của dự án = Khấu hao cơ bản + Lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế + Các nguồn khác.

- NPV: Ý nghĩa:

• NPV = 0: Dòng tiền của dự án chỉ đủ để hoàn vốn đầu tư và cung cấp một tỷ lệ lãi suất theo u cầu cho khoản vốn đó.

• NPV >0: Dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả nợ và cung cấp một tỷ lệ lãi suất yêu cầu cho người sở hữu cơng ty.

• NPV <0: Dịng tiền của dự án khơng đủ để hoàn vốn đầu tư. Tiêu chuẩn lựa chọn dự án: Lựa chọn dự án có NPV >0

- IRR:

Tiêu chí lựa chọn dự án: Lựa chọn dự án có IRR > tỷ lệ chiết khấu

Ngoài ra, cán bộ thẩm định cần lập bảng cân đối trả nợ và bảng tính điểm hịa vốn.

Dịng tiền của dự án trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ 03 nhóm sau đây:

- Dịng tiền từ hoạt động kinh doanh: Có 2 cách lập là trực tiếp và gián tiếp nhưng thường dùng cách gián tiếp. Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí tiền mặt như khấu hao và lãi vay, sau đó điều chỉnh cho khoản vay thay đổi nhu cầu vốn lưu động.

- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Dòng tiền ra bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động. Dòng tiền vào bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ.

- Dịng tiền từ hoạt động tài chính: Dịng tiền vào bao gồm các khoản như ghép vốn tự có, vốn vay. Dịng tiền ra bao gồm các khoản phải trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng.

Phân tích rủi ro bao gồm:

• Phân tích độ nhạy một chiều

• Phân tích độ nhạy hai chiều

• Phân tích viễn cảnh

Sau đó tính tốn các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính dự án

Bước 5: Lập bảng cân đối kế hoạch

Nhằm cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án và tính các tỷ số (tỷ số thanh tốn, địn cân nợ...) của dự án trong năm kế hoạch.

Nguyên tắc lập: Tài sản = Nguồn vốn

Tài sản lưu động + TSCĐ = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + (Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao lũy kế) = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của NHTMCP công thương việt nam chi nhánh đống đa khoá luận tốt nghiệp 191 (Trang 76 - 81)