2.2.2.3 :Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.3.1. Ket quả đạt được của chi nhánh
• về đội ngũ cán bộ thẩm định:
Các cán bộ thẩm định của Chi nhánh đều có trình độ đại học trở lên, được đào tạo bài bản về lĩnh vực ngân hàng tài chính. Hơn nữa, ngồi những cán bộ thẩm định đã có kinh nghiệm lâu năm thì có một lượng khơng nhỏ các cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động vì vậy tiếp thu, học hỏi nhanh và sáng tạo trong việc áp dụng quy trình. Đây là yếu tố khích lệ trong quá trình làm việc và đạt kết quả cao hơn, tránh được những sai sót. Bên cạnh đó, là một Chi nhánh lớn và có bề dày hoạt động lâu năm, các cán bộ quản lý của Chi nhánh Đống Đa đã phân công công việc hợp lý và quản lý công tác thẩm định chặt chẽ, thường xuyên nhắc nhở, chỉ đạo cấp dưới hồn thành tốt nhiệm vụ.
• về nguồn thông tin và trang thiết bị phục vụ cơng tác thẩm định tài chính:
Nguồn thơng tin đa dạng, được cán bộ thẩm định thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Ngồi thơng tin chủ yếu thu thập từ khách hàng thì cán bộ chi nhánh đã khai thác được các thông tin bên ngồi từ sách, báo, internet , hệ thống thơng tin lưu trữ của Ngân hàng Công Thương và đặc biệt là thông tin từ trung tâm CIC của Ngân hàng Nhà nước. Với những thông tin phong phú giúp cho hoạt động thẩm định tài chính được chính xác và hiệu quả hơn nhiều.
Với trụ sở chính mới đi vào hoạt động từ năm 2011, đây là một lợi thế của Chi nhánh Đống Đa trong hoạt động kinh doanh nói chung và cơng tác thẩm định tài chính nói riêng. Trụ sở mới được trang bị hệ thống hiên đại và có hệ thống máy tính nối mạng nội bộ, được cài đặt một số phần mềm dùng cho thẩm định tài chính dự án. Cơng nghệ thông tin hiện đại đã góp phần làm cho cơng tác thẩm định tài chính được nhanh gọn và chính xác, rút ngắn thời gian thẩm định so với trước đây.
• về nội dung và quy trình thẩm định:
Nội dung thẩm định của Ngân hàng Công Thương đã khá đầy đủ và chi tiết về các nội dung liên quan đến thẩm định tài chính dự án. Khi tiến hành thẩm định, các cán bộ đã kết hợp những hướng dẫn trong quy trình cùng với những nhận xét, đánh giá của mình mà chất lượng thẩm định đã được nâng cao, hầu hết các dự án đều thu được nợ, không để nợ xấu và nợ quá hạn. Phương pháp thẩm định của Chi nhánh cũng khoa học và logic, đưa ra nhiều phương pháp khác nhau cho cán bộ tín dụng lựa chọn, phù hợp với từng dự án. Chi nhánh Đống Đa cũng đã xây dựng được quy trình hồn thiện, đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả và rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo những tiêu chí đã đưa ra.
Tuy nhiên, ngoài những kết quả đã đạt được trong những năm qua thì cơng tác thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh vẫn còn một số những hạn chế cần được khắc phục để hoàn thiện hơn nữa.
2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại của chi nhánh
Bên cạnh những thành cơng đã đạt được thì việc tìm ra những hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra nguyên nhân và những giải pháp khắc phục để hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng không thu hồi được nợ. Một số hạn chế đó là:
> Một số nội dung hướng dẫn trong quy trình cịn chung chung, dàn trải, khơng chi tiết, cụ thể khiến cán bộ thẩm định lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong q trình áp dụng và thực hiện.
> Các phương pháp tiến hành thẩm định tài chính chủ yếu là phương pháp truyền thống như theo trình tự và so sánh các chỉ số, cịn ít sử dụng phương pháp dự báo, phân tích viễn cảnh.
> Ngân hàng chỉ sử dụng một số chỉ tiêu như NPV,IRR, DSCR, BEP( sản lượng doanh thu hịa vốn) ... mà ít sử dụng các chỉ tiêu khác.
> Những thơng tin về tình hình doanh nghiệp cũng như tài chính doanh nghiệp cịn thiếu sót nhiều. Chi nhánh chưa nắm bắt được hết tình hình thực tế của doanh nghiệp.
> Chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy một chiều và hai chiều để dự đoán rủi ro dự án. Tuy nhiên, trên thực tế, với diễn biến thị trường phức tạp thì có thể có nhiều yếu tố cùng thay đổi một lúc nên cần phải sử dụng phân tích nhiều biến đồng thời.
> Lãi suất mà Chi nhánh sử dụng vẫn thường là lãi suất cho vay. Nhưng với từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực khác nhau thì lãi suất mà chủ đầu tư yêu cầu có thể khác với lãi suất cho vay của ngân hàng. Vì thế mà ngân hàng cần xem xét tính tốn chỉ tiêu lãi suất vốn trung bình WACC.
> Ngân hàng cịn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án khơng mang nhiều ý nghĩa, có thể làm mất đi cơ hội vay vốn cho khách hàng.
> Lạm phát trong nền kinh tế xảy ra thường xuyên nhưng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cịn chưa tính tới lạm phát.
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
❖ Nguyên nhân chủ quan
- Về nguồn nhân lực: Các cán bộ trong phịng thẩm định khơng phải ai cũng có
kiến thức tồn diện về các lĩnh vực trong nền kinh tế và kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực nên còn thiếu am hiểu về vấn đề kỹ thuật trong nhiều dự án. Hơn nữa, do lực lượng cán bộ thẩm định còn mỏng nên với khối lượng công việc lớn, cán bộ thẩm định chịu sức ép về thời gian cũng như hiệu quả cơng việc nên ít nhiều ảnh hưởng tới cơng tác thẩm định tài chính dự án. Đội ngũ cán bộ thẩm định đa số là những cán bộ trẻ, mặc dù có năng lực, nhiệt tình, sáng tạo nhưng
cịn thiếu kinh nghiệm nên trong một thời gian ngắn Chi nhánh chưa thể đào tạo được và các cán bộ này cũng cần thời gian để làm quen và thành thạo quy trình.
- Ve nguồn thông tin: Do khối lượng công việc tại Chi nhánh còn nhiều, cộng với thời gian và kinh phí đi lại tới khảo sát thực tế tại doanh nghiệp cịn eo hẹp nên việc thu thập thơng tin và đánh giá của cán bộ cịn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống lưu trữ thơng tin của Chi nhánh cịn chưa đồng bộ và khoa học, chưa phân chia theo từng ngành và lĩnh vực cụ thể nên cũng khiến cho cán bộ thẩm đinh tốn thời gian để tra cứu và tìm hiểu.
❖ Nguyên nhân khách quan
- Do môi trường kinh tế vĩ mô trong và ngồi nước cịn nhiều biến động, làm cho cơng tác dự báo khó khăn, các chỉ số như lạm phát, tỷ giá, lãi suất thay đổi khó lường, khiến cho các cán bộ ngân hàng khó có thể dự đốn được. Hơn nữa, do những chính sách văn bản và pháp luật ban hành cịn thiếu và chưa đồng bộ gây khó cho các chủ đầu tư trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh của mình.
- Hiện nay, số lượng các ngân hàng trong và ngoài nước, các chi nhánh, văn phòng đại diện ở Hà Nội rất nhiều. Việc này đã gây ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, vì vậy việc thẩm định tài chính cũng như thẩm định dự án phải được tiến hành nhanh gọn, tránh để mất khách hàng. Cho nên điều này đã góp phần làm cho cơng tác thẩm định tài chính chỉ chú trọng tới một số chỉ tiêu cơ bản, rút ngắn thời gian thẩm định để có thể có được cơ hội kinh doanh với khách hàng.
- Các dự án đầu tư thường được thực hiện trong thời gian khá dài. Vì thế mà doanh thu, chi phí, các chỉ tiêu của dự án cũng bị thay đổi gây khó khăn cho cán bộ thẩm định để có thể tính tốnh chính xác hiệu quả tài chính dự án.
- Các chủ đầu tư luôn muốn vay được vốn từ ngân hàng nên họ có thể họ đã cung cấp những thông tin sai lệch về tài chính dự án cũng như che giấu tình hình tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng tới kết quả thẩm định của cán bộ có thể bị sai lệch.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY THEO Dự ÁN ĐẦU TƯ
CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA