(Nguồn: http://investor. Vietinbank. vn/SymbolCompare. aspx)
- MB là một trong ba ngân hàng đã áp dụng Điều 7 (phân loại định tính) của Quyết định 493 về phân loại các khoản vay từ năm 2007. Cách tiếp cận này đuợc coi là chặt chẽ và khá sát với tiêu chuẩn quốc tế Basel 2 và Thông tu 02 của Ngân hàng Nhà nuớc, sẽ đuợc áp dụng từ ngày 1 tháng 6 năm 2014. Do đó, con số tỷ lệ nợ xấu mà MB báo cáo sát với thực tế hơn so với nhiều ngân hàngkhác trong ngành;
- MB đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân và SME sử dụng phuơng pháp thống kê tiên tiến hơn, dẫn đến độ chính xác cao hơn. MB cũng là một trong số ít các ngân hàng đầu tiên áp dụng phuơng pháp VAR vào đo luờng rủi ro hoạt động và rủi ro thị truờng cho danh mục chứng khoán giao dịch. Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu của việc áp dụng Basel 2 trong quản lý rủi ro, kết quả đạt đuợc cho đến nay của MB rất đáng khích lệ.
Việc áp dụng Thơng tu 02 sẽ có những ảnh huởng tiêu cực đến tài sản và lợi nhuận của các ngân hàng, tuy nhiên, đối với MB có thể sự ảnh huởng của Thông tu 02 sẽ ở mức thấp hơn so với các NHTM khác.
2.1.2.3. Chất lượng Tài sản có khác
MB là ngân hàng có tỷ trọng tài sản có trên tổng tài sản cao trong hệ thống ngân hàng, trung bình chiếm khoảng 5%.
44
Sự tăng lên của Tài sản có của MB năm 2013 chủ yếu là do có sự tăng lên của khoản mục Các khoản phải thu, trong đó tăng mạnh nhất là chỉ tiêu “Các hợp đồng mua và cam kết bán lại chứng khoán”. Cụ thể, chỉ tiêu này đã tăng hơn 12 lần từ 120,5 tỷ năm 2012 lên hơn 1459 tỷ năm 2013. Đây là một chỉ tiêu mà ngân hàng cũng cần hết sức lưu ý bởi nó có thể gây ra rủi ro tiềm tàng.
2.1.3. Trạng thái thanh khoản
2.1.3.1. Sự biến động của các TSC có tính thanh khoản cao
Biểu đồ 2.13. Cơ cấu tài sản có có tính thanh khoản cao của MB
Nhìn chung, tài sản có tính thanh khoản cao của MB đang có xu hướng giảm cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng tài sản. Đặc biệt, năm 2013 tỷ trọng giảm mạnh từ 28% năm 2012 xuống còn 17%, giảm chủ yếu là ở khoản mục “Tiền gửi và cho vay
45
các TCTD khác” do tình hình chung của cả nền kinh tế, tình hình kinh tế đang gặp khó khăn nên nhu cầu đầu tư và cho vay trên thị trường liên ngân hàng của các ngân hàng cũng giảm. Tuy tỷ trọng tài sản thanh khoản có giảm nhưng vẫn ở mức cao trong hệ thống ngân hàng.
2.1.3.2. Cơ cấu tiền gửi của khách hàng
Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của MB vẫn tập trung chủ yếu vào đồng nội tệ, chiếm hơn 75% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, huy động vốn bằng ngoại tệ của MB cũng chiếm một tỷ trọng tương đối cao so với các ngân hàng trong hệ thống, chiếm 19% tính đến cuối năm 2013.
Biểu đồ 2.14. Cơ cấu tiền gửi của khách hàng tại MB theo loại tiền và đối tượng
Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của MB khơng có sự thay đổi nhiều qua các năm và tập trung chủ yếu vào nhóm các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động của MB có độ ổn định cao và chi phí thấp do lợi thế từ các cổ đông sáng lập mang lại, mặt khác, MB là ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp quân đội nên đây cũng là một lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong ngành.
Bên cạnh việc triển khai đa dạng hóa các sản phẩm huy động truyền thống, việc phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại với nhiều chương trình huy động vốn mới được triển khai bằng các hình thức: sản phẩm tiết kiệm điện tử, chứng chỉ tiền gửi phát hành qua VNPost, sản phẩm Bank Plus, dự án Private Banking... MB đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đảm bảo một nguồn vốn ổn định cho ngân hàng trong tương lai.
46
Do có quan hệ mật thiết với các khách hàng lớn và các doanh nghiệp trong quân đội nên ngân hàng có một số lợi thế nhất định nhu cung cấp dịch vụ trả luơng qua thẻ cho Viettel, thanh toán dịch vụ cho các đối tác của Tập đoàn Tân Cảng, dịch vụ thu thuế cho Cục Hải Quan và Kho Bạc Nhà Nuớc. Vì vậy tiền gửi khơng kỳ hạn tại MB chiếm tỷ lệ khá cao, ln trên 27%, so với mức trung bình của hệ thống ngân hàng là gần 20%.
2.1.3.3. Tương quan giữa tiền gửi và cho vay
Biểu đồ 2.15. Cơ cấu tiền gửi và cho vay theo kì hạn tại MB
Qua các năm từ 2010 đến nay, tỷ trọng cho vay ngắn hạn cơ bản đuợc duy trì ở mức trên 65%, cho vay dài hạn khoảng 13%, còn lại là cho vay trung hạn. Trong cơ cấu tiền gửi, tiền gửi có kì hạn cũng chiếm trên 55%, trong đó chủ yếu vẫn là kỳ hạn duới 1 năm (ngắn hạn) khoảng 80%. Do chủ yếu các khoản tiền gửi của khách hàng (80%) tập trung ở kỳ hạn duới 3 tháng nên chênh lệch thanh khoản ròng duới 3 tháng ln bị âm, đây cũng là tình trạng thuờng xảy ra ở các ngân hàng.
2009 2010 2011 2012 2013 ROA___________________ 2.1 % 2.0 % 1.5% 1.5% 1.3 % ROE___________________ 20.8% 22.1 % 20.7% 20.6% 16.3 % NIM___________________ 3.5 % % 4.3 4.7% 4.6% % 3.8
Thu từ lãi/Thu ngoài lãi 2,2 6
6,18 -69,63 5,80 3,99
Tỷ suất lợi nhuận ròng 41.3% 41.9
% 41.3% 29.5% %29.8
47
Cùng với xu thế hiện nay, MB cũng siết chặt hơn việc cấp tín dụng, do đó Ngân hàng ln duy trì tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động - LDR dưới 100% để đảm bảo khả năng thanh khoản. Tỷ lệ LDR của MB ở mức rất an toàn so với hệ thống, thấp hơn hầu hết các ngân hàng.
Biểu đồ 2.17. So sánh tỷ lệ LDR giữa một số NHTMCP năm 2013
2.1.4. Phân tích khả năng sinh lời
2.1.4.1. Cơ cấu thu nhập
Cơ cấu các khoản thu nhập của MB vẫn đến từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống, trong đó thu nhập lãi thuần vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 80%.Tuy thu nhập lãi thuần đang có xu hướng giảm nhưng về con số tuyệt đối thì nó vẫn tăng, đặc biệt, năm 2011 tỷ trọng thu nhập lãi thuần đạt hơn 100% là do các khoản lỗ kinh doanh ngoại hối và đầu tư là cho tổng thu nhập của MB còn thấp hơn so với thu nhập từ lãi.
Biểu đồ 2.18. Cơ cấu thu nhập của MB giai đoạn 2010-2013
48
Hoạt động dịch vụ cũng góp khoảng 10% thu nhập cho Ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ đang có xu huớng giảm từ 14% năm 2010 xuống cịn 10% năm 2013.
Qua cơ cấu thu nhập của MB có thể thấy rằng hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tu chứa đựng nhiều rủi ro, nhạy cảm với diễn biến thị truờng. Trong giai đoạn thị truờng chứng khoán còn khởi sắc (2008-2009), MB ghi nhận thu nhập lãi lớn từ thị truờng này, chiếm khoảng 8% thu nhập, song sang đến năm 2010 và 2011 nền kinh tế gặp khó khăn, thị truờng chứng khốn ảm đạm, MB đã phải gánh chịu những khoản lỗ lớn từ hoạt động đầu tu chứng khoán. Giai đoạn 2012- 2013, tình hình kinh tế có chuyển biến tốt và thị truờng chứng khốn có xu huớng hoạt động trở lại, MB cũng dần thu đuợc lợi nhuận từ hoạt động này nhung tỷ trọng thu nhập cũng không cao. Thêm nữa, khoản mục thu nhập khác lại tăng một cách đột biến từ 3% năm 2012 lên 8% năm 2013 là do MB thu đuợc khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng.
2.1.4.2. Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời
Lợi nhuận của MB nói chung đã giảm trong giai đoạn 2009-2013. Tỷ suất lợi nhuận ròng giảm đáng kể từ khoảng 41% giai đoạn 2009-2011 xuống duới 30% trong năm 2012 và 2013. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cũng giảm từ đỉnh 4,66% năm 2011 xuống còn 3,68% năm 2013. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác, tỷ lệ NIM của MB vẫn ln đuợc duy trì ở mức cao.
ROA và ROE cũng theo đà giảm, ROA đã đuợc giảm dần từ 1,59% năm 2009 xuống 1,26% năm 2013. ROE đạt đỉnh điểm 22,06% năm 2011, nhung đã giảm 4,1% trong năm 2012 và giảm thêm 3% trong năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng truởng lợi nhuậngiảm mạnh(từ 68% năm 2009 xuống còn -1% năm 2013) trong khi đó, tốc độ tăng truởng vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng truởng tài sản có giảm nhung giảm ít hơn (vốn chủ từ 56% xuống còn 18% và tài sản từ 56% xuống còn 3%). Sự sụt giảm này nguyên nhân khách quan là do bối cảnh suy thoái chung của nền kinh tế, tuy nhiên, những con số của MB vẫn ở mức cao so với con số trung bình ngành.