nhân năm 2009) 1 -13,42% 15.937,1 75,54% 17.745,5 11,34% 16.732,4 -5,71% Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/ Tổng dư nợ 43,02 31,13 27,99 23,19 16,07
Năm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Số lượng giao dịch (triệu giao
dịch) 0,39 0,6 0,93 1,35 2,052
về số tuyệt đối, dư nợ cho vay từ hoạt động bán lẻ khơng có sự biến động mạnh qua các năm. Ngoại trừ năm 2012 do sáp nhập HBB nên số liệu cho vay cá nhân tăng mạnh, lên mức 15.937 tỷ, tương ứng mức tăng 75,54%. Nhưng nhìn về tốc độ tăng trưởng, có sự biến động đột ngột và không theo quy luật. Cụ thể, nếu cho vay cá nhân tăng 200% vào năm 2010, thì đến năm 2011 lại giảm 13,42%, chỉ đạt hơn 9.000 tỷ. Năm 2012, tốc độ tăng là 75,54%, nhưng đến năm 2013 tăng nhẹ, chỉ 11,34%, ở mức 17.745 tỷ . Đến năm 2014, huy động vốn từ cá nhân lại giảm, đạt 16.732 tỷ đồng.
Tỷ trọng cho vay KHCN trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm, nguyên nhân không phải do SHB không đáp ứng được nhu cầu vay cá nhân, mà do sự tăng tuyệt đối và tương đối từ cho vay doanh nghiệp. SHB ln đánh giá, phân tích tình hình tài chính của KH trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, cân nhắc linh hoạt giữa tính an tồn của khoản vay và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. SHB đã chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với từng loại hình tín dụng, kỳ hạn, và theo mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường và quy định của NHNN. Mặt khác, luôn triển khai nhiều sản phẩm cho vay ưu việt và ưu đãi, cụ thể: chương trình ưu đãi lãi suất 5%/năm “5 phát lộc- vay phát tài” với tổng hạn mức lên tới 5000 tỷ đồng, cho vay mua nhà theo gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Nhờ đó, tín dụng cho cá nhân tăng trưởng bền vững, tạo điều kiện cho SHB phát triển dịch vụ và tăng doanh thu.
Xét về tỷ trọng dư nợ hoạt động bán lẻ, ta thấy có sự giảm dần trong tỷ trọng trên tổng dư nợ. Nguyên nhân do tổng dư nợ tăng rất mạnh qua các năm, chủ yếu đến từ bộ phận khách hàng doanh nghiệp. Điều này là hợp lí do KHCN có tâm lí e ngại khi đến ngân hàng giao dịch, đôi khi hạn chế trong việc tiếp cận thơng tin trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, ngân hàng thường là người chủ động đi tìm kiếm khách hàng cho vay, còn KHDN, với cơ cấu tổ chức và các bộ phận chuyên biệt, thường có nhu cầu đi vay để phát triển sản xuất kinh doanh nhiều hơn, khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng thấu đáo hơn.
Biểu đồ 2.4: Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân giai đoạn 2010-2014
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Dư nợ cho vay cá nhân
-------Tăng trường tín
dụng cá nhân
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo thường niên giai đoạn 2010-2014)
2.1.1.1. Hoạt động cung ứng dịch vụ
> Dịch vụ thanh toán
Hiện nay, SHB cung cấp dịch vụ thanh toán dưới 2 hình thức: thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.