2.1. Khái quát thực trạng định giá tài sản đảm bảo của các ngân hàng thương
2.1.1.2 Đối với tài sản đảm bảo là động sản:
Hiện nay,hoạt động cho vay thế chấp động sản tại Việt Nam còn chưa phát triển, tài sản đảm bảo vẫn chủ yếu là bất động sản (chiếm đến 60% khối lượng tài sản đảm bảo tại các ngân hàng). Tuy nhiên, trong hoàn cảnh giá cả bất động sản đang lao dốc, có lẽ loại tài sản đảm bảo này khơng thực sự đem lại an tồn cho các ngân hàng, mà ngược lại, nó đang làm cho tình trạng nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao. Vì vậy, một biện pháp được đưa ra là đa dạng hóa tài sản đảm bảo bằng cách tăng tỷ lệ tài sản thế chấp bằng động sản và giảm tỷ lệ tài sản đảm bảo là bất động sản. Tuy nhiên, hiện nay do công tác quản lý tài sản tại ngân hàng chưa tốt nên việc nhận thế chấp TSĐB là động sản còn gặp nhiều rủi ro:
Thứ nhất là rủi ro xuất phát từ khả năng quản lý kiểm tra và giám sát từ phía ngân hàng đối với tài sản thế chấp. Trong thời hạn cho vay, ngân hàng luôn cần phải kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, đối với tài sản đảm bảo là động sản thì việc này gặp khơng ít khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động hành nghề trong lĩnh vực xây dựng. Các đầu xe, máy hoạt động ở rất nhiều cơng trình từ đơ thị, đồng bằng đến miến núi xa hẻo lánh. Vì vậy các ngân hàng cũng khó lịng biết được tình trạng tài sản thế chấp này như thế nào, liệu có mất mát hay hỏng hóc gì khơng, và điều này sẽ tiềm ẩn những rủi ro lớn cho ngân hàng nếu tài sản thế chấp khơng cịn được như ban đầu.
K
Thứ hai, đó là rủi ro bất khả kháng đối với tài sản đảm bảo. Do là động sản, nên loại tài sản này không thể nằm im trong kho để chịu quản lý của ngân hàng, mà lnvận động trong q trình doanh nghiệp khai thác và sử dụng. Chính vì vậy mà nó ln tiềm ẩn các rủi ro như: tai nạn giao thông đối với những đầu xe, máy tham gia giao thông; tai nạn do thiên tai mang lại đối với những đầu xe, máy hoạt động ở những vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa bị nước lũ cuốn trơi. Chưa nói đến những mất mát về tài sản do bị các cơ quan chức năng tịch thu vì chủ tài sản hoặc người sử dụng tài sản vi phạm pháp luật.. .Tuy các ngân hàng đã quy định việc mua bảo hiểm nhưng thiệt hại đối với ngân hàng vẫn là không tránh khỏi nếu KH không trả được nợ và tài sản đảm bảo lại gặp rủi ro bất khả kháng.
Thứ ba, đó là rủi ro liên quan đến việc định giá tài sản đảm bảo. Nếu các nhân viên định giá tại các ngân hàng định giá không đúng giá trị tài sản đảm bảo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay vảu NH, nhất là khi định giá quá cao. Nếu KH không trả được nợ, ngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản, do việc định giá quá cao sẽ dẫn đến việc NH khơng thu đủ vốn, từ đó ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động chung của NH. Cụ thể các sai sót trong khâu định giá động sản sẽ được làm rõ trong phần sau.
Thực tế đã có rất nhiều trường hợp các ngân hàng gặp rủi ro trong việc nhận TSĐB động sản. Ví như trường hợp của cơng ty chế biến thủy sản An Khang (Cần Thơ) đã dùng 2 kho hàng 300 tấn thực phẩm đông lạnh, nhưng lại được kê lên 1.000 tấn, để thế chấp vay vốn cùng lúc tại 5 ngân hàng. Khi 5 ngân hàng cịn đang tìm phương án giải chấp 2 kho hàng để thu hồi khoản nợ 305 tỷ đồng, thì lãnh đạo Cơng ty An Khang đã mở kho cho nông dân vào lấy sạch hàng trừ nợ tiền mua cá. Hậu quả là do khơng kiểm sốt lượng hàng hóa tồn kho thế chấp mà các ngân hàng này không thể xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Một vụ viêc khác tại Công ty cổ phần kinh doanh kim khí Hải Phịng, cơng ty có dư nợ và lãi phát sinh hơn 46 tỷ đồng tại Chi nhánh Vietcombank Hải Phòng. Nhưng tài sản thế chấp cho khoản vay này là hàng tồn kho (gồm 1.635 tấn thép cuộn và 2.280 tấn thép tấm) đã được công ty này tiêu thụ mà ngân hàng khơng hay biết
Có thể thấy hoạt động cho vay đảm bảo bằng động sản chứa đựng nhiều rủi
ro, tuy nhiên nếu có các biện pháp hạn chế và khắc phục các rủi ro này thì việc nhận thế chấp bằng động sản sẽ rất tốt trong hoàn cảnh mà TSĐB phổ biến của các ngân hàng hiện nay là bất động sản đang gặp nhiều bất ổn.