3.3. Một số đề xuất, kiến nghị:
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính:
Lên kế hoạch thanh,kiểm tra các hoạt động định giá:
Những sai sót trong khâu định giá phần lớn đến từ việc thiếu cẩn trọng trong khâu định giá hay do sự móc ngoặc giữa cán bộ thẩm định và khách hàng. Vì thế, để hạn chế những sai sót trong q trình định giá, bộ tài chính nên đưa việc thanh kiểm tra hoạt động định giá vào các văn bản luật, đồng thời lên kế hoạch thanh tra tại các đơn vị định giá, có thể định kỳ hoặc thanh tra đột xuất. Ngoài ra,nội dung thanh tra cũng cần được làm rõ, đồng thời phải có những chế tài xử lý đối với những vụ việc làm sai bị phát giác. Ve tổ chức thanh tra, Bộ tài chính có thể thành lập thêm một ban chuyên trách về hoạt động thanh tra định giá tài sản, ban thanh tra này sẽ bao gồm các chuyên gia giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá, hiểu biết đầy đủ về pháp luật.
Phát triển đội ngũ thẩm định về giá:
Hiện nay, đội ngũ cán bộ thẩm định giá tại Việt Nam còn yếu về cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc nâng cao số lượng cũng như chất lượng cho cán bộ ngành định giá sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành. Để làm được điều này cần phải có sự giúp sức của nhà nước cùng với bộ tài chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ thẩm định, cụ thể:
- Mở rộng việc đào tạo ngành định giá, tạo nguồn lực cho ngành:
về vấn đề đào tạo ngành định giá ở Việt Nam, hiện còn rất thiếu đội ngũ cán bộ thẩm định đã qua đào tạo. Hơn nữa trên cả nước cũng chỉ có 5 trường đại học,cao đẳng thực hiện đào tạo chuyên ngành định giá, thời gian đào tạo cũng rất ngắn. Vì vậy, hàng năm có rất ít nguồn lực cho ngành định giá, trong khi khối lượng công việc định giá lại khá nhiều. Để đáp ứng khối lượng công việc này, một phần không nhỏ các cán bộ thẩm định không được đào tạo bài bản mà là từ ngành khác chuyển sang. Theo định hướng của nhà nước dự kiến đến năm 2015 cả nước có khoảng 1.400 thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề theo quy định. Tuy nhiên tính đến nay, cả nước mới chỉ có hơn 800 thẩm định viên được công nhận đủ điều kiện hành nghề. Có thể nói vấn đề nguồn lực cho ngành định giá đã chở nên
K
cấp thiết hơn lúc nào hết. Do đó, cần có những chủ trương mới của nhà nước cũng như bộ tài chính trong việc mở rộng các trường đào tạo nghề thẩm định giá, có những phương thức tuyên truyền nhằm thu hút nguồn lực cho ngành, cùng với đó là việc tổ chức thêm nhiều kỳ thi về cấp thẻ thẩm định viên để nhiều hơn nữa những cán bộ thẩm định có đủ điều kiện phục vụ cho ngành.
- Biên soạn bộ tài liệu chung thống nhất cho ngành định giá nhằm phục vụ cho việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ:
Có một thực tế là, hiện tai, ngành thẩm định giá vẫn chưa có một bộ tài liệu chung thống nhất để đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ. Việc đào tạo ngành định giá tại các trường vẫn là sử dụng các tài liệu do các trường tự biên soạn. Mỗi trường sẽ có những tài liệu học tập khác nhau dẫn đến sự khơng thống nhất trong q trình đào tạo. Vì vậy, nên chăng Bộ tài chính cần xây dựng một bộ tài liệu chung thống nhất cho quá trình học tập, đào tạo tại các trường và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ định giá. Có như vậy việc đào tạo cán bộ thẩm định mới đem lại hiệu quả cao nhất, và cũng từ đó mà chủ trương của nhà nước về định giá mới đưa được đến tất cả những cán bộ thẩm định.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng,nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định:
Đối với việc tổ chức và tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ thẩm định giá, đa số các nước đều quy định thẩm định viên sau khi được cấp thẻ vẫn phải tiếp tục tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức hàng năm. Tại Niu Di-lân, thẩm định viên được gia hạn hành nghề hàng năm trên cơ sở nộp Hội phí đầy đủ và tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức hàng năm theo hình thức bắt buộc tối thiểu 20 giờ/năm (có bao gồm hình thức Hội thảo). Tương tự, tại Hàn Quốc, thẩm định viên được gia hạn hoạt động sau mỗi 5 năm; việc này cũng được tổ chức, thực hiện bởi Hiệp hội các nhà thẩm định giá Hàn Quốc. Cịn tại Việt Nam, việc tổ chức các khóa học về bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ còn chưa nhiều và chưa bắt buộc đối với mỗi cán bộ thẩm định. Vì vậy, một giải pháp được đưa ra để nâng cao chất lượng thẩm định đó là việc tổ chức nhiều hơn nữa các khóa tập huấn nâng cao kiến thức nghiệp
K
vụ và việc tham gia của các cán bộ thâm định cũng nên được quy định trong các văn bản pháp luật. Ngồi ra có thể kết hợp giữa mở các khóa đào tạo với việc tổ chức các cuộc hội thảo về định giá nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về thâm định giá của những chuyên gia đầu ngành về thâm định giá, phổ biến, cập nhật những kiến thức mới cho các cán bộ...
- Kết hợp giữa đào tạo với thực hành các nghiệp vụ thâm định giá:
Công việc đào tạo tại các trường đại học về nghiệp vụ định giá hiện nay vẫn cịn mang nặng tính lý thuyết, thiếu những áp dụng thực tế. Các sinh viên mới chỉ được giảng dạy về những lý luận cơ bản mà chưa có sự chuyên sâu về nghiệp vụ cũng như trực tiếp tham gia vào công tác định giá. Do vậy, khi ra trường, khơng ít các sinh viên bỡ ngỡ với cơng việc, khơng biết phải vận dụng lý thuyết đã học như thế nào. Và khi đó, sẽ phải mất thêm một thời gian để đào tạo cho các sinh viên này có thể làm được việc. Vậy nên chăng, ngay từ khi cịn trong q trình đào tạo, nên đưa việc áp dụng thực tế vào công tác giảng dạy,như một phần để đánh giá năng lực của các cán bộ thâm định tương lai. Có như thế, việc đào tạo mới thực sự có chất lượng, đội ngũ cán bộ thâm định mới thực sự được phát triển.
Tổ chức nghiên cứu các hành vi vi phạm trong hoạt động định giá và có chế tài xử lý phù hợp:
Hiện nay, có khá nhiều vụ định giá khơng đúng xảy ra, trong đó có nhiều trường hợp do sự cố ý của cán bộ thâm định. Tuy nhiên, vẫn chưa có chế tài cụ thể nào trong việc xử lý những sai phạm do lỗi cố ý định giá sai giá trị tài sản. Để hạn chế những vụ việc này, rất cần có một thơng tư hướng dẫn xử phạt cụ thể đối với những hành vi cố ý định giá sai, hay những trường hợp định giá sai do lơi là trách nhiệm, bng lỏng cơng tác định giá. Có như vậy, mới nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các thâm định viên, qua đó hạn chế những sai sót khơng đáng có.
Tăng cường hợp tác quốc tế:
Hoạt động định giá ở Việt Nam chỉ mới được ra đời và vẫn cịn khá non trẻ, do đó, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền tảng định giá lâu đời là một
phần quan trọng giúp hoạt động định giá phát triển. Việc này có thể thực hiện thơng qua:
- Tổ chức các khóa huấn luyện ở nước ngồi hoặc mời chun gia nước ngoài về giảng dạy
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm của các chun gia nước ngồi về cơng tác định giá.
- Cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo ngắn hoặc dài hạn ở nước ngoài kết hợp với khảo sát thực tế cơng tác định giá tại các nước có hoạt động định giá phát triển.
KẾT LUẬN
Thẩm định giá nói chung hiện nay ở Việt Nam đã là một phần không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, nó tồn tại một cách khách quan trong đời sống xã hội và dần khẳng định được vai trị của mình trong mọi lĩnh vực. Và thẩm định giá tài sản đảm bảo cũng vậy,nó đã dần trở thành vấn đề quan tâm lớn của nhiều ngân hàng hiện nay,được các ngân hàng đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, công tác định giá tài sản tại các ngân hàng thương mại vẫn còn tồn tại nhiều những hạn chê và sai sót, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của mỗi ngân hàng. Từ thực tế này,đặt ra vấn đề cần có những biện pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế những sai sót đó. Nó khơng chỉ đến từ phía chính các ngân hàng thương mại, mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía nhà nước và các bộ ngành có liên quan. Với đề tài: “Những sai sót trong hoạt động định giá tài sản đảm bảo tại các
ngân hàng thương mại. Thực trạng và giải pháp”, em hy vọng có thể đóng góp những ý kiến cá nhân vào cơng cuộc phát triển hoạt động định giá tài sản ngân hàng nói riêng và định giá tài sản nói chung tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Các tài liệu từ website:
http://doanhnhanhanoi.net/74822/phan-loai-tai-san-bao-dam.html [ 1] http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx7ItemID= 14719 [2] http://voer.edu.vn/mZly-luan-chung-ve-cho-vay-va-rui-ro-trong-hoat-dong-cho- vay- cua-ngan-hang-thuong-mai/99355491 [3] http://www.sbv.gov.vn/ [4] http://cafef.vn/ [5] http://vietstock.vn/ [6] http://www.tinmoi.vn/ [7] http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vu-dai-gia-bien-mat-tai-ha-noi-ngan-hang-dinh- gia-tren-troi-779925.htm [8]
- Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam. [9] - Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế. [10]
- Nguyên lý chung về định giá tài sản, Học viện ngân hàng [11] - Định giá bất động sản, Học viện ngân hàng [ 12]
- Các văn bản pháp luật liên quan đến thẩm định giá [13] - Một số tài liệu khác