SỐ PHẬN CỦA TÊN ĐẠI PHIÊU LƯU

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 2 ppt (Trang 34 - 35)

PH.ĂNG-GHEN

SỐ PHẬN CỦA TÊN ĐẠI PHIÊU LƯU

Cách đây mấy hôm chúng tôi đã đăng một số đoạn lý thú trích trong tập sách nhỏ mà hồng thân Na-pơ-lê-ơng xuất bản gần đây; chúng tôi khơng nghi ngờ gì rằng bạn đọc đã có sự chú ý cần thiết đến cuốn sách ấy9 8. Cuốn sách ấy đã phơi bày một sự thực hết sức quan trọng và làm cho người ta ngạc nhiên là cuộc viễn chinh Crưm là sự sáng tạo của bản thân Lu-i Bô-na-pác-tơ, ơng ta đã tự mình thảo ra kế hoạch với tất cả mọi chi tiết, không bàn bạc với ai và gửi bản thảo đi Công-xtăng-ti-nô-plơ để tránh sự phản đối của nguyên soái Vai-ăng. Sau khi tất cả những việc ấy đều được mọi người bi ết, thì phần lớn những sai lầm quân sự nghiêm trọng do cuộc viễn chinh ấy gâ y ra đều được giải thích bởi những quyền lợi vương triều của kẻ sáng tạo ra cuộc viễn chinh. Tại hội nghị quân sự ở Vác-na, Xanh-Ác-nô buộc phải trực tiếp dùng đến quyền uy của “hoàng đế” để buộc các đô đốc và tướng lĩnh dự họp tiến hành cuộc viễn chinh Crưm, trong khi đó, về phần mình, nhà thống trị ấy đã cơng khai buộc tội gay gắt những ý kiến của những người phản đối mình là “những lời khu yên nhút nhát”. Đến Crưm rồi thì lời đề nghị thực sự nhút nhát của Ra-glan là tiến về Ba-la-cla-va đã được Xanh-Ác-nô hồ hởi tiếp nhận vì việc thực hiện lời khun đó nếu khơng đưa thẳng đến Xê-va-xtơ-pơn thì ít ra cũng đưa đến gần cửa ngõ của nó. Những cố gắng điên cuồng thúc đẩy cuộc vâ y đánh trong khi khơng có những phương tiện cần thiết cho nó; việc nổ súng vội vàng hấp

tấp khiến quân Pháp phải coi nhẹ sự vững chắc của công sự của họ đến mức là kẻ địch áp chế được hỏa lực của các khẩu đội pháo của họ trong vòng mấ y giờ; sự mệt lử thường xuyên của binh sĩ trong chiến hào, như hiện nay đã được chứng minh, đã thúc đẩy khơng kém gì các nguyên nhân khác sự tiêu vong của quân đội Anh; cuộc pháo kích vơ nghĩa lý và không hiệu quả từ 17 tháng Mười đến 5 tháng Mười một; việc coi thường tất cả các loại cơng sự phịng ngự, thậm chí việc coi nhẹ cả việc chi ếm lĩnh tương đối vững chắc dải đồi đi ra sông Đen đã gây ra những thiệt hại ở Ba-la-cla-va và In-ke-rơ-man - tất cả những điều đó bây giờ đã được giải thích đầy đủ. Vương t ri ều Bô-na-pác-tơ cần chiếm Xê-va-xtô-pôn, hơn nữa bằng bất cứ giá nào và trong thời hạn ngắn nhất, và l iên quân phải hồn thành nhiệm vụ đó. Trường hợp thành công, Can-rô-béc, tùy theo ngu yện vọng, sẽ trở thành nguyên soái Pháp, bá tước, cơng tước, hồng thân với quyền lực không hạn chế về “lạm dụng” tài chính. Trái lại, trường hợp thất bại sẽ biến y thành tên phản bội lợi ích của hồng đế và sẽ bị đi đày cùng với các đồng sự của y, La-mô-ri-xi-e, Bê-đô và Săng-gác-ni-ê. Ra-glan đã nhu nhược đến mức không thể không nhượng bộ đồng sự đeo đuổi hết sức rõ lợi ích của mình.

Song tất cả những cái đó chỉ là những hậu quả có ý nghĩa ít nhất của kế hoạch hoạt động quân sự của hồng đế. Chín sư đồn hoặc 81 tiểu đồn qn Pháp bị lơi cuốn vào việc l àm vô hy vọng ấy. Những cố gắng lớn nhất, những hy sinh thiếu su y nghĩ nhất đều không đem lại kết quả gì; Xê-va-xtơ-pơn lại mạnh hơn trước, chiến hào của quân Pháp, như hiện nay chúng tôi được biết qua các nguồn tin đáng tin cậy, vẫn cịn cách cơng sự của quân Nga 400 i-ác-đơ còn chiến hào của quân Anh thì cách xa gấp đơi khoảng cách đó. Tướng Ni-en do Bô-na-pác-tơ cử đi quan sát các công việc bao vây đã tuyên bố rằng không thể nghĩ đến chuyện cường tập, ông ta tha y đổi hướng tấn cơng chính, chuyển điểm xuất phát từ phía quân P háp sang phía quân Anh, thành thử không những kéo dài cuộc vây đánh mà còn chĩa đòn chủ yếu vào ngoại ô là nơi dù có đánh chiếm được vẫn bị Vịnh phía Nam ngăn cách với thành phố. Nói tóm lại, hết mưu kế nà y đến mưu kế khác, hết mánh khóe nà y đến mánh khóe khác được đem ra thực hiện để duy trì

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 2 ppt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)