Thực trạng chỉ tiêu dư nợ cho vay mua nhà tại NHTMCP Ngoại thương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 688 (Trang 53 - 57)

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân hàng thương mại cổ phần

2.2.2.3. Thực trạng chỉ tiêu dư nợ cho vay mua nhà tại NHTMCP Ngoại thương

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay mua nhà của Vietcombank giai đoạn 2013-2015

Dư nợ tín dụng bán lẻ 36,899 51,734 77,81 7

Tổng dư nợ tín dụng 271,314 323,338 387,151

Dư nợ CVMN so với dư nợ tín dụng bán lẻ 47.9% 50.1% 54.7 %

Dư nợ CVMN so với tổng dư nợ 6.5% 8.0% 11.0

2013 2014 2015

Nợ xấu toàn ngân hàng 7,475 7,459 7,137

Nợ xấu từ CVMN 967 937 927

Tỷ lệ nợ xấu từ CVMN so với tổng dư nợ 0.36% 0.29% 0.24 %

Tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng 2.76% 2.31% 1.84%

Nguồn: BCTN Vietcombank 2013-2015

Dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng bán lẻ và dư nợ CVMN của toàn hệ thống Vietcombank trong giai đoạn 2013-2015 đều có xu hướng tăng. Dư nợ tín dụng năm 2014 và 2015 tăng lên lần lượt là 52,024 tỷ và 63,813 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng là 16.09% và 16.48%. So với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng thì tốc độ tăng của dư nợ tín dụng bán lẻ có tốc độ tăng nhanh hơn đạt 28.68% (tương ứng với 14,835 tỷ) vào năm 2014 và 33.52% (tương ứng 26,083 tỷ) vào năm 2015. Điều này là do lãi suất cho vay trong giai đoạn này đang có xu hướng giảm, nhu cầu tiêu dùng của người dân cao hơn so với gia đoạn 2010-2012. Bên cạnh đó là do định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu nên Vietcombank cũng đẩy mạnh chuyển dịch sang mảng cho vay tiêu dùng.

Năm 2014, dư nợ CVMN đạt 25,919 tỷ, tăng 8,245 tỷ so với năm 2013 tức là tăng 46.65%. 42,566 tỷ đồng là dư nợ CVMN tại thời điểm cuối năm 2015, tăng lên 16,647 tỷ so với cùng kì năm trước, tương ứng 64.23%. Tốc độ tăng của dư nơ CVMN là cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng bán lẻ và tổng dư nợ tín dụng. Từ năm 2013, thị trường nhà đất đã có sự phục hồi trở lại sau một thời gian trầm lặng; sự phát triển mạnh hơn của phân khúc nhà trung cấp, nhà ở xã hội, những căn hộ giá trung bình; cùng với đó là các chính sách hỗ trợ CVMN của Chính phủ và việc Vietcombank mở rộng 41

các sản phẩm CVMN với mức lãi suất rất cạnh tranh là những nguyên nhân giải thích cho việc tăng lên của dư nợ CVMN từ năm 2013 đến năm 2015.

Khi mà các doanh nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh gây nhiều ảnh hưởng tới mảng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại thì việc khai thác, phát triển mảng tín dụng bán lẻ cịn rất nhiều tiềm năng là một xu hướng tất yếu. Mở rộng hoạt động CVMN cũng là một phần trong xu hướng này của Vietcombank khi mà tỷ trọng dư nợ CVMN so với dư nợ tín dụng bán lẻ hay so với tổng dư nợ cho vay đều tăng trong vịng 3 năm tính từ năm 2013. Hơn thế nữa, tỷ trọng dư nợ CVMN luôn chiếm khoảng một nửa dư nợ tín dụng bán lẻ: dư nợ CVMN của Vietcombank năm 2013 đạt 47.9% thì đến năm 2015 đã tăng lên 54.7% cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động CVMN trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng do cho dù số lượng các khoản vay CVMN dù ít nhưng giá trị các khoản vay lại cao với những thời hạn vay lên đến hàng chục năm.

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu từ hoạt động cho vay mua nhà của Vietcombank giai đoạn 2013-2015

Nguồn: BCTN Vietcombank 2013-2015

Ngoài chỉ tiêu về dư nợ thì chỉ tiêu về nợ xấu cũng phản ánh thực trạng hoạt động CVMN tại Vietcombank. Giai đoạn 2013-2015, Vietcombank vẫn duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%. Tuy nhiên, cuối năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng lên đáng kể so với cuối năm 2012 là 2.40%. Lý giải cho sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013, phía ngân hàng cho biết nguyên nhân xuất phát từ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kéo dài, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ giảm sút mạnh. Tuy nhiên năm 2014 và năm 2015, tỷ lệ

nợ xấu của Vietcombank đã giảm nhanh xuống còn lần lượt là 2.31% và 1.84%. Một trong những yếu tố để có tốc độ giảm nhanh nói trên là kết quả thu hồi nợ xấu. Năm 2014 và 2015, lượng nợ xấu ngân hàng này thu hồi được đột biến, với 1,796 tỷ và 2,078 tỷ đồng thu nợ ngoại bảng. Trong khi các năm trước chỉ thu hồi được 212 tỷ, 366 tỷ trong 2011 và 2012, hay có tốt hơn từ 2013 với 855 tỷ đồng. Cùng với hướng phục hồi của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung có chuyển biến, cùng chính sách hỗ trợ khách hàng vay vốn kịp thời là cơ sở để Vietcombank xử lý nợ tốt hơn. Việc xử lý nợ của Vietcombank đã được tập trung và vào cuộc trực tiếp từ hội sở chính, thay vì chủ yếu phụ thuộc vào kết quả xử lý của các đơn vị trực tiếp tại các địa bàn.

Là một bộ phận trong hoạt động tín dụng của Vietcombank thì hoạt động CVMN cũng tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm từ năm 2013 đến năm 2015. Nợ xấu từ hoạt động cho vay mua nhà của Vietconbank vào khoảng 900 tỷ mỗi năm, chiếm khoảng 0.3% dư nợ. Trong năm 2014, nợ xấu CVMN giảm từ 967 tỷ còn 937 tỷ, giảm 40 tỷ tương đương với 3.1%. Đến hết năm 2015, 922 tỷ là nợ xấu CVMN, giảm 1.60% so với năm 2014 tương ứng với 15 tỷ. Nợ xấu từ hoạt động CVMN có giảm nhưng tốc độ giảm của tỷ lệ nợ xấu CVMN còn khá thấp vì khoản vay mua nhà là những khoản vay lớn và có thời gian cho vay kéo dài. Trong suốt quá trình cho vay khả năng xảy ra các rủi ro như khách hàng mất việc, mất thu nhập, tai nạn, ốm, chết, thiên tại, sự bất ổn của thị trường bất động sản và nền kinh tế.. .làm những khoản vay biến thành khoản vay khó địi là điều có thể lý giải được. Xem xét tỷ lệ nợ xấu từ hoạt động CVMN có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét thực trạng hoạt động CVMN cũng như khả năng mở rộng hoạt động CVMN. Vietcombank dù vẫn đang mở rộng hoạt động CVMN nhưng vẫn có CVMN chính sách cho vay thận trọng, đảm bảo mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng nên nợ xấu từ hoạt động CVMN vẫn được kiểm soát.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 688 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w