2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn đóng vai trị quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vì nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh của ngân hàng
26
trên thị trường. Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank giai đoạn 2013- 2015 liên tục tăng qua từng năm do ngân hàng đã không ngừng khai thác và triển khai các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kết hợp với các chính sách marketing hợp lý cũng như lãi suất huy động linh hoạt đã thu hút được khách hàng lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động tại Vietcombank giai đoạn 2013-2015
Dư nợ cho vay 2013 2014 2015 Theo thời hạn Ngắn hạn 175,257 206,763 230,18 4 Trung hạn 29,94 0 33,54 1 43,84 2 Dài hạn 69,11 7 4 83,03 5 113,12
Theo loại hình doanh nghiệp
DNNN 77,64 2 3 90,00 3 90,32 Cơng ty TNHH 60,45 9 69,45 4 81,74 4
DN có vốn đầu tư nước ngồi 13,89 0
17,88 2
26,08 3
Hợp tác xã & công ty tư nhân 5,478 6,055 7,72 0 Cá nhân 37,25 9 51,74 6 77,83 1 Khác 79,58 6 8 88,19 0 103,45 Theo ngành Xây dựng 15,39 3 6 16,39 5 21,29 Nguồn: BCTN Vietcombank 2013-2015
Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Vietcombank tăng khá đều trong giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng năm 2014 và năm 2015 lần lượt là 25.44% và 21.14%, đều cao hơn tốc độ tăng bình qn của tồn ngành là 15.8% năm 2014 và 14.4% năm 2015. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế là 52% - 48% năm 2013, 53% - 47% năm 2014 và 55% - 45% năm 2015. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ cá nhân tăng lên qua từng năm phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của Vietcombank.
Lãi suất huy động trong giai đoạn 2013 - 2015 có xu hướng giảm để tạo điều kiện cho các NHTM hạ chi phí vốn, qua đó có cơ sở giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn cho các ngân hàng, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn vay Ngân hàng. Lãi suất trần huy động tiền gửi kỳ hạn 1 tháng được ban hành bởi Ngân hàng nhà nước giảm từ 7.5%/năm từ năm 2013 xuống còn 5.5%/năm vào cuối năm 2015. Theo đó, lãi suất huy động của Vietcombank cũng giảm theo, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng vào thời điểm năm 2013 là 6%/năm
27
giảm xuống còn 4.5%/năm vào thời điểm hiện tại. Dù giảm lãi suất huy động nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ nền kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2015 vẫn khá cao so với mặt bằng. Với vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, gửi tiền tại Vietcombank sẽ vẫn là kênh đầu tư an toàn, lựa chọn tốt hơn của người dân và các tổ chức kinh tế khi các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng... hiện rất bấp bênh trong giai đoạn kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng do vậy việc sử dụng vốn để cho vay đóng vai trị hết sức quan trọng. Chỉ tiêu dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình cho vay của ngân hàng.
Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn của Vietcombank giai đoạn 2013-2015
SX & phân phối điện, khí đốt & nước 17,17
8 5 23,63 1 27,27
SX & gia công chế biến 93,96
3 111,471 4 122,26 Khai khống 14,96 6 13,99 6 17,46 7
Nơng, lâm, thủy hải sản 6,173 7,630 10,76
5 Vận tải kho bãi & thông tin liên lạc 10,21
8 15,17 6 24,10 7 TM, DV 80,80 0 1 94,64 8 105,49 Nhà hàng, khách sạn 7,139 8,807 8,778 Các ngành khác 25,48 4 31,58 6 49,70 6
Tổng dư nợ cho vay 271,314 323,33
8
387,15 1
Nguồn: BCTN Vietcombank 2013-2015
Trong giai đoạn 2013 - 2015, tình hình tăng trưởng tín dụng của Vietcombank khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2013, 2014 và 2015 lần lượt là 14.8%, 19.17%, 19.74% và đều cao hơn mức tăng của tồn ngành. Năm 2015, dư nợ tín dụng tồn hệ thống đạt hơn 378 nghìn tỷ đồng, cao nhất trong vịng 4 năm trở lại, dư nợ tín dụng tập chung cho các lĩnh vực ưu tiên và các dự án tốt của các doanh nghiệp lớn. Tín dụng tăng khá ở Tổ chức kinh tế (11.5%) và SME (24.8%), tăng cao ở thể nhân (50,4%). Cơ cấu cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo như định hướng của Vietcombank. Theo đó, tỷ trọng dư nợ ở thể nhân ở mức 20.1%, dư nợ SME ở mức 15.6% và dư nợ bán buôn ở mức 64.3% tổng dư nợ. Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn năm 2015 giữ ổn định như năm 2014: khoảng 60% tổng dư nợ là cho vay ngắn hạn, 10% là cho vay trung hạn và 30% còn lại là cho vay dài hạn.
Lãi suất huy động trên toàn hệ thống Ngân hàng liên tục giảm, tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng ổn định và được duy trì tốt trong thời gian khá dài trong khi tín dụng vẫn cịn khá trì trệ. Việc giảm lãi suất huy động tạo cơ sở hạ lãi suất cho vay giúp cho các doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn. Doanh số giải ngân cũng như chất lượng tín dụng quá thấp, biểu hiệu là những con số báo động về tình hình nợ xấu của các Ngân hàng. Do thực tế là không phải các ngân hàng không muốn cho vay mà rủi ro quá lơn khi chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp thấp. Hạ lãi suất huy động từ đó giảm lãi suất cho vay vừa kích thích các thành phần kinh tế và người dân tiêu dùng nhiều
2013 2014 2015
Tổng tài sản 468,994 576,996 674,395
Vốn chủ sở hữu 42,386 43,351 45,172
Tổng vốn huy động 332,246 422,203 500,528
Dư nợ cho vay 271,314 323,338 387,151
Lợi nhuận sau thuế 4,378 4,586 5,332
ROA 0.99% 0.88 % 0.85 % ROE 10.33% 10.76% 12.03% Tỷ lệ tín dụng/Tổng vốn huy động vốn 80.50% 75.92% 76.74% Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 2.73% 2.31 % 1.84 %
hơn, góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn từ ngan hàng đến doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn chi phí rẻ hơn. Bên cạnh việc giảm lãi suất thì Vietcombank cịn đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi cũng với mục tiêu càng nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, giúp nền kinh tế nói chung, cộng đồng doanh nghiệp khởi sắc hơn, dẫn đến các dịch vụ của ngân hàng phát triển tốt hơn, từ đó bù đắp ngược cho hoạt động tín dụng. Các biện pháp của Vietcombank nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụng đã có những kết quả như kỳ vọng: tín dụng tăng trưởng tốt qua các năm trong giai đoạn 2013 - 2015, mức tăng của năm sau cao hơn năm trước và đều cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của ngành.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Giai đoạn 2013 - 2015, nền kinh tế thế giới nói chung cũng nhu nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đà phục hồi, tốc độ tăng trưởng khoảng 6%, lạm phát được kiềm sốt, ổn định tỷ giá, tiếp tục tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Đối với ngành ngân hàng nói chung sau một thời gian tiến hành cơng cuộc xử lý nợ xấu và kiểm soát nợ xấu, tái cơ cấu và cải cách hoạt động ngân hàng nhất là các ngân hàng nhỏ, tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng, tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát ở mức cho phép, một số ngân hàng nhỏ được sáp nhập hay mua lại bởi Ngân hàng nhà nước, tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng ổn định góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp.
30
Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2013- 2015
Nguồn: BCTN Vietcombank 2013-2015
Từ một số chỉ tiêu có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2013 - 2015 rất khả quan: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng khá nhanh, huy động vốn và tín dụng tăng trưởng bền vững, hiệu suất sinh lời đều cao hơn mặt bằng chung và chất lượng tín dụng ngày càng được chú trọng và cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu liên tục được kiểm sốt và giảm từ 2.73% năm 2013 xuống cịn 1.84% cuối năm 2015, hệ số an toàn vốn tối thiểu đáp ứng quy định của NHNN. Bám sát diễn biến của thị trường, thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cũng như chủ trương của NHNN, Vietcombank vẫn khẳng định vai trò là một ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong hệ thống NHTM.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân hàng thương mại cổ phầnNgoại thương Ngoại thương
2.2.1. Thị trường Bất động sản tại Việt Nam và nhu cầu vay mua nhà ở
Giai đoạn trước năm 2011, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển thiếu ổn định, khi thì sốt nóng, lúc lại trầm lắng, thậm chí “đóng băng theo từng chu kỳ”. Trong giai đoạn 2011 - 2012, thị trường “bất động” với hàng tồn kho lên tới gần 130,000 tỷ đồng, nhưng nghịch lý là đại đa số dân cư đô thị vẫn không thể mua và sở hữu nhà ở. Giai đoạn 2007-2010, thị trường bất động sản đạt đỉnh cao sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, kinh tế đang trong đà tăng trưởng mạnh, dịng vốn đầu tư nước ngồi đổ vào lớn và tăng trưởng tín dụng cao. Mặt bằng giá nhà đất vì thế mà tăng nhanh đã thu hút giới đầu tư đổ vốn vào kiếm lời. Các nhà đầu tư dự án nhà ở bị giới đầu cơ cuốn hút, họ lao vào thực hiện nhiều dự án ở khu vực cao cấp để có siêu lợi nhuận từ sốt giá. Phần lớn các sản phẩm bất động sản khi ấy đều thuộc phân khúc trung và cao cấp, thiếu các sản phẩm bình dân, giá rẻ. Chính điều này đã làm cho giá nhà ở trung bình cao hơn 25 lần so với thu nhập trung bình năm của người lao động, lớn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với cá nước chậm phát triển. Trong khi đó, hơn 80% số dân đơ thị chỉ có thu nhập trung bình và thấp, nên khơng thể đủ khả năng mua những sản phẩm này. Nhu cầu của khách hàng là có thực, tuy nhiên giá nhà đất vấn rất cao, cả khi chạm đáy tại Hà Nội - tức khoảng 15 triệu đồng/m2 cũng vượt quá khả năng tài chính của phần lớn người có nhu cầu. Thực trạng này địi hỏi phải có giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản đồng bộ với đa dạng các loại nhà để bán và cho thuê nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư. Trước hết, phải chú trọng phát triển nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội, điều chính cơ cấu tỷ lệ căn hộ trong mỗi dự án cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đặc biệt phải phá bỏ được nghịch lý về giá tức là đưa giá bất động sản về đúng giá trị thực.
Từ năm 2013, Bộ Xây dựng đã đưa ra một số giải pháp để tháo gõ khó khăn cho thị trường Bất động sản gắn với chiến lược Nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội. Trên thực tế, việc phân loại các dự án bất động sản trên phạm vi cả nước đã được Bộ xây dựng
Năm 2014 2019 2024 2029 2034 2039 2044 2049 Dân số 90,729 95,354 99,466 102,678 105,092 106,887 108,102 108,707
rà soát, thực hiện chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ cua các nhà ở thương mại bằng cách chia nhỏ căn hộ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, Nhà nước cũng đã thực hiện việc miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Đặc biệt, cũng vào năm 2013, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ tín dụng 30,000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bán thấp... Nhờ các giải pháp đó, thị trường bất động sản đã có dấu hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2013. Trong năm 2014 - 2015, thị trường tiếp tục đà phục hồi, thể hiện qua lượng giao dịch tăng, giá cả tương đối ổn định, lượng tồn kho bất động sản tiếp tục giảm, cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, năm 2014, tại Hà Nội có khoảng 11,450 giao dịch thành công, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2013. Tại TP HCM có khoảng 10,350 giao dịch thành cơng, tăng khoảng 30% so với năm 2013. Mặt bằng giá cả nhà ở nhìn chung ổn định, nhiều dự án trong giai đoạn 2011 - 2013 giá đã giảm sâu (trên 30%).Tồn kho bất động sản cũng tiếp tục giảm. Tính đến ngày 15/12/2014, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 73,889 tỷ đồng, giảm 20,569 tỷ đồng (giảm 21.8%) so với cùng kỳ năm trước. Tại Hà Nội, tổng giá trị tồn kho khoảng 10,796 tỷ đồng, giảm 2,174 tỷ đồng (16.76%) so với cùng kỳ. Tại TP HCM, tổng giá trị tồn kho khoảng 15,764 tỷ đồng, giảm 1,705 tỷ đồng (9.75%) so với tháng 12/2013. Cơ cấu hàng hóa bất động sản được điều chỉnh hợp lý. Đến nay, trên địa bàn cả nước đã có 60 dự án đăng ký chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 38,897 căn hộ; 74 dự án đăng ký điều chỉnh cơ cấu căn hộ (giảm diện tích) cho phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Kết quả thực hiện gói tín dụng 30,000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội, tính đến 15/12/2014, tổng số tiền 5 ngân hàng đã cam kết cho vay là 9,417 tỷ đồng, đạt 31.39%, đã giải ngân là 4,882 tỷ đồng, đạt 16.27%.
Trong năm 2015, Hà Nội có khoảng 19,350 giao dịch thành công (tăng 1.7 lần so với năm 2014); TP HCM có khoảng 18,700 giao dịch thành cơng (tăng 1.8 lần so với năm
33
2014). Tồn kho bất động sản đến 20/12/2015 đã giảm 77,659 tỉ đồng, còn khoảng 50,889 tỉ đồng - giảm 60.41% so với quý I/2013. Thơng qua các chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm, đến nay đã có khoảng 800,000 hộ gia đình - tương đương khoảng trên 3 triệu người nghèo, người thu nhập thấp được cải thiện chỗ ở. Trên cả nước đang tiếp tục triển khai 171 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 61,290 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 31,760 tỉ đồng; 63 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 69,300 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 18,800 tỉ đồng. Chương trình phát triển nhà ở sinh viên đã có 85 dự án hồn thành và đưa vào khai thác sử dụng, giải quyết chỗ ở cho khoảng 330,000 sinh viên.
Giai đoạn 2013 - 2015, thị trường bất động sản đã có nhiều khởi sắc góp phần giải quyết lượng bất động sản tồn kho cũng như đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở của người dân nhất là ở các đơ thị cịn rất lớn trong khi nguồn cung của thị trường vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của khách hàng ở nhiều phân khúc thu nhập, nhiều tầng lớp khác nhau. Theo số liệu thông kê năm 2014, dân số