3.3. Kiến nghị
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
❖ NHNN cần khuyến khích các ngân hàng thực hiện hoạt động CVMN đối nhất là đối với các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, có nhu cầu mua nhà ở giá rẻ. Nhà ở xã hội. Năm 2013, NHNN đưa ra gói tín dụng ưu đãi 30,000 tỷ để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, góp phần hỗ trợ người dân, người thu nhập thấp và trung bình có điều kiện cải thiện nơi ở nơi sinh hoạt. Đầu tháng 3/2016, khi gói hỗ trợ này trên thực tế mới giải ngân được khoảng 60% thì NHNN đưa ra thơng báo dừng gói vay ưu đãi này sau ngày 1/6/2016 vì theo Thơng tư 11 khi đưa ra gói tín dụng này, NHNN đã đưa ra hai điều kiện khi vay là khi tái cấp vổn đủ 30,000 tỷ thì dừng gói cho vay hoặc đến đến thời điểm 3 năm tức là 36 tháng đến ngày 1/6/2016 là kết thúc giải ngân. Từ phía NHNN cho biết: Trong điều kiện nguồn lực có hạn, sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ nên có tính chất thời điểm, khơng kéo dài sự hỗ trợ cho một đối tượng. Thời gian giải ngân tái cấp vốn thực hiện gói vay ưu đãi 30,000 tỷ đồng đã được NHNN tính tốn, cân nhắc kỹ lưỡng nhằm đảm bảo cân đối chung về nguồn vốn, tập trung vốn tín dụng đầu tư cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và chính sách tiền tệ của NHNN. Việc dừng gói tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi sẽ khiến nhiều người dân có nhu cầu sở hữu một căn nhà đặc biệt ở các thành phố lớn ngày càng khó khăn hơn.
Trong khi nhu cầu về nhà ở của người dân cịn rất lớn thì NHNN khơng chỉ là đưa ra các biện pháp hỗ trợ trong một thời điểm mà phải có giả pháp căn bản, lâu dài đối với đối tượng nhà ở thu nhập thấp. Khơng chỉ tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp vay mua
nhà tại các Ngân hàng chính sách xã hội mà phải có chính sách khuyến khích các NHTM tham gia hỗ trợ các đối tượng này có điều kiện mua nhà với lãi suất ưu đãi trong thời gian tới. NHNN cần ln xác định chính sách xây dựng nhà ở xã hội, hỗ trợ đối với người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình có cải thiện về chỗ ở, điều kiện sinh hoạt là chính sách lâu dài, cần được sự quan tâm đúng mực dù ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước.
❖ NHNN cần tăng cường thanh tra, theo dõi các hoạt động cho vay bất động sản của các NHTM, yêu cầu các NHTM phải thống kê, theo dõi chặt chẽ cho vay bất động sản, diễn biến cung cầu và giá cả trên thị trường, rà sốt, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản cho vay bất động sản. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực để tránh những vấn đề có tính hệ thống.
❖ Cần nghiên cứu và đưa ra vận hành mơ hình “quỹ đầu tư bất động sản” để tăng cường nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Hình thành thị trường trái phiếu, cổ phiếu bất động sản. Cần chứng khốn hóa các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản. Xây dựng các văn bản pháp luật liên quan đến viếc hình thành hoạt động chứng khốn tại Việt Nam để làm lỏng hóa các khoản vay liên quan đến tín chấp bất động sản.
❖ NHNN có biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường. NHNN nắm chắc thơng tin, kiểm sốt chặt chẽ tổng phương tiện thanh tốn, dư nợ tín dụng của tồn bộ nền kinh tế, việc cho vay kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán của các NHTM và các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác. Tăng cường công tác giám sát các tổ chức tín dụng, bổ sung các cơng cụ giám sát theo cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế để chủ động cảnh báo và xử lý tốt hơn những biến động trên thị trường tín dụng, tiền tệ.
❖ Tăng cường nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng: hiện nay ở Việt nam chỉ mới có Trung tâm thơng tin tín dụng CIC của NHNN là thực hiện việc cung cấp thơng tin tín dụng, đáp ứng yêu cầu trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên CIC mới chủ yếu cập nhật thông tin về các doanh nghiệp cịn cá nhân thì rất ít. Hơn nữa những thơng tin của trung tâm này chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo cho mỗi ngân hàng thương mại. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của hoạt động CVMN, cho vay tiêu dùng
trong thời gian tới thì nhu cầu thơng tin thơng tin về khách hàng là rất lớn. Vì vậy, hoạt động cho vay tiêu dùng nói chung và hoạt động CVMN nói riêng rất cần một trung tâm thơng tin tiêu dùng do những đặc điểm của nó. Tại các nước phát triển, những trung tâm này hoạt động rất có hiệu quả và giúp rất nhiều trong việc cung cấp thông tin cho các ngân hàng về những khách hàng vay tiêu dùng. Trong hoạt động cho vay tiêu dùng trong đó co vay mua nhà, tư cách khách hàng rất quan trọng và do đó nếu có đầy đủ những thơng tin và cập nhật của người tiêu dùng như số lần chậm trả hay lịch sử vay nợ của các ngân hàng khác nhau, có tiền án tiền sự... sẽ giúp cho ngân hàng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Do vậy sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của trung tâm thơng tin tín dụng tiêu dùng sẽ giúp các NHTM phát triển hoạt động CVMN.
❖ Nên thành lập các kênh thơng tin về thị trường bất động sản, trong đó cung cấp các thơng tin nhà đất, cập nhật các thông tin về các chủ trương, văn bản pháp lý có liên quan tạo điều kiện thuận lời cho khách hàng tìm hiều và nâng cao khả năng hiểu biết về thị trường bất động sản, đồng thời tạo cơ sở cho việc thẩm định các dự án kinh doanh, định giá bất động sản, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cho vay mua nhà là hoạt động có rất nhiều triển vọng trong tương lai đối với các NHTM, khi mà thị trường bất động sản đã và đang có những dấu hiệu phục hồi rất tích cực với nhiều dự án xây dựng được triển khai, nhà ở giá thấp được chào bán như là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân. Chính phủ cũng đã đưa ra các gói hỗ trợ tín dụng để góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho xã hội, kích thích thị trường bất động sản phát triển. Hòa chung với những khởi sắc của thị trường, Vietcombank đã đang và sẽ đẩy mạnh và mở rộng sản phẩm cốt lõi của tín dụng bán lẻ đó là sản phẩm CVMN. Từ những hạn chế còn tồn tại làm cản bước sự mở rộng hoạt động CVMN, những giải pháp khắc phục hạn chế và mở rộng hoạt động CVMN đã được đưa ra như xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể, hoàn thiện danh mục sản phẩm CVMN, đẩy mạnh công tác marketing, tăng quy mô vốn ngân hàng, nâng cáo trình độ chun mơn nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên ngân hang... Bên cạnh đó là một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý thơng thống, cơ chế khuyến khích các ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng của mình trên cơ sở tn thủ nguyên tắc của thị trường, để hoạt động CVMN không chỉ mở rộng về số lượng mà chất lượng cũng được nâng cao.
PHẦN KẾT LUẬN
Nen kinh tế luôn phát triển theo chu kỳ đi hết tăng trưởng rồi lại suy thoái. Điều quan trọng là các NHTM phải ngày càng hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình để khơng bị gục ngã trước cơn khủng hoảng, đồng thời nâng cao hiệu quả tín dụng. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng mà cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế.
Cho vay mua nhà đã phát triển được một thời gian gần đây, thực tế đã cho thấy rằng đây vẫn là một lĩnh vực giàu tiềm năng. Sau thời kỳ đóng băng của thị trường nhà đất, hoạt động cho vay mua nhà cho thấy khả năng phát triển nhờ sự hỗ trợ từ các chính sách của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của bản thân các NHTM. Hoạt động cho vay mua nhà khơng chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng mà cịn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao và xu hướng phát triển lâu dài. Đối với Vietcombank, cho vay mua nhà luôn được chú trọng phát triển trong định hướng hoạt động. Mở rộng hoạt động cho vay mua nhà sẽ là xu hướng chính của Vietcombank ở cả hiện tại và tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, khóa luận đã nghiên cứu được những vấn đề trọng tậm sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động cho vay mua nhà tại NHTM với cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay mua nhà cũng như nội dung cơ bản của hoạt động cho vay mua nhà tại NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng mở rộng hoạt động cho vay mua nhà tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2013-2015. Từ đó chỉ ra được những kết quả đã đạt được của hoạt động cho vay mua nhà tại Vietcombank cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế đó.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận cũng như phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động cho vay mua nhà tại Vietcombank, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để mở rộng, phát triển hơn nữa hoạt động cho vay mua nhà một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, cịn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước nhằm tạo điều kiện cho 68
Vietcombank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung có thể mở rộng hoạt động tín dụng quan trọng này.
Dù bản thân đã có nhiều cố gắng, do thời gian có hạn cũng như khả năng của bản thân chưa thể đáp ứng được những đòi hỏi về kiến thức chuyên sâu, sự hiểu biết rộng rãi, kinh nghiệm thực tế khi nghiên cứu một vấn đề thực tế nên không thể tránh khỏi khững thiếu sót trong q trình nghiên cứu và thực hiện. Rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy, cơ giáo để bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cơ Học viện Ngân hàng nói chung và các thầy, cơ thuộc khoa Ngân hàng nói riêng, đặc biệt là thầy - PGS. TS Trương Quốc Cường đã tận tình góp ý và hướng dẫn em trong suốt cả quá trình học tập và nghiên cứu. Cám ơn các anh chị cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thực hiện bài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I - Báo cáo
❖ Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, giai đoạn 2013-2015
❖ Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, giai đoạn 2013-2015
II -Tài liệu
❖ Giáo trình Tín dụng ngân hàng, PGS.TS Tơ Ngọc Hưng, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động xã hội, 2014
❖ Dự báo dân số Việt nam 2009-2049, Bộ kế hoạch và đầu tư, Tổng cục thống kê
❖ Báo cáo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về phát triển và quản lý nhà ở, Bộ xây dựng, 2014
❖ Bài viết Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ: Bài học và một số kiến nghị, Phạm Toàn Thiện, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009)
❖ Tạp chí Ngân hàng, số 9/2005
❖ Thông tư 11/2013/TT-NHNN - Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ
III - Các trang web
❖ Tổng cục thống kê, https://www.gso.gov.vn/
❖ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn/
❖ Ngân hàng Thương mại cồ phẩn Ngoại thương Việt Nam https://www.vietcombank.com.vn/
❖ http://vneconomy.vn/
❖ Tạp chí tài chính, http://tapchitaichinh.vn/