1.3. Kinh nghiệm của các đơn vị khác về hoạt động cho vay mua nhà
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
Từ một số nghiên cứu về hoạt động CVMN tại Trung Quốc và Mỹ, có thể đưa ra một vài bài học trong hoạt động CVMN tại Việt Nam.
Nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn trong thời gian tới nên việc tiếp tục đưa ra các chương trình về nhà ở xã hội, các gói tín dụng CVMN ưu đãi nhất là đối với người có thu nhập thấp khi mà gói tín dụng 30,000 tỷ hỗ trợ mua nhà ở của Chính phủ sắp kết thúc là rất cần thiết. Nên có sự phối hợp từ các chính sách của Nhà nước, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp, các sản phẩm tín dụng ưu đãi từ phía các Ngân hàng thương mại để nhiều hơn người dân có mức thu nhập trung bình và thấp có thể có khả năng sở hữu nhà ở nhất là tại các đơ thị lớn. Bên cạnh đó thì việc đơn giản hóa các điều kiện và các thủ tục cho vay cũng làm cho người dân phá bỏ tâm lý e ngại khi vay tiền để mua nhà tại các Ngân hàng.
Cần có thêm những phương thức đưa thông tin tổng hợp về các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các dự án về nhà ở sắp thực hiện và các sản phẩm tín dụng của các Ngân hàng để người dân có một kênh thơng tin hữu ích, dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu mua nhà trong bối cảnh nguồn thơng tin để người dân có thế tiếp cận một ngôi nhà như mong muốn chủ yếu là do tự tìm hiểu.
Từ những biến động trên thị trường tài chính tồn cầu gần đây, một bài học sâu sắc cho hệ thống tài chính - ngân hàng nước ta là phải hết sức cẩn trọng với các khoản cho vay, bất cứ lúc nào cũng phải đặt nguyên tắc an tồn lên hàng đầu. Tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản nói riêng của các NHTM ln ln phải cẩn trọng, không được nới lỏng điều kiện vay, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sản biến động nóng lạnh thất thường. Thị trường bất động sản - thị trường chứng khốn - thị trường tín dụng ln có mối liên hệ với nhau. Vì vậy, bài tốn an tồn ln phải được các cơ quan nhà nước quản lý và các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm trong hoạt động cho vay. Đảm bảo sự an tồn tín dụng là đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và của người
dân, mà trước hết là quyền lợi của hàng triệu người gửi tiền và ngân sách nhà nước. Các NHTM luôn phải xem xét tỷ lệ cho vay cho bất động sản của ngân hàng trên tổng dư nợ của hệ thống, rà soát các điều kiện cho vay của Ngân hàng đối với hoạt động cho vay bất động sản. Nếu có hiện tượng cho vay dưới chuẩn cần có những biện pháp điều chỉnh. Ln ln thực hiện việc đánh giá lại giá trị các tài sản thế chấp của các khoàn vay mua nhà của khách hàng (các tài sản thế chấp thường là chính ngơi nhà hình thành từ nguồn vốn vay) trong bối cảnh thị trường bất động sản luôn không ổn định khiến giá trị bất động sản ln biến động có khả năng gây thiệt hại cho Ngân hàng. Có một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để cung cấp các thơng tin về rủi ro tín dụng của con nợ cho bất cứ ngân hàng nào có nhu cầu tiếp cận. Các ngân hàng có trách nhiệm và sẵn sàng chia sẻ dữ liệu liên quan về khách hàng với nhau và với các tổ chức đánh giá tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy, chương 1 đã đưa ra những khái niệm cơ bản về tín dụng tiêu dùng và hoạt động CVMN, sự cần thiết cũng như đặc điểm của hoạt động này. Không những vậy mà cịn tìm hiểu những kinh nghiệm quốc tế từ Trung Quốc và Mỹ. Nhận thấy rằng, hoạt động CVMN có vai trị quan trọng và là việc làm tất yếu của các NHTM để phát triển và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, mở rộng những chỉ tiêu nào và mở rộng như thế nào cho hợp lý và hiệu quả thì cịn tùy thuộc vào chiến lược và chính sách riêng của mỗi ngân hàng. Chương 2 sẽ đi vào nghiên cứu cụ thể thực trạng hoạt động CVMN tại Vietcombank, để có thể đi sâu vào chiến lược và chính sách riêng của ngân hàng.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN NGOẠI THƯƠNG