Kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 85 - 109)

TT Các biện pháp

Tính khả thi

Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi

1 Biện pháp 1 46/ 93,9 3/ 6,1 0/0 2 Biện pháp 2 48/ 98,0 1/ 2,0 0/0 3 Biện pháp 3 44/ 89,8 5/ 10,2 0/0 4 Biện pháp 4 48/ 98,0 1/ 2,0 0/0 5 Biện pháp 5 41/ 83,7 8/ 16,3 0/0 6 Biện pháp 6 45/ 91,8 4/ 8,2 0/0

Ghi chú:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV Biện pháp 3: Đa dạng các nội dung và hình thức GDPL trong nhà trường

Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDPLvà thi đua, khen thưởng Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ quản lý công tác GDPL

Kết quả kháo sát ở bảng 3.3 cho thấy:

Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi ở mức khá cao. Cụ thể: Các biện pháp đều được đánh giá là khả thi ở mức từ 80% trở lên; trong đó có những biện pháp được nhiều người đánh giá có tính khả thi cao như “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV” và “Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường”

Các biện pháp đề tài đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao, điều này chứng tỏ các nhà trường đều đã quan tâm hơn đến cơng tác GDPL cho học sinh và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các biện pháp một cách hiệu quả.

Tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được minh họa bằng biểu đồ sau đây (xem trang bên):

BIỂU ĐỒ: TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Như vậy có thể đi đến kết luận: Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là hợp lý và khả thi. Số ý kiến tán thành đạt mức độ cao, thấp nhất cũng đạt trên 80%, nhiều biện pháp được đánh giá với số ý kiến là 100%. Nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ thì cơng tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt.

Tiểu kết chương 3

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh, tác giả luận văn đã xác định các nguyên tắc chỉ đạo cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính kế thừa, tính thực tiễn và hiệu quả.

Cũng trong chương 3, luận văn tập trung vào việc đề xuất và lý giải 6 biện pháp quản lý GDPL cho học sinh các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, Giáo viên.

Biện pháp 3: Đa dạng các nội dung và hình thức GDPL trong nhà trường

Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường

Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDPLvà thi đua, khen thưởng

Trong mỗi biện pháp đề xuất đều được phân tích và làm sáng tỏ mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp, nội dung và tổ chức thực hiện, những lưu ý khi thực hiện biện pháp. Mỗi biện pháp khi thực hiện đều cần có những lưu ý nhất định để có thể triển khai có hiệu quả trong thực tiễn.

Qua khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp trên đều được đánh giá có tính hợp lý và tính khả thi cao. Đây chính là căn cứ để khẳng định việc áp dụng các biện pháp nói trên sẽ giúp cho việc quản lý công tác GDPL ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đạt được kết quả tốt hơn thời gian qua.

Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề và hỗ trợ cho nhau. Để nâng cao hiệu quả quản lý GDPL, góp phần nâng cao chất lượng GDPL và chất lượng giáo dục đòi hỏi các chủ thể quản lý phải tiến hành đồng bộ, nghiêm túc và có trách nhiệm cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. GDPL cho học sinh THCS có ý nghĩa to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. GDPL ở các trường THCS là hoạt động vô cùng cần thiết; thơng qua đó, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn về PL. Mặt khác, việc thực hiện GDPL trong trường THCS còn giúp học sinh gắn lý thuyết với thực tiễn, thống nhất giữa nhận thức và hành động. Học sinh được giáo dục các hành vi cơ bản, biết cách đối diện và đương đầu với các khó khăn thử thách, cũng như biết cách tránh được những rủi ro và mâu thuẫn trong cuộc sống.

Giáo dục pháp luật cho học sinh THCS là vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược của giáo dục trong giai đoạn hiện nay

1.2. Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường THCS là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xun của Hiệu trưởng và chủ thể quản lý đến các hoạt động giáo dục học sinh THCS đạt được mục đích, hiệu quả giáo dục. Cụ thể là trang bị cho học sinh THCS một trình độ tri thức pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

1.3. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động GDPL đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh về cơ bản là đúng đắn.

Hầu hết học sinh đều rất hứng thú đối với các hoạt động GDPL, tích cực chủ động tham gia vào việc thiết kế và triển khai các nội dung GDPL. Các hình thức tổ chức hoạt động GDPL được sử dụng khá đa dạng và phong phú.

1.4. Việc triển khai các biện pháp quản lý GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trong quản lý cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: chưa thực sự phát huy được tính đa dạng của các hình thức GDPL; nội dung giáo dục chưa phong phú, chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của các em; Một số CB, GV có nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về công tác GDPL nên chưa thật sự quan tâm đến hoạt động GDPL cho học sinh; Việc quản lý hoạt động ngoại khóa chưa đồng bộ nên hiệu quả giáo dục đạt được chưa cao. Thực trạng quản lý và thực trạng GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê cho thấy những hạn chế yếu kém cần thiết phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động GDPL cho học sinh.

Giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trị quan trọng. Muốn cơng tác GDPL đạt hiệu quả cao và thực hiện được phương châm “giáo dục ở mọi nơi, mọi lúc” thì nhà trường phải thực hiện tốt các biện pháp GDPL.

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại các trường THCS thị xã An Khê có thể đề xuất hệ thống gồm 6 biện pháp quản lý, cụ thể:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường

- Tổ chức bồi dưỡng,nâng cao năng lực GDPL cho đội ngũ CBQL, GV - Đa dạng các nội dung và hình thức GDPL trong nhà trường

- Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường - Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDPL và thi đua, khen thưởng - Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ quản lý công tác GDPL

1.5. Kết quả thăm dị tính hợp lý và khả thi của các biện pháp cho thấy: Các biện pháp đều được các chuyên gia đánh giá cao tính hợp lý và khả thi của chúng.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã An Khê

Xây dựng kế hoạch định kỳ, chỉ đạo, kiểm tra công tác GDPL cho HS, đặc biệt là đối với học sinh các trường THCS. Chú trọng công tác GDPL cho HS như công tác giáo dục kiến thức các mơn văn hóa.

Đưa nội dung GDPL vào chương trình bồi dưỡng giáo viên hàng năm. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên về kiến thức, kỹ năng giáo dục pháp luật cho học sinh.

Tổng hợp báo cáo, nhân rộng các phương pháp, cách làm hay; các mô hình quản lý việc GDPL cho học sinh tốt để các trường tham khảo, ứng dụng.

2.2. Đối với các trường THCS

Tuyên tuyền, quán triệt nâng cao nhận thức cho CB, GV về tầm quan trọng của công tác GDPLcho HS, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của nhà trường trong từng năm học.

Hàng năm cần tiến hành khảo sát thực trạng GDPL của học sinh nhà trường để xác định những nội dung GDPL cần thiết phải giáo dục cho học sinh. Nội dung GDPL hàng năm phải được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn

Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác GDPL cho học sinh của trường.

Thường xuyên đổi mới phương thức GDPL để tránh sự nhàm chán đối với học sinh, đồng thời bắt kịp xu thế phát triển theo hướng hiện đại của giới trẻ.

Tăng cường chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDPL cho học sinh.

Đội ngũ CBQL, GV của nhà trường phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị và năng lực chun mơn, thực hiện nếp sống

văn hóa, xây dựng mơi trường giáo dục thân thiện.

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động GDPL; thường xuyên kiểm tra, đánh giá theo định kỳ về công tác GDPL cho học sinh, từ đó rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác này.

Xây dựng môi trường GDPL trong nhà trường đảm bảo mỗi nhà trường là một cơ sở GDPL hiệu quả, mỗi CBQL và GV đều quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh.

2.3. Đối với cha mẹ học sinh

Gia đình cần dành thời gian để quan tâm tới con cái và kịp thời nắm bắt những thay đổi về tâm sinh lý của con để có sự định hướng, điều chỉnh kịp thời, hãy là nơi để con tin tưởng tâm sự khi gặp những vướng mắc trong cuộc sống.

Tham dự đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức.

Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức về tâm lý giáo dục lứa tuổi học sinh THCS để lựa chọn biện pháp giáo dục phù hợp với con em của mình. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của HS; liên hệ chặt chẽ với GVCN lớp để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con em; kịp thời phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.

2.4. Đối với các tổ chức xã hội trên địa bàn thị xã

Các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy hết vai trị, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng các nhà trường thực hiện tốt phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt là Công an các xã, phường cần làm tốt công tác phối hợp với các nhà trường để thực hiện tốt Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an “Quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường an

toàn về an ninh, trật tự”

Tăng cường phối hợp với nhà trường làm tốt cơng tác “xã hội hóa giáo dục” trên các phương diện tài chính, cơ sở vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để cùng nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho học sinh.

Thường xuyên giữ mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và gia đình để kịp thời trao đổi thông tin về học sinh khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cùng với nhà trường giáo dục pháp luật cho các em với phương châm ngăn ngừa là chính để học sinh khơng vi phạm pháp luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý Giáo dục TW1, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục

pháp luật, NXB Giáo dục, Hà Nội

[3]. Bộ giáo dục và Đào tạo (2019), Chỉ thị số 31/2019 về tăng cường công

tác giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục, NXB Giáo dục, Hà

Nội

[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, NXB CTQG, Hà Nội.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB CTQG, Hà Nội.

[6]. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) 1997, Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường

cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2001), Về phát triển tồn diện con người

thời kì CNH- HĐH, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội.

[8]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục. NXB GD, Hà Nội.

[9]. Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Những

vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật XHCN, NXB Chính trị -

hành chính, Hà Nội

[10]. Trần Kiểm, Những vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

[11]. Lênin V.I (1970), toàn tập, tập 32, Nxb Sự thật, Hà Nội [12]. Lênin V.I (1971), toàn tập, tập 36, Nxb Sự thật, Hà Nội [13]. Lênin V.I (1980), toàn tập, tập 30 Nxb Tiến bộ Matxcơva

[14]. Quốc Hội (2016), Luật số 102/2016/QH 13, Luật trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

[15]. Quốc Hội (2019), Luật giáo dục, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [16]. Quốc Hội (2020), Luật số 57/2020/QH 14, Luật thanh niên, NXB

Chính trị - Hành chính, Hà Nội

[17]. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục Hà Nội [18]. Hồ Chí Minh (1969), Di chúc, NXB Sự thật, Hà Nội.

[19]. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 37/2018 TT ngày 14/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2018 đến năm 2022.

[20]. Thủ tướng Chính phủ (2009) Phê duyệt đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường".

[21]. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (1998), Nghiệp vụ phổ biến giáo dục

pháp luật, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[22]. Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn về vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới,

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[23]. Vụ phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ tư pháp), (2003) , Kỷ yếu hội thảo phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, cơng nhân trong tình hình mới, NXB Thanh niên, Hà Nội

[24]. Vũ Thị Hồng Vân , Phương pháp giảng dạy pháp luật trong các trường

PHỤ LỤC 1

PHIẾU DÀNH CHO HIỆU TRƯỞNG, GIÁO VIÊN Câu 1: Theo các thầy cô những ý nào dưới đây là mục tiêu

giáo dục pháp luật cho học sinh THCS? (Đánh dấu x vào ô tương

ứng) T T Nội dung Đồng ý Không đồng ý Còn phân vân 1

Giáo dục pháp luật ở trường THCS trang bị cho học sinh có hệ thống tri thức cơ bản và cần thiết, phù hợp với độ tuổi về Nhà nước, về pháp luật, về nghĩa vụ, quyền con người, quyền cơng dân.

2

Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống pháp luật hàng ngày

3

Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền,bổn phận của mình và phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức

Câu 2: Theo thầy cô, nếu đánh giá mức độ thực hiện các nội

dung giáo dục pháp luật theo thang điểm từ 1 đến 5 thì trường các thầy cơ đạt bao nhiêu điểm? (Cho điểm các nội dung tương

ứng)

STT Nội dung Điểm

1 Phổ biến luật An tồn giao thơng

2 Giáo dục cho hiểu biết cho học sinh về tác hại của Ma túy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 85 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)