Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 54 - 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục pháp luật

Để tìm hiểu thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục pháp luật, chúng tôi phát phiếu điều tra viết trên 17 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng) và 176 giáo viên. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12: Quản lý mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh THCS thị xã An Khê STT Quản lý mục tiêu Mức độ thực hiện Tổng điểm ĐTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 936 4,85 1 2 Nội dung 2 893 4,63 2 3 Nội dung 3 850 4,04 4 4 Nội dung 4 844 4,37 5 5 Nội dung 5 878 8,78 3 Chung 4401 4,49 Ghi chú:

Nội dung 1: Hoàn thành đúng kế hoạch

Nội dung 2: Cán bộ giáo viên, học sinh được phổ biến mục tiêu. Nội dung 3: Có sự chuẩn bị hướng tới mục tiêu.

Nội dung 4: Trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục ln so sánh với mục tiêu của từng giai đoạn

Nội dung 5: Kiếm tra đánh giá hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh THCS

Qua bảng trên cho thấy, mức độ hoàn thành quản lý mục tiêu GDPL của các trường THCS thị xã An Khê được đánh giá ở mức tốt với

ĐTBC là 4,49. Điều đó cho thấy việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật ở thị xã An Khê được tiến hành một cách hiệu quả. Cụ thể như sau:

Mục tiêu được đánh giá thực hiện tốt nhất là “hoàn thành đúng kế hoạch” có ĐTB là 4,85. Điều này được lý giải như sau: Mục tiêu giáo dục pháp luật được khách thể điều tra hiểu là mục tiêu đề ra thực hiện trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các đợt hoạt động giáo dục pháp luật hay mục tiêu của bài học.

Xếp thứ 2 là “Cán bộ giáo viên, học sinh được phổ biến mục tiêu”. Cán bộ, giáo viên là lực lượng chính thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật trong nhà trường vì vậy họ phải là những người nhận thức và hiểu rõ các mục tiêu thì hoạt động giáo dục pháp luật mới mang lại hiệu quả cao.

Xếp thứ bậc cuối cùng – thứ 5 là mục tiêu “Trong quá trình thực hiện hoạt động giáo dục luôn so sánh với mục tiêu của từng giai đoạn”. Việc so sánh mục tiêu với kết quả từng giai đoạn trong quá trình thực hiện mục tiêu là việc làm không thường xuyên của tất cả các hoạt động nói chung và mục tiêu giáo dục pháp luật nói riêng. Bởi vì, theo quy luật chung thì thường đến khi có kết quả giáo dục mới so sánh mức độ thực hiện mục tiêu đạt đến đâu. Nếu quá trình thực hiện mục tiêu so sánh với từng giai đoạn sẽ giúp nhà quản lý điều chỉnh kịp thời những sai sót trong q trình thực hiện. Tránh dẫn đến tình trạng sai kéo theo dây chuyền.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình giáo dục pháp luật ở trường THCS

Khảo sát thực trạng quản lý nội dung, chương trình GDPL ở các nhà trường thu được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Quản lý nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THCS thị xã An Khê

STT Quản lý nội dung

Mức độ thực hiện Tổng điểm ĐTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 877 4,54 2 2 Nội dung 2 848 4,39 4 3 Nội dung 3 837 4,34 5 4 Nội dung 4 936 4,85 1 5 Nội dung 5 866 4,48 3 Chung 4364 4,52 Ghi chú:

Nội dung 1: Xây dựng nội dung bao quát, cụ thể phù hợp với học sinh THCS Nội dung 2: Nội dung đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương

Nội dung 3: Nội dung phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn cụ thể

Nội dung 4: Chỉ đạo tiến độ thực hiện nội dung đảm bảo kế hoạch đã đề ra Nội dung 5: Kiếm tra đánh giá hoạt động thực hiện nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THCS

Trong hoạt động giáo dục, việc quản lý được mục tiêu là rất quan trọng, tiếp theo đó vấn đề quản lý nội dung, chương tình giáo dục chính là hiện thực hóa mục tiêu giáo dục. Qua kết quả điều tra cho thấy việc “Chỉ đạo kế hoạch tiến độ thực hiện nội dung đảm bảo mục tiêu đã đề ra”. Quá trình người quản lý sát sao chỉ đạo thực hiện nội dung đảm bảo mục tiêu được đánh giá tốt nhất với ĐTB là 4,85. Đa số những người được hỏi đều khẳng định “ Quá trình các lực lượng giáo dục thực hiện nội dung, chương trình giáo dục pháp luật đã được Hiệu trưởng sát sao chỉ đạo”.

Xếp thứ 2 là “Xây dựng nội dung bao quát, cụ thể phù hợp với học sinh THCS” quản lý xây dựng nội dung bao quát cụ thể nhưng phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THCS. Lứa tuổi “khủng hoảng dậy thì” tự ý thức phát triển mạnh mẽ. Cần có nội dung phù hợp, dễ tác động đến tâm lý các em.

Như vậy với ĐTB là 4,52 thì quản lý nội dung, chương tình giáo dục pháp luật được thực hiện tương đối tốt.

2.4.3. Thực trạng quản lý các hình thức giáo dục pháp luật ở trườngTHCS Đối với học sinh THCS đang có sự biến đổi mạnh mẽ về tâm lý và

các đặc điểm nhận thức thì việc quản lý lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật đóng vai tị rất quan trọng. Làm như thế nào để các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp, tập huấn giáo viên ra sao. Đặc biệt việc giám sát thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật của giáo viên như thế nào đều đòi hỏi sự sát sao của cán bộ quản lý. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi phát phiếu điều tra và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14: Quản lý hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh THCS thị xã An Khê STT Quản lý hình thức Mức độ thực hiện Tổng điểm ĐTB Thứ bậc 1 Nội dung 1 842 4,36 5 2 Nội dung 2 877 4,54 2 3 Nội dung 3 923 4,78 1 4 Nội dung 4 847 4,38 4 5 Nội dung 5 864 4,47 2 Chung 4353 4,51

Ghi chú:

Nội dung 1: Chỉ đạo xây dựng các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp lứa tuổi học sinh THCS

Nội dung 2: Tổ chức tập huấn giáo viên lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật phù hợp nội dung

Nội dung 3: Tăng cường giám sát thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật an toàn, hiệu quả

Nội dung 4: Chỉ đạo lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với thực tế, nội dung, chương trình

Nội dung 5: Kiểm tra đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung, hình thức, mục tiêu giáo dục pháp luật

Kết quả trên cho thấy: hình thức “Tăng cường giám sát thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật an tồn, hiệu quả” được đánh giá các nhà quản lý thực hiện tốt nhất. Tuy nhiên, “Chỉ đạo xây dựng các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp lứa tuổi học sinh THCS” lại là hình thức quản lý bị đánh giá thấp nhất trong 5 nội dung quản lý hình thức được nghiên cứu. Điều này chứng tỏ CBQL các trường chủ yếu giao quyền tự chủ cho các giáo viên, các lực lượng giáo dục trong việc lựa chọn hình thức giáo dục pháp luật. Kết quả của nội dung này cho thấy hình thức GDPL cho học sinh của các trường chưa thật phong phú, ít có sự thay đổi hàng năm, thiếu hấp dẫn để thu hút học sinh.

Kết quả chung cho thấy, việc quản lý các hình thức GDPL đạt mức tương đối tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)