Mục tiêu nghiên cứu thực trạng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 35)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu thực trạng:

Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cụ thể. Trên cơ sở đó xây nhựng những biện pháp phù hợp và khả thi nhất để việc quản lý công tác GDPL cho học sinh THCS thị xã An Khê đạt kết quả tốt hơn.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu, khách thể khảo sát

Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi đã tập trung nghiên cứu đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của thị xã An Khê; Thực trạng GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê ; Thực trạng quản lý GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê.

Khách thể khảo sát: Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý giáo dục

pháp luật ở các THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát như sau:

- Số trường THCS được khảo sát: 8/8 trường

- Địa bàn khảo sát: Trường nội thị có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi 4 trường; trường vùng xã có điều kiện kinh tế ít thuận lợi hơn: 4 trường (trong đó có 01 trường thuộc xã khó khăn)

- Khách thể khảo sát: Tổng số khách thể tham gia khảo sát là: 293 người (193 CBGV và 100 học sinh). Trong đó gồm:

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS : 17 người + Giáo viên các trường THCS : 176 người

+ Học sinh : 100 người

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu sản phẩm và khảo nghiệm.

Quan sát cụ thể hệ thống băng rôn, áp phích tuyên truyền GDPL, quan sát việc học sinh chấp hành luật an toàn giao thông, nề nếp của học sinh…để có những nhận xét đánh giá ban đầu về công tác GDPL của nhà trường

Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV và HS bằng những câu hỏi có nội dung hướng đến mục đích cần nghiên cứu

Nghiên cứu hồ sơ sổ sách về GDPL của các nhà trường; kết quả chất lượng bộ môn GDCD, hồ sơ và kết quả tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường về công tác GDPL

Điều tra, khảo nghiệm bằng hệ thống các phiếu trưng cầu ý kiến. Phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm hai nhóm :

- Nhóm thứ nhất gồm: Hiệu trưởng, giáo viên (bao gồm tổ trưởng chuyên môn, giáo viên môn GDCD, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng tổ Tư vấn tâm lý học đường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên khác).

Đây là chủ thể thực hiện hoạt động quản lý, giáo dục pháp luật - Nhóm thứ hai: Học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý giáo dục pháp luật; chúng tôi phân loại phiếu như sau:

Phiếu số 1- Phụ lục 1: Dành cho Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng) và giáo viên các trường THCS

2.1.4. Xử lý số liệu, tư liệu

- Cách tính: Đối với phiếu được cho bằng điểm, mỗi ý được đánh giá từ 1 đến 5 điểm. Tính tổng điểm của từng ý rồi chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình X i của ý đó. Tính trung bình cộng của các X i thì thu được trị số trung bình X

- Chuẩn đánh giá:

Với quy ước thang điểm từ 1,0 điểm đến 5,0 điểm thì Trung vị là 3,0 điểm

+ Trị số trung bình X i và X từ 1,0 dến 2,99: Mức độ chưa đạt + Trị số trung bình X i và X từ 3,0 dến 3,66: Mức độ trung bình + Trị số trung bình X i và X từ 3,67 dến 4,33: Mức độ khá + Trị số trung bình X i và X từ 4,34 dến 5,0: Mức độ tốt

2.2. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội, giáo dục của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Khê, tỉnh Gia Lai

2.2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế

Thị xã An Khê được chia tách và thành lập từ năm 2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ, nằm trên Quốc lộ 19, nối liền duyên hải miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Bắc Campuchia.

Thị xã được xác định là đô thị quan trọng phía Đông tỉnh Gia Lai, là cửa ngõ giao lưu, giao thương giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Duyên hải Miền Trung; có nhiều lợi thế trong trao đổi liên vùng về kinh tế - xã hội, thu hút người lao động đến làm ăn sinh sống

Các đơn vị hành chính: Thị xã An Khê có 11 đơn vị hành chính cấp xã (05 xã, 06 phường) với tổng số 60 thôn, làng, tổ dân phố (21 thôn, 04 làng, 35 tổ dân phố)

nghiệp sang Thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể hàng năm. Nền kinh tế của thị xã tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 12,20%/năm.

Giai đoạn 2016-2020, thị xã đã bố trí vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục là 73,493 tỷ đồng, gồm 23 chương trình, dự án. Trong đó, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ưu tiên đầu tư cho các xã thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Việc huy động các nguồn lực thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo triển khai thực hiện có hiệu quả.

Hiện nay, thị xã An Khê đang được đầu tư mọi mặt để phát triển trở thành đô thị loại 3, xứng đáng là vùng động lực phía Đông của tỉnh Gia Lai. Do đó, cơ sở hạ tầng của thị xã (trong đó có CSVC của ngành giáo dục) được chú trọng đầu tư xây dựng.

2.2.2. Đặc điểm giáo dục của thị xã An Khê

Trên địa bàn hiện nay có 28 trường công lập các cấp học. Trong đó, có 26/28 trường đạt chuẩn quốc gia; 04 trường mầm non tư thục, 65 nhóm lớp với 1.405 trẻ

Trên địa bàn thị xã hiện có đủ và đa dạng hóa các loại hình và bậc học: 01 trường Cao đẳng nghề, 04 trường THPT .

Trong những năm gần đây, số học sinh THCS mang tính ổn định cao, số lượng học sinh trong ba năm gần nhất chênh lệch không nhiều. Hàng năm, tỉ lệ thu hút HS sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn vào lớp 6 luôn đạt trên 99%.

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp trong 3 năm học gần đây

Năm học trường Số Số lớp Số học sinh Tăng, giảm so với năm học trước

2017-2018 8 125 4982 Tăng 2 lớp với 81HS

2018-2019 8 125 5011 Tăng 0 lớp với 29 HS

2019-2020 8 127 5062 Tăng 2 lớp với 51 HS

Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

Chất lượng giáo dục của thị xã ngày được nâng cao, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. Hàng năm, kết quả xét công nhận tốt nghiệp THCS đều đạt trên 99%; Tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT hàng năm tăng cao.

Giáo dục mũi nhọn bậc THCS được phòng GD&ĐT An Khê đặc biệt chú trọng và đạt kết quả khá cao. Nhiều năm liền được xếp thứ hai trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh (chỉ xếp sau Thành phố Pleiku).

Bảng 2.2: Thống kê số lượng học sinh THCS đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh

Năm học Giải HSG cấp thị xã Giải HSG cấp tỉnh TS giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK TS giải Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK 2017-2018 92 11 25 25 31 58 3 5 19 31 2018-2019 102 14 29 26 33 56 3 7 21 25 2019-2020 105 10 37 21 37 67 7 7 23 30

Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

Hạnh kiểm của học sinh THCS thị xã An Khê nhìn chung là tốt, đa số các em có đạo đức tốt, chấp hành nghiêm túc nội quy trường lớp, không có hành vi vi phạm pháp luật nặng tới mức phải xử lý. Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa ngoan, còn vi phạm nội quy, thường xuyên bị nhắc nhở phê bình.

Bảng 2.3: Thống kê xếp loại Hạnh kiểm học sinh THCS trong 3 năm qua:

Năm học Tổng số HS Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2017-2018 4982 3523 70,71 1208 24,25 240 4,82 11 0,22 2018-2019 5011 3720 74,24 1020 20,35 247 4,93 24 0,48 2019-2020 5062 3802 75,11 1033 20,41 209 4,13 18 0,35

Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

* Đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên

- Về số lượng:

Bảng 2.4: Số lượng đội ngũ CBQL, GV, NV các trường THCS năm học 2019- 2020

STT Trường

Số

lớp Số HS

CBQL Giáo viên Nhân viên

Biên chế thừa(+), thiếu(-) Biên chế thừa(+), thiếu(-) Biên chế thừa(+), thiếu(-) 1 THCS Đề Thám 30 1172 3 0 54 -3 4 0 2 THCS Lê Hồng Phong 19 860 3 0 39 3 4 0 3 THCS

Mai Xuân Thưởng

8 350 2 0

19 4 4 0

4 THCS Nguyễn Du 16 609 3 1 29 -1 4 0

5 THCS

Nguyễn Viết Xuân

18 693 2 0 37 3 4 0 6 THCS Trưng Vương 19 727 2 0 39 3 4 0 7 TH &THCS Đỗ Trạc 8 295 2 0 17 1 3 -1 8 TH&THCS Võ Nguyễn Giáp 9 356 1 -1 18 1 4 0 Cộng 127 5062 28 0 252 11 31 -1

Theo Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày ngày 22 tháng 7 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức định mức số người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, thì toàn thị xã có số lượng CBQL cấp THCS đủ theo quy định (tuy nhiên phân bổ chưa đều, có trường thừa trường thiếu), số lượng giáo viên biên chế dư 11 người và nhân viên thiếu 01 người. Như vậy, có thể nói tình hình đội ngũ CBGVNV về cơ bản là đảm bảo về số lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường hoạt động.

Bảng 2.5: Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS thị xã An Khê STT Tên trường CBQL Giáo viên THCS Tổng số Thạc Đại học Cao đẳng Tổng số Thạc Đại học Cao đẳng 1 THCS Đề Thám 3 1 2 0 54 3 49 2 2 THCS Lê Hồng Phong 3 0 3 0 39 1 34 4 3 THCS

Mai Xuân Thưởng

2 0 2 0

19 0 15 4 4 THCS Nguyễn Du 3 0 3 0 29 0 26 3 5 THCS

Nguyễn Viết Xuân

2 0 2 0 37 0 34 3 6 THCS Trưng Vương 2 0 2 0 39 0 35 4 7 TH &THCS Đỗ Trạc 2 0 2 0 17 0 15 2 8 TH&THCS Võ Nguyễn Giáp 1 0 1 0 18 0 16 2 Tổng 18 1 17 0 252 4 224 24

-Về đội ngũ CBQL:

100% CBQL trường THCS là Đảng viên nên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy và nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Luật, không tham nhũng, cửa quyền; chấp hành tốt quy định của ngành, của trường đề ra.

100% CBQL có trình độ đào tạo Đại học trở lên, tuy nhiên số CBQL có trình độ Thạc sĩ còn quá ít (01 đồng chí, chiếm tỉ lệ 0,6%).

- Về đội ngũ giáo viên:

Tỉ lệ GV đạt chuẩn trở lên là 100%, số GV trên chuẩn đạt 90,5% (theo quy định hiện hành). Trong đó: Trình độ Đại học đạt 88,9%; trình độ Thạc sĩ đạt 1,6%.

Tỉ lệ GV đạt trình độ trên chuẩn cao, đây là điều kiện thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của thị xã.

Phần lớn đội ngũ GV các trường THCS đều tâm huyết với nghề, tận tâm với học sinh, nhiều thầy cô giáo đã vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để dạy tốt, nêu gương sáng cho học sinh noi theo. Việc ứng dụng CNTT vào quản lí và giảng dạy đã được các nhà trường quan tâm, hầu hết cán bộ giáo viên đã được học bồi dưỡng và có chứng chỉ tin học, cơ bản đã ứng dụng CNTT trong việc soạn và giảng dạy.

Đa số CBGV có tinh thần tự học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần phấn đấu tốt trong mị lĩnh vực công tác.

Cơ sở vật chất của các trường Trung học cơ sở ở thị xã An Khê

Thị xã An Khê có 8/8 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Do đó, về cơ bản CSVC các nhà trường khá đầy đủ. Đặc biệt là các phòng chức năng được đầu tư xây dựng mới theo hướng hiện đại, trang thiết bị phòng thực hành, thí nghiệm tiên tiến, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của GV và HS.

Bảng 2.6: Thống kê cơ sở hạ tầng trường THCS TT Trường Phòng học Phòng hiệu bộ Phòng chức năng Trên C4 Cấp 4 BGH VP TV TB TH- TN Đội Y tế Tin học Ng. ngữ 1 THCS Đề Thám 15 0 2 1 1 1 2 1 1 1 1 2 THCS Lê Hồng Phong 14 0 2 1 1 1 2 1 1 1 1 3 THCS Mai Xuân Thưởng 8 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0 4 THCS Nguyễn Du 15 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0 5 THCS Nguyễn Viết Xuân 16 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0 6 THCS Trưng Vương 12 0 2 1 1 1 2 1 1 1 1 7 TH &THCS Đỗ Trạc 8 0 2 1 1 1 2 1 1 1 0 8 TH&THCS Võ Nguyễn Giáp 8 0 2 1 1 1 2 1 1 1 1 Cộng 96 0 16 8 8 8 16 8 8 8 4

Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm học 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

Tổng cộng có 96 phòng học, trong đó 100% phòng học kiên cố.

100% các trường có phòng làm việc cho đội ngũ CBQL, phòng Hội đồng giáo viên, phong Tư vấn tâm lý học đường, phòng truyền thống Đội. Các phòng đều được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

Toàn thị xã có 8 phòng tin học, tương ứng tỉ lệ 1,0 phòng tin học/trường; 4 phòng học ngoại ngữ, tương ứng tỉ lệ 0,5 phòng ngoại ngữ/trường, trong giai đoạn hiện nay, môn học ngoại ngữ được đặc biệt quan tâm, chú trọng nên các trường tiếp tục được đầu tư xây dựng thêm phòng học ngoại ngữ. Cơ bản các trường đều có đủ phòng Thư viện, Thiết bị đồ dùng dạy học, thực hành – thí nghiệm (Lý, Hóa, Công nghệ), Y tế, Đoàn Đội. Số lượng các phòng chức năng như vậy cho thấy điều kiện CSVC, cơ sở hạ tầng ở các trường THCS thị xã An Khê khá thuận lợi.

Theo báo cáo tổng kết năm học 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê, các trường THCS đã mua sắm bổ sung thêm 32 máy vi tính, 8 máy chiếu Projector và nhiều thiết bị dạy học hiện đại. Hiện nay, có 416 máy vi

mạng Internet; 100% các trường THCS đều có máy chiếu Projector. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động quản lí, dạy học và các hoạt động khác của các nhà trường.

Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã có 11 xã, phường nhưng lại chỉ có 8 trường THCS (có 01 phường và 02 xã không có trường THCS đóng trên địa bàn) nên gây không ít khó khăn trong việc phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể địa phương, khó khăn trong việc triển khai các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp cho những học sinh ở xa trường…

2.3. Thực trạng giáo dục pháp luật ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai tỉnh Gia Lai

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật

Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục I đối với 17 CBQL và 176 GV của 8/8 trường THCS trên địa bàn thị xã. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng.

Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7.: Kết quả nhận thức về mục tiêu giáo dục pháp luật T T Nội dung Đồng ý Không đồng ý Còn phân vân SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 15 7,8 0 0 2 1,0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)