8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng giáo dục pháp luật ở các trườngTHCS thị xã An Khê, tỉnh
tỉnh Gia Lai
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật
Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục I đối với 17 CBQL và 176 GV của 8/8 trường THCS trên địa bàn thị xã. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7.: Kết quả nhận thức về mục tiêu giáo dục pháp luật T T Nội dung Đồng ý Không đồng ý Còn phân vân SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 15 7,8 0 0 2 1,0 2 Nội dung 2 7 3,6 3 1,6 8 4,1 3 Nội dung 3 6 3,1 3 1,6 5 2,6 4 Nội dung 4 135 69,9 3 1,6 6 3,1 CỘNG 163 84,5 9 4,6 21 10,9 Ghi chú:
quyền con người, quyền công dân.
Nội dung 2: Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống pháp luật hàng ngày
Nội dung 3: Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Nội dung 4: Tất cả các ý trên
Qua bảng trên cho thấy, phần lớn giáo viên nhận thức đúng mục tiêu giáo dục pháp luật ( 84,5%). số giáo viên nhận thức đầy đủ khá cao (69,9%). Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên cho rằng chỉ cung cấp kiến thức (7,8%) hoặc giáo dục kỹ năng (3,6%) hoặc thái độ (3,1%). Quan niệm này chưa đầy đủ bởi vì giáo dục pháp luật phải đạt được cả 3 mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ. Thậm chí, có một số giáo viên nhận thức mục tiêu giáo dục pháp luật chưa đúng (số không đồng ý với từng nội dung hoặc tất cả các nội dung), một số giáo viên còn băn khoăn, nhận thức chưa đầy đủ nên còn phân vân với các nội dung được hỏi.
Để tìm hiểu về vấn đề này ở một phương diện khác, chúng tôi phỏng vấn sâu một số giáo viên. Kết quả thu được như sau: Giaos viên M.Q.Đ ( Trường THCS Mai Xuân Thưởng) cho rằng “chức năng của nhà trường là dạy học vậy thì chỉ cần cung cấp kiến thức còn việc hình thành hành vi pháp luật cần có gia đình thường xuyên giám sát và đôn đốc học sinh”. Cô N.T.H (Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Viết Xuân ) lại cho rằng “Nhà trường cần chú trọng hình thành hành vi pháp luật tích cực cho học sinh, chỉ có thông qua nhà trường mới là con đường ngắn nhất hình thành cho học sinh các chuẩn mực pháp luật”.
Với kết quả như trên, có thể thấy rằng nhận thức về mục tiêu giáo dục pháp luật của CBQL và GV các nhà trường cơ bản là tốt, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ CBGV có nhận thức về mục tiêu GDPL chưa đúng, chưa
đầy đủ. Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV về công tác GDPL là rất cần thiết.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình giáo dục pháp luật
Mục tiêu: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, chương trình GDPL và xem xét mức độ ưu tiên đối với các nội dung trong chương trình GDPL của các nhà trường .
Để nghiên cứu, chúng tôi nêu trong phiếu hỏi 07 nội dung chính trong chương trình GDPL để đối tượng được khảo sát (gồm 193 người, trong đó có 17 CBQL và 176 GV của 8 trường THCS) cho điểm.
Kết quả khảo sát thu được như sau:
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện các nội dung giáo dục pháp luật
STT Nội dung Tổng Điểm ĐTB Thứ bậc
1 Nội dung 1 8,98 4,65 2 2 Nội dung 2 859 4,45 5 3 Nội dung 3 767 3,97 7 4 Nội dung 4 843 4,34 6 5 Nội dung 5 863 4,47 4 6 Nội dung 6 937 4,85 1 7 Nội dung 7 878 4,55 3 Chung 6045 4,46 Ghi chú:
Nội dung 1: Phổ biến luật An toàn giao thông
Nội dung 2: Giáo dục cho hiểu biết cho họcsinh về tác hại của Ma túy – HIV. Nội dung 3: Giáo dục học sinh không tàng trữ, vận chuyển các chất cháy nổ.
Nội dung 4: Giáo dục về bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em
Nội dung 5: Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho học sinh Nội dung 6: Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật
Nội dung 7: Các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống
Qua kết quả trên cho thấy, ĐTB chung ở mức 4,46, so sánh với thang
bậc ở mục 2.1.2 có thể kết luận việc thực hiện nội dung giáo dục pháp luật được đánh giá ở mức tốt. Điều đó cho thấy công tác giáo dục pháp luật đã được các trường đầu tư về nội dung và được các khách thể nghiên cứu đánh giá cao.
Tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi phòng vấn cô giáo N.T.Đ ( Tổng phụ trách Đội ) Trường THCS Lê Hồng Phong với câu hỏi “Đồng chí đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung giáo dục?” . Cô cho rằng: “Các nội dung giáo dục hiện nay thực hiện tốt bởi chúng tôi xây dựng nội dung GDPL ngay từ đầu năm học và mỗi năm đều có bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, giáo dục của nhà trường nói riêng và thị xã nói chung”. Thầy T.C.Tr (Phó Hiệu trưởng trường THCS Đề Thám) nhận định: “Nếu đánh giá chung thì ở mức tốt, vì ngoài việc chúng tôi xây dựng chuyên đề thì các nội dung giáo dục pháp luật này còn được lồng ghép trong các môn học”. Điều này tương ứng với kết quả bảng trên.
Nội dung “Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật” được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 4,85. Nội dung này được đánh giá ở mức độ tốt nhất vì nó bởi vì nó được thực hiện lồng ghép nhiều qua các môn học (nhất là môn GDCD) và các hoạt động.
Đánh giá cao thứ 2 trong 7 nội dung là “Các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống”. Học sinh học các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống không chỉ học trên lớp mà còn học trong các hoạt động thường ngày và các nội dung giáo dục này sẽ trở thành hành trang các giúp các em ứng xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Tuy kết quả chung được đánh giá tốt, nhưng vẫn có nội dung được đánh giá ở mức khá. Đó là nội dung “Giáo dục học sinh không tàng
trữ, vận chuyển các chất cháy nổ.” Được xếp thứ 7 với ĐTB 3,97 (nằm trong khoảng từ 3,67 đến 4,33). Điều này cho thấy các trường chưa thật sự chú trọng đến quy định của Chính phủ về việc cấm tàng trữ, sử dụng pháo và các chất cháy nổ.
2.3.3. Thực trạng sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật
Qua thực trạng ở mục 2.3.2 cho thấy các nội dung giáo dục được đánh giá ở mức độ tốt. Các nội dung này được các nhà trường chuyển tải đến học sinh theo các hình thức như thế nào và mức độ ra sao?.
Chúng tôi đã khảo sát đối với 8 hình thức GDPL được các nhà trường lựa chọn. Kết quả mức độ thực hiện và hiệu quả tác động của các hình thức giáo dục được chúng tôi trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.9: Mức độ và hiệu quả sử dụng các hình thức GDPL TT Các hình thức Mức độ Hiệu quả Tổng điểm ĐTB Thứ Bậc Tổng điểm ĐT B ThứBậc 1 Nội dung 1 848 4,39 6 796 4,12 5 2. Nội dung 2 841 4,36 7 798 4,13 4 3. Nội dung 3 871 4,51 4 784 4,06 6 4. Nội dung 4 861 4,46 5 745 3,86 7 5. Nội dung 5 876 4,54 3 937 4,85 1 6. Nội dung 6 935 4,84 1 891 4,61 2 7. Nội dung 7 889 4,61 2 876 4,54 3 8. Nội dung 8 798 4,13 8 688 3,56 8 Ghi chú:
Nội dung 1: Công khai những qui định đảm bảo hành vi pháp luật trên những tấm panô, áp phích lớn.
Nội dung 2: Tổ chức cho học sinh xem phim về phòng chống tệ nạn học đường, tai nạn giao thông..
Nội dung 3: Tổ chức cho phụ huynh và học sinh ký cam kết chấp hành tốt pháp luật.
như: thi tìm hiểu pháp luật, biển báo, văn nghệ, đố vui, tiểu phẩm về hành vi pháp luật. Nội dung 5: Mời cảnh sát giao thông hoặc chuyên gia nói chuyện và phổ biến giáo dục pháp luật, hành vi pháp luật.
Nội dung 6: Tổ chức hoạt động ngoại khoá "Học sinh THCS tuân thủ pháp luật". Nội dung 7: Tích hợp giảng dạy "giáo dục pháp luật" ở một số bộ môn như GDCD, Văn, Sử, Địa.
Nội dung 8: Phát thanh, đưa lên bảng tin số liệu học sinh có việc làm tốt hoặc hành vi vi phạm pháp luật của trường.
Qua bảng trên cho thấy, ĐTB về mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức giáo dục pháp luật đa số đạt ở mức tốt. ĐTB > 4,34. Riêng hình thức thứ 8 đạt mức Khá.
Tuy nhiên, qua số liệu trên cũng cho thấy hiệu quả của các hình thức chưa cao. Chỉ có 3 hình thức (hình thức 3, 5,7) có hiệu quả Tốt; 4 hình thức có hiệu quả Khá (hình thức 1,2,4,6); 01 hình thức có hiệu quả Trung bình (hình thức 8).
Đồng thời, có thể thấy mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hình thức giáo dục pháp luật không phải tương đồng với nhau.
Một số hình thức có mức độ thực hiện và hiệu quả tương đồng. Chẳng hạn: - Hình thức giáo dục pháp luật “Tổ chức hoạt động ngoại khoá "học sinh THCS tuân thủ pháp luật" được đánh giá ở mức độ tốt nhất với ĐTB là 4,84 và hiệu quả được đánh giá ở mức Tốt với ĐTB là 4,62 xếp thứ 2. Điều này được lý giải như sau:
+ Hoạt động ngoại khóa được các nhà trường tổ chức thường xuyên, có sự đầu tư thời gian và kinh phí, thu hút được nhiều học sinh tham gia .
+ Học sinh tham gia ngoại khóa chỉ với tinh thần vui chơi, biểu diễn giao lưu, nghe nói chuyện….Qua đó các em tiếp thu được nhiều kiến thức pháp một cách tự nhiên, nhớ lâu và áp dụng tốt.
hoặc hành vi vi phạm pháp luật của trường” đạt mức độ Khá với ĐTB là 4,13 xếp thứ 8 và hiệu quả chỉ đạt Trung bình với ĐTB là 3,56 xếp thứ 8. Điều này cho thấy việc sử dụng bảng tin, phất thanh để tuyên dương hoặc phê bình học sinh chưa được thực hiện tốt.
Ngoài ra các hình thức còn lại đều có kết quả khá tương đồng nhau cùng được đánh giá ở mức độ thực hiện và hiệu quả tốt.
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục pháp luật
Khảo sát ý kiến của 193 CBQL, GV về kết quả kiểm tra, đánh giá GDPL thu được như sau:
Bảng 2.10: Kết quả kiểm tra, đánh giá giáo dục pháp luật cho học sinh THCS ST T Nội dung Mức độ hình thành cho học sinh (SL/%) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Nội dung 1 180 / 93,26 160 / 82,90 113 / 58,54 2 Nội dung 2 175 / 90,67 136 / 70,47 180 / 93,26 3 Nội dung 3 171 / 88,60 154 / 79,79 124 / 64,25 4 Nội dung 4 177 / 91,70 145 / 75,13 121 / 62,69 5 Nội dung 5 161 / 83,41 132 /68,39 150 / 77,72 6 Nội dung 6 162 / 83,94 131 / 67,87 140 / 72,53 7 Nội dung 7 151 / 78,24 142 / 73,58 120 / 62,17 Ghi chú:
Nội dung 1: Phổ biến luật An toàn giao thông
Nội dung 2: Giáo dục cho hiểu biết cho họ csinh về tác hại của Ma túy – HIV. Nội dung 3: Giáo dục học sinh không tàng trữ, vận chuyển các chất cháy nổ. Nội dung 4: Giáo dục về bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em
Nội dung 5: Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho học sinh Nội dung 6: Giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật
Nội dung 7: Các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống
Số liệu trên cho thấy, kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh khá cao; đại đa số học sinh có thể nhận biết và thông hiểu các nội dung được GD trong công tác GDPL của nhà trường. Học sinh vận dụng được các kiến thức về GDPL là trên 50%. Trong đó nội dung “Giáo dục cho hiểu biết cho học sinh về tác hại của Ma túy – HIV” được đánh giá cao nhất ở mức độ vận dụng cao nhất với 180/193 người được hỏi, chiếm tỉ lệ 93,26%. Điều này phù hợp với thực tế ngành GD thị xã An Khê trong thời gian qua. Theo báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã, trong 10 năm qua không ghi nhận có trường hợp nào bị nghiện hút ma túy – HIV ở lứa tuổi học sinh THCS.
Qua kết quả trên cũng cho thấy, việc giáo dục pháp luật trong nhà trường đã có những tác động đáng kể đến học sinh nhưng kết quả chưa thật cao, bằng chứng là tỉ lệ học sinh ở mức vận dụng được kiến thức GDPL còn thấp. Điều này đòi hỏi cần có sự chung tay góp sức của các lực lượng giáo dục để nâng cao kết quả giáo dục pháp luật cho các em học sinh lứa tuổi THCS.
2.3.5. Các lực lượng tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh
Lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục pháp luật giữ vai trò rất quan trọng. Trong nhà trường, lực lượng này chính là đội ngũ CBQL và GV. Đội ngũ GV ở các nhà trường THCS, ngoài việc giảng dạy thì một số GV còn được phân công làm TPT Đội, trưởng Ban nề nếp, Tổ trưởng tổ Tư vấn tâm lý học sinh.
Để tìm hiểu mức độ thực hiện công tác GDPL của đội ngũ này trong các nhà trường, chúng tôi phát phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.11: Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục pháp luật
STT Lực lượng tham gia Mức độ thực hiện
Tổng điểm ĐTB Thứ bậc
1 Hiệu trưởng 843 4,34 6
2 Tổng phụ trách Đội 899 4,66 2
3 Trưởng ban nề nếp 863 4,47 4
4 Tổ trưởng tổ tư vấn tâm lý học sinh
869 4,50 3
5 Đội ngũ giáo viên 935 4,84 1
6 Phối hợp nhà trường và phụ huynh học sinh
767 3,97 7
7 Lực lượng xã hội 858 4,45 5
Qua kết quả trên cho thấy:
Lực lượng chính tham gia giáo dục pháp luật là đội ngũ giáo viên với ĐTB 4,84. Nguyên nhân là giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm, có nhiều điều kiện thuận lợi trong giáo dục pháp luật cho học sinh như lồng ghép trong các môn học hay tổ chức các hoạt động, các tiết sinh hoạt lớp….
Có thể khẳng định, giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện hoạt động giáo dục và là lực lượng chính trong nhà trường.
Lực lượng xếp vị trí thứ 2 là “Tổng phụ trách đội”. Trong thực tế hoạt động đội thường lồng ghép với các hoạt động giáo dục. Vì vậy, trong các buổi sinh hoạt đội thường lồng ghép các nội dung giáo dục pháp luật thông qua hình thức kể chuyện, nêu gương, các hình thức hoạt động như trò chơi…
Xếp vị trí cuối cùng là sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh với ĐTB là 3,97. Sự phối hợp này cũng được coi là một lực lượng giáo dục chứ không chỉ là biện pháp. Kết quả đó cho thấy sự phối hợp giữa nhà trường và
phụ huynh chưa nhiều, chỉ thực hiện ở đầu năm học thong qua các bản cam kết, thong qua các buổi họp phụ huynh hoặc khi có vụ việc xảy ra.
Lực lượng xếp vị trí thứ 3 là Tổ trưởng tổ Tư vấn tâm lý học đường. Tất cả các trường THCS đều đã thành lập tổ này và hoạt động rất hiệu quả. Các thành viên của tổ, đặc biệt là tổ trưởng, là người nắm vững tâm lý học sinh, có kinh nghiệm và kiến thức xử lý các tình huống pháp luật. Nhiệm vụ chính của tổ là giáo dục học sinh khi có nguy cơ vi phạm pháp luật, ngăn ngữa các hành vi vi phạm có thể xảy ra. Tổ làm việc theo chế độ kiêm nhiệm,