Tổ chức nghiên cứu thực trạng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng:

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cụ thể. Trên cơ sở đó xây nhựng những biện pháp phù hợp và khả thi nhất để việc quản lý công tác GDPL cho học sinh THCS thị xã An Khê đạt kết quả tốt hơn.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu, khách thể khảo sát

Nội dung nghiên cứu: Chúng tơi đã tập trung nghiên cứu đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của thị xã An Khê; Thực trạng GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê ; Thực trạng quản lý GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê.

Khách thể khảo sát: Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý giáo dục

pháp luật ở các THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát như sau:

- Số trường THCS được khảo sát: 8/8 trường

- Địa bàn khảo sát: Trường nội thị có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi 4 trường; trường vùng xã có điều kiện kinh tế ít thuận lợi hơn: 4 trường (trong đó có 01 trường thuộc xã khó khăn)

- Khách thể khảo sát: Tổng số khách thể tham gia khảo sát là: 293 người (193 CBGV và 100 học sinh). Trong đó gồm:

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS : 17 người + Giáo viên các trường THCS : 176 người

+ Học sinh : 100 người

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong q trình nghiên cứu thực trạng, chúng tơi đã sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu sản phẩm và khảo nghiệm.

Quan sát cụ thể hệ thống băng rơn, áp phích tun truyền GDPL, quan sát việc học sinh chấp hành luật an tồn giao thơng, nề nếp của học sinh…để có những nhận xét đánh giá ban đầu về công tác GDPL của nhà trường

Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV và HS bằng những câu hỏi có nội dung hướng đến mục đích cần nghiên cứu

Nghiên cứu hồ sơ sổ sách về GDPL của các nhà trường; kết quả chất lượng bộ môn GDCD, hồ sơ và kết quả tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và các đồn thể trong nhà trường về công tác GDPL

Điều tra, khảo nghiệm bằng hệ thống các phiếu trưng cầu ý kiến. Phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm hai nhóm :

- Nhóm thứ nhất gồm: Hiệu trưởng, giáo viên (bao gồm tổ trưởng chuyên môn, giáo viên môn GDCD, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng tổ Tư vấn tâm lý học đường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên khác).

Đây là chủ thể thực hiện hoạt động quản lý, giáo dục pháp luật - Nhóm thứ hai: Học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý giáo dục pháp luật; chúng tôi phân loại phiếu như sau:

Phiếu số 1- Phụ lục 1: Dành cho Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng) và giáo viên các trường THCS

2.1.4. Xử lý số liệu, tư liệu

- Cách tính: Đối với phiếu được cho bằng điểm, mỗi ý được đánh giá từ 1 đến 5 điểm. Tính tổng điểm của từng ý rồi chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình X i của ý đó. Tính trung bình cộng của các X i thì thu được trị số trung bình X

- Chuẩn đánh giá:

Với quy ước thang điểm từ 1,0 điểm đến 5,0 điểm thì Trung vị là 3,0 điểm

+ Trị số trung bình X i và X từ 1,0 dến 2,99: Mức độ chưa đạt + Trị số trung bình X i và X từ 3,0 dến 3,66: Mức độ trung bình + Trị số trung bình X i và X từ 3,67 dến 4,33: Mức độ khá + Trị số trung bình X i và X từ 4,34 dến 5,0: Mức độ tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 35 - 37)