Quản lý các lực lượng trong giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.4. Quản lý các lực lượng trong giáo dục pháp luật

Quản lý cơ sở vật chất:

- Quản lý cơ sở vật chất gồm các nội dung chủ yếu sau: phân tích thực trạng; đánh giá nhu cầu; xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo quản, bổ sung, tu sửa, mua sắm mới; chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học, công năng phịng học bộ mơn... nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Quản lý tài chính

Nguồn tài chính cho trường phổ thông, bao gồm:

+ Ngân sách Nhà nước là tồn bộ các khoản thu, chi trong dự tốn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và giao thực hiện để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

+ Nguồn tài chính ngồi Ngân sách là nguồn kinh phí mà Nhà nước cho phép các trường được huy động trực tiếp trong khn khổ thực hiện xã hội hố nhằm đảm bảo nguồn tài chính cho trường và được sử dụng theo quy định để thực hiện mục tiêu của nhà trường.

Nguồn nhân lực trong nhà trường

Nội dung quản lý nhân lực - nhân sự ln có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơng tác quản lý nói chung và quản lý nhà trường nói riêng. Quản lý nhân lực - nhân sự thông qua việc tuyển dụng, bố trí sử dụng đúng người, đúng việc là một động lực quan trọng, quyết định chất lượng dạy học và giáo dục. Bên cạnh đó quản lý học sinh và quản lý lớp học cũng là một nội dung quản lý đặc thù của quản lý nhà trường.

- Nguồn nhân lực của trường phổ thông là lực lượng giáo viên, cán bộ, nhân viên với năng lực chuyên môn của từng người tham gia vào các hoạt động của nhà trường.

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là

nhân tố quyết định chất lượng đào tạo nói chung và cơng tác GDPL nói riêng của nhà trường.

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng cơ sở vật chất, tài chính và đội ngũ CB – GV – NV hiệu quả, phát huy tối đa những thuận lợi, khắc phục khó khăn để cơng tác GDPL đạt kết quả tốt nhất.

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả của giáo viên trong hoạt động giáo dục pháp luật

- Mục đích kiểm tra, đánh giá GDPL để đảm bảo việc triển khai thực hiện được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng thời đối chiếu kết quả đạt được với mục tiêu nhằm rút kinh nghiệm, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy quá trình GDPL phát triển đạt hiệu quả.

- Triển khai thực hiện: Kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả của từng hoạt động ngoại hóa, kiểm tra chất lượng bộ mơn GDCD, số học sinh vi phạm pháp luật từng lớp, từng năm học…

- Cải tiến, hoàn thiện và đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá nhằm tăng cường kỷ cương, nền nếp hoạt động trong nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của GV, khuyến khích GV, HS nâng cao chất lượng GDPL, kịp thời điều chỉnh các hoạt động GDPL phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế đặt ra, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho các năm sau.

1.5. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý công tác giáo dục pháp luật ở trường trung học cơ sở

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDPL ở trường THCS. Đó là các yếu tố về môi trường giáo dục, cơ chế quản lý, đặc điểm của chủ thể quản lý (các thầy cô giáo và lực lượng giáo dục) và đối tượng quản lý (học sinh, cơ sở vật chất, tài chính...). Nhưng nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDPL ở trường THCS có thể chia thành hai nhóm yếu tố chính sau đây:

- Yếu tố khách quan:

+ Điều kiện kinh tế của phụ huynh, của địa phương nơi trường THCS đóng chân, các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất, nguồn tài chính của nhà trường…có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý hoạt động GDPL cho học sinh. Vì các điều kiện đó tạo nên cảnh quan sư phạm, cung cấp các phương tiện cho các hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh, tạo các điều kiện cần thiết để nhà trường và học sinh có thể tổ chức thực hiện được những hoạt động GDPL theo mục tiêu của nhà trường.

+ Đặc điểm tình hình xã hội, tình hình an ninh trật tự của địa phương, các trào lưu của thanh thiếu niên trong từng giai đoạn…..đều ảnh hưởng không nhỏ đến công tác GDPL của nhà trường.

+ Tập quán, thói quen của nhân dân và học sinh của mỗi địa phương (nhất là những địa phương có nhiều làng dân tộc thiểu số) cũng là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cơng tác GDPL.

+ Trình độ nhận thức và đặc điểm tâm lý của học sinh THCS: Học sinh THCS có những đặc điểm riêng rất đặc biệt. Đặc trưng của lứa tuổi này (từ 11 – 15 tuổi) là sự phát triển “nhảy vọt” về thể trạng sinh lý lien quan đén hiện tượng dậy thì, phát dục khiến cho đời sống tâm lý chuyển từ trẻ nhỏ sang người lớn, từ thơ ấu sang trưởng thành. Từ đó các em mong muốn khẳng định các giá trị về phẩm chất, năng lực của mình, mong muốn được tham gia những công việc như người lớn. Cần lưu ý ở lứa tuổi này, do sự diễn biến nhanh, không đồng đều của thời kỳ dậy thì, phát dục nên cũng dễ dẫn đến những trạng thái tâm lý thất thường như từ e thẹn, nhút nhát đến hung hăng, khoác lác; từ nhiệt tình hăng hái đến lạnh nhạt, thờ ơ và dễ bị kích động. Trong xã hội hiện đại, trẻ có khuynh hướng dậy thì, phát dục sớm, phát triển thể lực. Nếu như bị các luồng thơng tin có tính chất tiêu cực chưa được kiểm sốt tác động sẽ dễ dẫn đến những hiện tượng “khủng hoảng” tâm lý trong

quá trình học tập, rèn luyện nhân cách học sinh ở lứa tuổi vị thành niên này. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến công tác GDPL của nhà trường.

- Yếu tố chủ quan:

+ Nhận thức, thái độ của CB – GV – NV nhà trường (nhất là Hiệu trưởng) về công tác GDPL là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định đến kết quả GDPL của mỗi nhà trường.

+ Năng lực chỉ đạo triển khai các hoạt động GDPL của Hiệu trưởng, năng lực tổ chức các hoạt động GDPL của các lực lượng giáo dục trong nhà trường (các tổ chức, cá nhân trong nhà trường)

Tiểu kết chương 1

Giáo dục pháp luật trong các nhà trường phổ thông, nhất là ở bậc THCS, có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình hình thành và phát triển nhân cách tồn diện, chuẩn bị khơng chỉ về mặt tri thức mà còn cả kỹ năng sống, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật cho đối tượng này, để các em trở thành người công dân tốt trong xã hội.

Chương 1 của luận văn đã khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề, làm rõ được những khái niệm cơ bản và có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Có thể có nhiều con đường GDPL cho học sinh THCS. Trong đó có thể thông qua dạy học môn Giáo dục cơng dân và các mơn học khác có nội dung liên quan. Ngồi ra có thể sử dụng nhiều hình thức và phương pháp dạy học khác. Có thể chia thành hai hình thức là dạy học trên lớp và ngồi giờ lên lớp.

Quản lý GDPL ở trường THCS có thể được hiểu là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích của các chủ thể quản lý đến các hoạt động giáo dục học sinh THCS để đạt được mục đích GDPL, đó là trang bị cho học

sinh một trình độ tri thức pháp lý nhất định, từ đó học sinh có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

Nội dung quản lý GDPL có thể tiếp cận theo nội dung quản lý bao gồm: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp và quản lý kiểm tra đánh giá việc GDPL trong nhà trường.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDPL ở trường THCS. Đó là các yếu tố về môi trường giáo dục, cơ chế quản lý, đặc điểm của chủ thể quản lý (các thầy cô giáo và lực lượng giáo dục) và đối tượng quản lý (học sinh, cơ sở vật chất...). Chương 1 đã tập trung phân tích và làm rõ tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đến công tác giáo dục pháp luật và quản lý giáo dục pháp luật trong nhà trường THCS. Nắm được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này sẽ chúng ta có thể hiểu rõ hơn đặc điểm và yêu cầu quản lý GDPL ở trường THCS. Trên cơ sở đó có thể xây dựng được các giải pháp phù hợp, nâng cao chất lượng hoạt động này ở các trường THCS hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.1 Mục tiêu nghiên cứu thực trạng

Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu cụ thể. Trên cơ sở đó xây nhựng những biện pháp phù hợp và khả thi nhất để việc quản lý công tác GDPL cho học sinh THCS thị xã An Khê đạt kết quả tốt hơn.

2.1.2. Nội dung nghiên cứu, khách thể khảo sát

Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi đã tập trung nghiên cứu đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục của thị xã An Khê; Thực trạng GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê ; Thực trạng quản lý GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê.

Khách thể khảo sát: Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý giáo dục

pháp luật ở các THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, chúng tôi đã tiến hành khảo sát như sau:

- Số trường THCS được khảo sát: 8/8 trường

- Địa bàn khảo sát: Trường nội thị có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi 4 trường; trường vùng xã có điều kiện kinh tế ít thuận lợi hơn: 4 trường (trong đó có 01 trường thuộc xã khó khăn)

- Khách thể khảo sát: Tổng số khách thể tham gia khảo sát là: 293 người (193 CBGV và 100 học sinh). Trong đó gồm:

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS : 17 người + Giáo viên các trường THCS : 176 người

+ Học sinh : 100 người

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra, nghiên cứu sản phẩm và khảo nghiệm.

Quan sát cụ thể hệ thống băng rôn, áp phích tuyên truyền GDPL, quan sát việc học sinh chấp hành luật an tồn giao thơng, nề nếp của học sinh…để có những nhận xét đánh giá ban đầu về công tác GDPL của nhà trường

Phỏng vấn trực tiếp CBQL, GV và HS bằng những câu hỏi có nội dung hướng đến mục đích cần nghiên cứu

Nghiên cứu hồ sơ sổ sách về GDPL của các nhà trường; kết quả chất lượng bộ môn GDCD, hồ sơ và kết quả tổ chức các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và các đoàn thể trong nhà trường về công tác GDPL

Điều tra, khảo nghiệm bằng hệ thống các phiếu trưng cầu ý kiến. Phiếu trưng cầu ý kiến được chia làm hai nhóm :

- Nhóm thứ nhất gồm: Hiệu trưởng, giáo viên (bao gồm tổ trưởng chuyên môn, giáo viên môn GDCD, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng tổ Tư vấn tâm lý học đường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên khác).

Đây là chủ thể thực hiện hoạt động quản lý, giáo dục pháp luật - Nhóm thứ hai: Học sinh

Để đánh giá thực trạng quản lý giáo dục pháp luật; chúng tôi phân loại phiếu như sau:

Phiếu số 1- Phụ lục 1: Dành cho Hiệu trưởng (phó hiệu trưởng) và giáo viên các trường THCS

2.1.4. Xử lý số liệu, tư liệu

- Cách tính: Đối với phiếu được cho bằng điểm, mỗi ý được đánh giá từ 1 đến 5 điểm. Tính tổng điểm của từng ý rồi chia cho tổng số phiếu khảo sát thu được trị số trung bình X i của ý đó. Tính trung bình cộng của các X i thì thu được trị số trung bình X

- Chuẩn đánh giá:

Với quy ước thang điểm từ 1,0 điểm đến 5,0 điểm thì Trung vị là 3,0 điểm

+ Trị số trung bình X i và X từ 1,0 dến 2,99: Mức độ chưa đạt + Trị số trung bình X i và X từ 3,0 dến 3,66: Mức độ trung bình + Trị số trung bình X i và X từ 3,67 dến 4,33: Mức độ khá + Trị số trung bình X i và X từ 4,34 dến 5,0: Mức độ tốt

2.2. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế -xã hội, giáo dục của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai Khê, tỉnh Gia Lai

2.2.1. Đặc điểm, tình hình kinh tế

Thị xã An Khê được chia tách và thành lập từ năm 2003 theo Nghị định số 155/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ, nằm trên Quốc lộ 19, nối liền duyên hải miền Trung với các tỉnh Tây Nguyên và Đông Bắc Campuchia.

Thị xã được xác định là đô thị quan trọng phía Đơng tỉnh Gia Lai, là cửa ngõ giao lưu, giao thương giữa tỉnh Gia Lai với các tỉnh Duyên hải Miền Trung; có nhiều lợi thế trong trao đổi liên vùng về kinh tế - xã hội, thu hút người lao động đến làm ăn sinh sống

Các đơn vị hành chính: Thị xã An Khê có 11 đơn vị hành chính cấp xã (05 xã, 06 phường) với tổng số 60 thôn, làng, tổ dân phố (21 thôn, 04 làng, 35 tổ dân phố)

nghiệp sang Thương mại - dịch vụ và cơng nghiệp. Thu nhập bình qn đầu người tăng đáng kể hàng năm. Nền kinh tế của thị xã tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 12,20%/năm.

Giai đoạn 2016-2020, thị xã đã bố trí vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục là 73,493 tỷ đồng, gồm 23 chương trình, dự án. Trong đó, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ưu tiên đầu tư cho các xã thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nơng thơn mới và xây dựng trường chuẩn quốc gia. Việc huy động các nguồn lực thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục đào tạo triển khai thực hiện có hiệu quả.

Hiện nay, thị xã An Khê đang được đầu tư mọi mặt để phát triển trở thành đô thị loại 3, xứng đáng là vùng động lực phía Đơng của tỉnh Gia Lai. Do đó, cơ sở hạ tầng của thị xã (trong đó có CSVC của ngành giáo dục) được chú trọng đầu tư xây dựng.

2.2.2. Đặc điểm giáo dục của thị xã An Khê

Trên địa bàn hiện nay có 28 trường cơng lập các cấp học. Trong đó, có 26/28 trường đạt chuẩn quốc gia; 04 trường mầm non tư thục, 65 nhóm lớp với 1.405 trẻ

Trên địa bàn thị xã hiện có đủ và đa dạng hóa các loại hình và bậc học: 01 trường Cao đẳng nghề, 04 trường THPT .

Trong những năm gần đây, số học sinh THCS mang tính ổn định cao, số lượng học sinh trong ba năm gần nhất chênh lệch không nhiều. Hàng năm, tỉ lệ thu hút HS sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học tại các trường tiểu học trên địa bàn vào lớp 6 luôn đạt trên 99%.

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp trong 3 năm học gần đây

Năm học trường Số Số lớp Số học sinh Tăng, giảm so với năm học trước

2017-2018 8 125 4982 Tăng 2 lớp với 81HS

2018-2019 8 125 5011 Tăng 0 lớp với 29 HS

2019-2020 8 127 5062 Tăng 2 lớp với 51 HS

Nguồn: Báo cáo Tổng kết các năm học 2017-2018, 2018-2019 và 2019-2020 của Phòng GD&ĐT thị xã An Khê

Chất lượng giáo dục của thị xã ngày được nâng cao, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. Hàng năm, kết quả xét công nhận tốt nghiệp THCS đều đạt trên 99%; Tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào lớp 10 THPT hàng năm tăng cao.

Giáo dục mũi nhọn bậc THCS được phòng GD&ĐT An Khê đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)