Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 83 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để kiểm chứng tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp trên chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm về GDPL cho học sinh về các biện pháp đã xây dựng.

Biện pháp 6 Biện pháp 2 QUẢN LÝ GDPL CHO HS THCS Biện pháp 5 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 1

Qua trưng cầu ý kiến của 49 người, gồm 17 cán bộ quản lý và 32 giáo viên (8 Tổng phụ trách, 8 tổ trưởng tổ tư tấn tâm lý, 8 trưởng ban nề nếp, 8 GVCN giỏi của cả 8 trường) với câu hỏi: “Xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh trên địa bàn thị xã An Khê được nêu ra dưới đây”. Kết quả thu được như sau:

Về tính hợp lý của các biện pháp

Số liệu thống kê khảo sát tính hợp lý của các biện pháp như sau:

Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính hợp lý của các biện pháp (SL/ %)

TT Các biện pháp Tính hợp lý Hợp lý Ít hợp lý Khơng hợp lý 1 Biện pháp 1 49/ 100,0 0/ 0 0/0 2 Biện pháp 2 43/ 87,8 6/ 12,2 0/0 3 Biện pháp 3 47/ 95,9 2/ 4,1 0/0 4 Biện pháp 4 42/ 85,7 7/ 14,3 0/0 5 Biện pháp 5 40/ 81,6 9/ 18,4 0/0 6 Biện pháp 6 41/ 83,7 8/ 16,3 0/0 Ghi chú:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV Biện pháp 3: Đa dạng các nội dung và hình thức GDPL trong nhà trường

Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDPLvà thi đua, khen thưởng Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ quản lý công tác GDPL

Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến ở bảng 3.2 cho thấy:

Hầu hết số CBQL, GV được hỏi ý kiến đều đánh giá cac tính hợp lý của các biện pháp . Có biện pháp được 100% các ý kiến cho rằng hợp lý. Cụ thể là 100% số người được hỏi cho rằng việc “Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường” là , phát huy tính tích cực của các chủ thể tham gia giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và Bồi dưỡng cho biện pháp hợp lý. Các biện pháp khác cũng đều được đánh giá là hợp lý trong công tác quản lý GDPL, đều chiếm tỉ lệ trên 80%.

Các biện pháp đề xuất được CBQL, GV đánh giá cao về tính hợp lý đã chứng tỏ tồn thể CBGV có sự quan tâm, có sự đánh giá cao về ý nghĩa của các biện pháp mà đề tài đã nêu.

Về tính khả thi của các biện pháp

Ứng với mỗi biện pháp đề xuất, chúng tơi đã khảo sát tính khả thi của nó trong mỗi nhà trường .

Số liệu thống kê khảo sát tính khả thi của các biện pháp như sau:

Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp (SL/%)

TT Các biện pháp

Tính khả thi

Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi

1 Biện pháp 1 46/ 93,9 3/ 6,1 0/0 2 Biện pháp 2 48/ 98,0 1/ 2,0 0/0 3 Biện pháp 3 44/ 89,8 5/ 10,2 0/0 4 Biện pháp 4 48/ 98,0 1/ 2,0 0/0 5 Biện pháp 5 41/ 83,7 8/ 16,3 0/0 6 Biện pháp 6 45/ 91,8 4/ 8,2 0/0

Ghi chú:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV Biện pháp 3: Đa dạng các nội dung và hình thức GDPL trong nhà trường

Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDPLvà thi đua, khen thưởng Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ quản lý công tác GDPL

Kết quả kháo sát ở bảng 3.3 cho thấy:

Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là có tính khả thi ở mức khá cao. Cụ thể: Các biện pháp đều được đánh giá là khả thi ở mức từ 80% trở lên; trong đó có những biện pháp được nhiều người đánh giá có tính khả thi cao như “Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV” và “Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường”

Các biện pháp đề tài đề xuất đều được đánh giá có tính khả thi cao, điều này chứng tỏ các nhà trường đều đã quan tâm hơn đến công tác GDPL cho học sinh và có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các biện pháp một cách hiệu quả.

Tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được minh họa bằng biểu đồ sau đây (xem trang bên):

BIỂU ĐỒ: TÍNH HỢP LÝ VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Như vậy có thể đi đến kết luận: Các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá là hợp lý và khả thi. Số ý kiến tán thành đạt mức độ cao, thấp nhất cũng đạt trên 80%, nhiều biện pháp được đánh giá với số ý kiến là 100%. Nếu được triển khai thực hiện một cách đồng bộ thì cơng tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt.

Tiểu kết chương 3

Để có cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh, tác giả luận văn đã xác định các nguyên tắc chỉ đạo cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo tính mục đích, tính hệ thống, tính kế thừa, tính thực tiễn và hiệu quả.

Cũng trong chương 3, luận văn tập trung vào việc đề xuất và lý giải 6 biện pháp quản lý GDPL cho học sinh các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng,nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, Giáo viên.

Biện pháp 3: Đa dạng các nội dung và hình thức GDPL trong nhà trường

Biện pháp 4: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng GDPL trong nhà trường

Biện pháp 5: Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá GDPLvà thi đua, khen thưởng

Trong mỗi biện pháp đề xuất đều được phân tích và làm sáng tỏ mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp, nội dung và tổ chức thực hiện, những lưu ý khi thực hiện biện pháp. Mỗi biện pháp khi thực hiện đều cần có những lưu ý nhất định để có thể triển khai có hiệu quả trong thực tiễn.

Qua khảo sát cho thấy cả 6 biện pháp trên đều được đánh giá có tính hợp lý và tính khả thi cao. Đây chính là căn cứ để khẳng định việc áp dụng các biện pháp nói trên sẽ giúp cho việc quản lý công tác GDPL ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đạt được kết quả tốt hơn thời gian qua.

Các biện pháp có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề và hỗ trợ cho nhau. Để nâng cao hiệu quả quản lý GDPL, góp phần nâng cao chất lượng GDPL và chất lượng giáo dục đòi hỏi các chủ thể quản lý phải tiến hành đồng bộ, nghiêm túc và có trách nhiệm cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 83 - 90)