những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động quản lí, dạy học và các hoạt động khác của các nhà trường.
Tuy nhiên, trên địa bàn thị xã có 11 xã, phường nhưng lại chỉ có 8 trường THCS (có 01 phường và 02 xã khơng có trường THCS đóng trên địa bàn) nên gây khơng ít khó khăn trong việc phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đồn thể địa phương, khó khăn trong việc triển khai các hoạt động tập thể ngoài giờ lên lớp cho những học sinh ở xa trường…
2.3. Thực trạng giáo dục pháp luật ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai tỉnh Gia Lai
2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật
Để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về mục tiêu giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 trong phụ lục I đối với 17 CBQL và 176 GV của 8/8 trường THCS trên địa bàn thị xã. Bên cạnh đó chúng tơi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để làm rõ thực trạng và nguyên nhân của thực trạng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.7.: Kết quả nhận thức về mục tiêu giáo dục pháp luật T T T Nội dung Đồng ý Khơng đồng ý Cịn phân vân SL % SL % SL % 1 Nội dung 1 15 7,8 0 0 2 1,0 2 Nội dung 2 7 3,6 3 1,6 8 4,1 3 Nội dung 3 6 3,1 3 1,6 5 2,6 4 Nội dung 4 135 69,9 3 1,6 6 3,1 CỘNG 163 84,5 9 4,6 21 10,9 Ghi chú:
quyền con người, quyền cơng dân.
Nội dung 2: Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống pháp luật hàng ngày
Nội dung 3: Tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hịa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức
Nội dung 4: Tất cả các ý trên
Qua bảng trên cho thấy, phần lớn giáo viên nhận thức đúng mục tiêu giáo dục pháp luật ( 84,5%). số giáo viên nhận thức đầy đủ khá cao (69,9%). Tuy nhiên, vẫn có một số giáo viên cho rằng chỉ cung cấp kiến thức (7,8%) hoặc giáo dục kỹ năng (3,6%) hoặc thái độ (3,1%). Quan niệm này chưa đầy đủ bởi vì giáo dục pháp luật phải đạt được cả 3 mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ. Thậm chí, có một số giáo viên nhận thức mục tiêu giáo dục pháp luật chưa đúng (số không đồng ý với từng nội dung hoặc tất cả các nội dung), một số giáo viên còn băn khoăn, nhận thức chưa đầy đủ nên còn phân vân với các nội dung được hỏi.
Để tìm hiểu về vấn đề này ở một phương diện khác, chúng tôi phỏng vấn sâu một số giáo viên. Kết quả thu được như sau: Giaos viên M.Q.Đ ( Trường THCS Mai Xuân Thưởng) cho rằng “chức năng của nhà trường là dạy học vậy thì chỉ cần cung cấp kiến thức cịn việc hình thành hành vi pháp luật cần có gia đình thường xun giám sát và đơn đốc học sinh”. Cơ N.T.H (Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Viết Xuân ) lại cho rằng “Nhà trường cần chú trọng hình thành hành vi pháp luật tích cực cho học sinh, chỉ có thơng qua nhà trường mới là con đường ngắn nhất hình thành cho học sinh các chuẩn mực pháp luật”.
Với kết quả như trên, có thể thấy rằng nhận thức về mục tiêu giáo dục pháp luật của CBQL và GV các nhà trường cơ bản là tốt, tuy nhiên một bộ phận khơng nhỏ CBGV có nhận thức về mục tiêu GDPL chưa đúng, chưa
đầy đủ. Điều này cho thấy việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV về công tác GDPL là rất cần thiết.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình giáo dục pháp luật
Mục tiêu: Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, chương trình GDPL và xem xét mức độ ưu tiên đối với các nội dung trong chương trình GDPL của các nhà trường .
Để nghiên cứu, chúng tôi nêu trong phiếu hỏi 07 nội dung chính trong chương trình GDPL để đối tượng được khảo sát (gồm 193 người, trong đó có 17 CBQL và 176 GV của 8 trường THCS) cho điểm.
Kết quả khảo sát thu được như sau: