Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 58)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục

pháp luật của giáo viên

Khảo sát thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDPL cho học sinh các trường THCS thị xã An Khê. Kết quả điều tra được thể hiện như sau:

Bảng 2.15: Mức độ thực hiện các phương thức đánh giá kết quả giáo dục pháp luật cho học sinh THCS

TT Các nội dung Tổng điểm ĐTB Thứ bậc 1 Thường xuyên 776 4,02 8 2 Theo học kỳ 787 4,08 6 3 Theo năm học 841 4,36 5

4 Có nội dung tiêu chí rõ ràng 783 4,06 7

5 Đánh giá đầy đủ các mặt, khách quan, vô tư 929 4,81 1

6 Chú trọng đến học tập các mơn văn hóa 876 4,54 3

7 Chú trọng đến việc thực hiện nề nếp học tập 845 4,39 4

8 Phối hợp tự đánh giá của học sinh với tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường

891 4,61 2

Chung 6728 4,36

Kết quả trên cho thấy: việc đánh giá kết quả GDPL cho học sinh nhà trường “Đánh giá đầy đủ các mặt, khách quan, vơ tư” có kết quả cao nhất với số điểm trung bình là 4,81; “Phối hợp tự đánh giá của học sinh với tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường” có số ĐTB đứng thứ nhì là 4,61; “Chú trọng đến học tập các mơn văn hóa” với số ĐTB đứng thứ ba là 4,54. Chứng tỏ việc đánh giá kết quả GDPL theo học kỳ, năm học, có tiêu chí rõ ràng và đánh giá thường xuyên được đội ngũ CBQL, GV quan tâm chú trọng nhất, đánh giá một cách khách quan, thẳng thắn nhằm đưa công tác GDPL cho học sinh ngày càng đi vào thực tiễn và hiệu quả hơn.

Một số nội dung có điểm trung bình thấp: Thường xun, học kỳ …. Điều này phản ánh việc GDPL cho học sinh chưa thường xuyên, đối với học sinh THCS nên sử dụng lời khen, chê kịp thời. Đánh giá ngay tại thời

điểm thực hiện sẽ giúp người học có thể “sửa sai” và tham gia điều chỉnh các hoạt động được kịp thời và hiệu quả hơn. Cần phải khắc phục những mặt hạn chế này để kết quả đánh giá đảm bảo cơng bằng, chính xác hơn. Có như vậy mới phát huy được ý thức tự giác rèn luyện của học sinh, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người quản lý trong nhà trường qua công tác kiểm tra, đánh giá.

Kết quả chung đạt 4,36 điểm, đạt mức tốt, nhưng ở cận dưới của mức này. Do đó cần có sự đổi mới để đạt kết quả cao hơn.

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật ở các trường trung học sơ sở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê, chúng tôi tiến hành điều tra đối với 17 đồng chí CBQL bằng phiếu hỏi về 02 yếu tố ảnh hưởng đối với công tác quản lý hoạt động này, kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.16: Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục pháp luật

STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Rất ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Khơng ảnh hưởng TS / % TS / % TS / % 1 Các yếu tố khách quan 5 / 29,41 12 / 70,59 0 / 0 2 Các yếu tố chủ quan 13 / 76,47 2 / 11,76 0 / 0 Ghi chú:

- Các yêu tố khách quan: Điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, văn hóa vùng miền, tâm sinh lý học sinh…

- Các yếu tố chủ quan: Nhận thức, thái độ của CBGV về GDPL, năng lực chỉ đạo của HT, năng lực thực hiện của GV...

Nhìn vào bảng thống kê kết quả điều tra, chúng ta có thể nhận thấy yếu tố được đánh giá gây ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác quản lý hoạt động GDPL ở các trường THCS thị xã An Khê chính là các yếu tố chủ quan (Nhận thức, thái độ của CBGV về công tác GDPL, năng lực của HT trong chỉ đạo điều hành, năng lực của GV trong việc thực hiện…). Điều này rất hợp lý vì đây chính là chủ thể của cơng tác GDPL.

Tuy nhiên, yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý công tác GDPL.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

Thông qua kết quả khảo sát thực trạng và những nhận xét đánh giá từng số liệu thu được từ 16 bảng khảo sát, có thể đánh giá chung về thực trạng công tác GDPL và quản lý GDPL của các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai như sau:

2.5.1. Mặt mạnh

Các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê có sự thuận lợi lớn về các điều kiện đảm bảo cho công tác GDPL (như đội ngũ, CSVC…). Các nhà trường đều đã quan tâm nhiều đến công tác GDPL cho học sinh và thu được những kết quả đáng khích lệ. Trong vài năm gần đây khơng có tình trạng vi phạm pháp luật nặng trong học sinh THCS. Công tác GDPL ở các nhà trường đã đi vào nề nếp, đảm bảo được mục tiêu GDPL cho học sinh THCS. Nhìn chung, cơng tác GDPL của các trường THCS được quản lý tốt, đạt hiệu quả khá cao trong những năm qua.

2.5.2. Hạn chế

Tuy nhiên, hình thức GDPL chưa phong phú; nhận thức của một bộ phận GV về cơng tác GDPL chưa đúng và chưa đầy đủ; Tình trạng học sinh THCS vi phạm nội quy, vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra. Học sinh xếp loại Hạnh kiểm Trung bình và Yếu vẫn cịn khá nhiều. Công tác GDPL ở một vài

trường trên địa bàn chưa đạt kết quả như mong muốn.

2.5.3. Nguyên nhân

Thị xã An Khê là đơn vị mạnh về Kinh tế - Văn hóa – Xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường triển khai thực hiện mọi kế hoạch giáo dục nói chung và cơng tác GDPL cho học sinh nói riêng; Cơng tác GDPL cho học sinh được các cấp các ngành quan tâm và đầu tư thỏa đáng; Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác GDPL được đảm bảo tốt. Đội ngũ CBGV các nhà trường đảm bảo về số lượng và trình độ đào tạo, đa số GV yêu nghề mến trẻ, tâm huyết trong công tác GDPL.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế là do kinh nghiệm trong công tác GDPL của CBGV cịn ít, nội dung và hình thức GDPL ở các trường chưa phong phú, đa dạng, ít thu hút được học sinh dẫn đến hiệu quả chưa cao; phụ huynh học sinh ít quan tâm GDPL cho con em mà gần như giao toàn bộ cho các nhà trường….

Một trong những ngun nhân chính làm cho cơng tác GDPL cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê còn nhiều hạn chế, bất cập chính là do việc quản lý công tác này của Hiệu trưởng các truường THCS chưa thật tốt, cần phải cải tiến, hoàn thiện và đổi mới trong thời gian tới.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật và quản lý GDPL cũng cho thấy: Nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh theo các đợt thi đua chủ điểm (cả năm học, từng học kỳ, từng tháng), theo hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Tuy nhiên, kế hoạch mới chỉ ra các việc làm cần thực hiện, thời gian hoàn thành, chứ chưa thực sự thể hiện như một chương trình hành động cụ thể, thiết thực bao gồm tất cả các yếu tố cần thiết của một kế hoạch, chương trình hành động. Đến nay mới chỉ có một bộ phận CBQL và GV trong trường được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức GDPL cho học sinh, các cán bộ quản lý cũng mới bước đầu thực hiện hoạt động quản lý cơng tác này nên cịn khá bỡ ngỡ, bộc lộ nhiều hạn chế trong công tác quản lý GDPL cho học sinh.

Nhà trường mới chỉ quan tâm chú trọng đến yếu tố giáo dục từ nhà trường cịn việc phối hợp với gia đình và xã hội, chưa thật sự quan tâm. Sự phối hợp giữa các lực lượng chưa đồng bộ.

Nhìn chung, quản lý cơng tác GDPL ở các trường THCS trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục để công tác GDPL đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh

THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

3.1.1. Đảm bảo quán triệt đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục

Việc xây dựng các biện pháp quản lý GDPL cho HS THCS phải dựa trên cơ sở của khoa học quản lý giáo dục; tuân thủ theo các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, dựa trên quan điểm đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo. Giáo dục là để giải phóng con người, tạo điều kiện để con người làm chủ bản thân, phát triển tài năng phục vụ cho lợi ích chung của tồn xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, góp phần xố đói, giảm nghèo, làm cho đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

3.1.2. Đảm bảo tính mục đích GDPL cho học sinh

GDPL cho học sinh là một nội dung trong phong trào “Xây dựng trường học an toàn” của thị xã An Khê, làm cho HS gắn bó với tập thể, rèn luyện những kĩ năng cần thiết để thích ứng với cuộc sống đa dạng phong phú nhiều thách thức trong thời kỳ hội nhập, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam kết hợp với những tinh hoa của thời đại, hình thành và phát triển nhân cách HS, tạo điều kiện cho HS phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đức - trí - thể - mỹ, có điều kiện phát huy hết tài năng, tạo những

nền tảng vững chắc về kiến thức và kĩ năng sử dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, có thể tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Để tiến hành GDPL cho HS các trường THCS, CBQL và GV phải có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về bản chất và đặc điểm của hoạt động GDPL cho HS, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục, cách kiểm tra đánh giá kết quả GDPL cho HS… Trong điều kiện đổi mới kinh tế - xã hội, đổi mới giáo dục hiện nay, hoạt động GDPL cho HS đặt ra những u cầu mới, địi hỏi phải hồn thiện nội dung và đặc biệt là đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, cách kiểm tra đánh giá kết quả GDPL của HS.

Khi đến trường, HS mong muốn được hưởng sự giáo dục tốt, mong muốn được trưởng thành để đạt được những kỳ vọng của bản thân và gia đình, muốn được thừa nhận và tơn trọng, được tham gia vào các hoạt động của nhà trường với tư cách là một thành viên tích cực, muốn được tự khẳng định bản thân…

Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động GDPL cho HS phải hướng vào việc đáp ứng các nhu cầu nâng cao khả năng giáo dục của cán bộ quản lý, GV, khả năng tự giáo dục của HS; nhu cầu trưởng thành về nhân cách, đạo đức của họ.

Để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh, các biện pháp đề xuất phải kế thừa và phát huy những kinh nghiệm GDPL cho học sinh của các trường trong hệ thống trường THCS và cần huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDPL cho HS, xây dựng môi trường giáo dục thống nhất, lành mạnh.

Vì vậy, các biện pháp quản lý GDPL cho HS phải phát huy được tiềm năng của xã hội trong công tác này. Đồng thời phải kế thừa các biện pháp đã

có hiệu quả cao trong GDPL mà các trường đã áp dụng. Có thể đối mới nhưng không phủ nhận sạch trơn những gì đã có.

3.1.4. Đảm bảo tính thiết thực và khả thi

Quan điểm này đòi hỏi khi xây dựng mỗi biện pháp, cần chỉ ra ý nghĩa của biện pháp, nội dung và cách tiến hành các công việc một cách cụ thể sao cho cán bộ quản lý, GV, HS có thể hiểu và thực hiện được; biện pháp phải phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của nhà trường.

Các biện pháp quản lý GDPL cho học sinh các trường THCS mặc dù đã được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn song chỉ trong phạm vi của thị xã. Tuy vậy vấn đề này phải được coi là vấn đề thiết thực có thể vận dụng vào cơng tác quản lý GDPL cho HS các trường THCS trên những địa bàn có các điều kiện tương tự.

3.2 . Các biện pháp quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THCS thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của công tác GDPL cho HS trong nhà trường.

Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp

Làm cho các lực lượng giáo dục như giáo viên, cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trên địa bàn và cả học sinh nhận thức rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng, sự cần thiết phải giáo dục pháp luật cho học sinh THCS .

Có nhận thức được tầm quan trọng của GDPL cho học sinh thì các CBQL, GV mới có trách nhiệm thực hiện nội dung giáo duc này một cách hiệu quả. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác GDPL cho học sinh trong nhà trường.

Nội dung và tổ chức thực hiện

Nội dung: Tổ chức tuyên truyền, vận động hoặc qua các buổi tọa đàm

giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, với chính các em học sinh và các lực lương giáo dục để làm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác GDPL cho học sinh đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Muốn vậy cần bồi dưỡng cho họ về:

Chủ trương, đường lối của Đảng, quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, ngành giáo dục địa phương về công tác GDPL cho học sinh.

Ảnh hưởng của nhân cách người cán bộ quản lý, giáo viên… nhất là sự gương mẫu của họ trong giao tiếp, ứng xử… có ảnh hưởng đến việc rèn luyện các chuẩn mực PL của học sinh.

Trách nhiệm của từng giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu trong công tác GDPL cho học sinh.

Tổ chức thực hiện

Tổ chức học tập một cách nghiêm túc, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho học sinh; tầm quan trọng, nội dung của GDPL; trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên trong công tác GDPL cho học sinh.

Tổ chức các buổi trao đổi, các buổi sinh hoạt chuyên đề về văn hoá, đạo đức và quản lý GDPL cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Giới thiệu tài liệu để CBQL, giáo viên, Cán bộ các đoàn thể trong nhà trường tự nghiên cứu.

Tổ chức phong trào thi đua nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và lịng nhiệt tình của CB, GV trong việc QL GD PL cho HS.

Ban giám hiệu nắm được tình hình về PL và GDPL cho HS một cách kịp thời, từ đó có sự điều chỉnh cần thiết.

Lưu ý khi vận dụng biện pháp

Nhà trường phải có kế hoạch tuyên truyền vận động giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức xã hội về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu GDPL cho học sinh THCS .

Hiệu trưởng nhà trường phải dành thời gian và kinh phí cho hoạt động này một cách thỏa đáng. Các giáo viên chủ nhiệm, Hội cha mẹ học sinh phải thực hiện tốt các chủ trương, các quy định của nhà trường về công tác tuyên truyền giáo dục hiểu biết và ý nghĩa của giáo dục pháp luật cho học sinh.

Bản thân giáo viên và cha mẹ học sinh phải ủng hộ các chủ trương, yêu cầu của nhà trường về giáo dục pháp luật cho học sinh. Họ phải là những tấm gương về cách sống và làm việc cho học sinh noi theo.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực GDPL cho đội ngũ CBQL, giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 58)