Kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể được môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 165 - 166)

193 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo rà soát pháp luật và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thương mạ

3.3.3. Kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể được môi giới thương mại điện tử

dùng tiền mặt, tập trung áp dụng hình thức thanh toán qua các ngân hàng hoặc các trung gian thanh tốn bằng hình thức chuyển khoản. Giải pháp trên vừa khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi thực hiện thủ tục đầu tư lĩnh vực môi giới thương mại điện tử tại Việt Nam, vừa đem lại hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về thuế ở lĩnh vực này. Đặc biệt tạo ra cơ chế thực thi hiệu quả trong trường hợp nếu bên môi giới thương mại điện tử nước ngồi khơng chủ khơng kê khai và nộp thuế thì các ngân hàng, đơn vị thanh toán sẽ phải chủ động khấu trừ tiền thuế trên các giao dịch thanh tốn cho nhà cung cấp đó (Điều 3 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP).

Về lâu dài, giải pháp cần thực hiện đó là Việt Nam cần phải đạt được thoả thuận khung về thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới nói chung và mơi giới thương mại điện tử nói riêng. Có như vậy, chúng ta mới có một cơ chế quản lý thuế thống nhất, không trùng lặp và thi hành thuận lợi. Quản lý thuế đối với những nền tảng thương mại điện tử nước ngồi nói chung là vấn đề rất khó, bao gồm cả quản lý thuế đối với mơi giới thương mại điện tử. Nghiên cứu sinh cũng rất đồng tình với đề xuất của PGS.TS Trần Kim Chung cùng ThS Hoàng Văn Cương rằng: Theo kinh nghiệm quốc tế, cần có sự hợp tác giữa các nước hoặc tham gia vào các diễn đàn quản lý thuế hoặc sáng lập các diễn đàn quản lý thuế trong khu vực… để thống nhất các thoả thuận về cung cấp, chia sẻ thông tin, chuẩn hố các định dạng thơng tin cần trao đổi. Hiện nay, Diễn đàn quản lý thuế của tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD – gồm 30 nước thành viên) đang xây dựng dự Dự thảo quy tắc ứng xử đối với nền tảng kinh tế chia sẻ, trong đó, nêu rõ các nội dung, giải pháp phối hợp giữa các quốc gia để quản lý thuế hiệu quả trong nền kinh tế chia sẻ198.

3.3.3. Kiến nghị liên quan đến quy định về chủ thể được môi giới thương mại điện tử tử

3.3.3.1. Kiến nghị thống nhất giữa Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về điều kiện của bên được môi giới thương mại điện tử - không bắt buộc phải là thương nhân.

Căn cứ Điều 24 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP, bên được môi giới thương mại điện tử khơng bắt buộc phải là thương nhân, gồm 2 nhóm: i) thương nhân, tổ chức,

198 Trần Kim Chung, Hoàng Văn Cương (2021), Hoàn thiện pháp luật thuế trong nền kinh tế chia sẻ, Hội thảo khoa học “Mơ hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021. khoa học “Mơ hình kinh tế chia sẻ, những vấn đề pháp lý đặt ra” do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 16/4/2021.

cá nhân sử dụng website, ứng dụng của thương nhân cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử để hoạt động bán hàng hố, cung ứng dịch vụ của mình (bên bán);

ii) Thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, dịch vụ trên website/ứng dụng cung

cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử (khách hàng). Căn cứ Điều 150 đến Điều 154 Luật Thương mại 2005 và khoản 11 Điều 3 Luât Thương mại 2005 định nghĩa về các hoạt động trung gian thương mại (bao gồm mơi giới thương mại) thì bên được mơi giới cũng phải là thương nhân. Tại mục 2.1.2 của luận án, nghiên cứu sinh đã chỉ ra 3 điểm bất hợp lý nếu xác định bên được môi giới thương mại nói chung phải là thương nhân. Với kiến nghị này, nghiên cứu sinh đề xuất cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Thương mại 2005 nên xem xét cân nhắc việc sửa nội dung quy định tại khoản 11 Điều 3. Có như vậy, mới tạo ra sự phù hợp về đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật mơi giới thương mại nói chung và pháp luật mơi giới thương mại điện tử nói riêng.

3.3.3.2. Kiến nghị cần xem xét lại quy định giao dịch giữa giữa bên bán được môi giới và bên mua được môi giới phải là hoạt động thương mại

Hiện nay theo quy định của pháp luật, giao dịch giữa các bên được môi giới thương mại điện tử, phải là giao dịch thương mại (Điều 150 Luật Thương mại199, khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP200). Như thế, lĩnh vực hoạt động môi giới C2C (consumer to consumer) trên phương tiện điện tử hiện nay chỉ được điều chỉnh bởi Luật Dân sự, Luật Giao dịch điện tử, luật chuyên ngành liên quan đến tài sản, dịch vụ được mơi giới. Nó chưa được nhìn nhận là hoạt động mơi giới thương mại nói chung và mơi giới thương mại điện tử nói riêng. Trong khi chủ thể mơi giới thực hiện nhằm mục đích lợi nhuận, mang tính nghề nghiệp, thường xuyên. Tác giả kiến nghị không nên đặt ra điều kiện giao dịch giữa bên bán được môi giới với bên mua được môi giới phải là giao dịch thương mại (mua bán hàng hố, cung ứng dịch vụ thương mại). Nó có thể là giao dịch mua bán nói chung (hàng hố, tài sản), cung ứng dịch vụ nói chung.

3.3.3.3. Cần tiếp tục bổ sung quy định trong việc quản lý nhà nước đối với bên được môi giới (bên bán hàng) là chủ thể có quốc tịch hoặc trụ sở chính ở nước ngồi.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 165 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)