Bên môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 89 - 91)

2021, Phụ lục 1: Bảng cập nhật khung pháp lý cơ bản thương mại điện tử Việt Nam

2.1.1. Bên môi giới thương mại điện tử

Bên môi giới thương mại điện tử là thương nhân, đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thương nhân nước ngồi có sự hiện diện tại Việt Nam thơng qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam. Với hoạt động mơi giới mua bán hàng hố nói chung, nhà đầu tư cần lựa chọn đăng ký mã ngành 4610. Với hoạt động mơi giới dịch vụ nói chung, nhà đầu tư lựa chọn đăng ký mã ngành 7490. Trong trường hợp môi giới hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì bên mơi giới thương mại điện tử có thể đăng ký mã ngành khác trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, ngoài ra cần phải đáp ứng các điều kiện pháp luật chuyên ngành đặt ra. Ví dụ: ngành mơi giới bảo hiểm (mã ngành 6622) yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP, Nghị định số 151/2018/NĐ- CP); Tổ chức, cá nhân môi giới bất động sản (mã ngành 6820) phải đáp ứng điều kiện theo quy định của Điều 62 Luật Kinh doanh bất động sản.

Ngồi ra, bên mơi giới thương mại điện tử thiết lập website hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử, đây là một dạng của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiền hành hoạt động thương mại123. Vì vậy, họ cịn phải đáp ứng các điều kiện để có thể hoạt động trên website hay ứng dụng di động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử:

- Bên môi giới thương mại điện tử phải là thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật: có giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, có đăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động về lĩnh vực thương mại điện tử. Theo quy định pháp luật Việt Nam, có một số ngành nghề thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà doanh nghiệp được phép đăng kí là: ngành nghề về xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan (trừ kinh doanh đại lý cung cấp dịch vụ truy cập internet) 123 Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

– mã ngành 6311; ngành nghề về cổng thông tin – mã ngành 6312; ngành nghề hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu – mã ngành 8299.

- Thương nhân môi giới mại điện tử phải có đề án cung cấp dịch vụ, trong đó nêu rõ các nội dung: mơ hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngồi mơi trường trực tuyến; phân định quyền và trách nhiệm giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

- Thương nhân môi giới thương mại điện tử phải đăng kí thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công thương xác nhận đăng ký.

Vấn đề quyền và nghĩa vụ giữa bên môi giới thương mại điện tử với bên bán và bên mua được xác định trên cơ sở điều khoản dịch vụ được cung cấp bởi thương nhân môi giới thương mại điện tử. Để đảm bảo quyền và lợi ích giữa các bên, các quy định trong điều khoản dịch vụ không được trái với quy định pháp luật của quốc gia mà thương nhân mơi giới thương mại điện tử thực hiện đăng kí trụ sở chính và quốc gia nơi hoạt động kinh doanh.

Theo quy định, các thương nhân môi giới thương mại điện tử bắt buộc tiến hành đăng ký với Bộ Công thương. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số được Bộ Công thương giao thực hiện việc xác nhận đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (bao gồm webiste mơi giới thương mại điện tử). Mục đích của việc đăng ký trước hết nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, bên cạnh đó cịn tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý và hướng dẫn đối với doanh nghiệp. Ngay sau khi xác nhận đăng ký, Bộ Công thương sẽ gửi cho thương nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website môi giới thương mại điện tử, thể hiện thành biểu tượng đăng ký. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin đăng ký tương ứng của thương nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử124. Bên môi giới thương mại điện tử phải tuân thủ những quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về Thương mại điện tử (đã được sửa đổi bởi Nghị định số 08/2018/NĐ-CP và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP), Thông tư số 47/2014/TT- BCT ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử (đã được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 21/2018/TT-BCT); thông tư 59/2015/TT-BCT ngày 124 Đường link của Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử là http://online.gov.vn/

31/12/2015 quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động (đã được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư số 21/2018/TT-BCT).

Hiện nay, theo thống kê trên trang hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Cơng thương: có 1148 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

125; 227 ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bán hàng 126. Trong đó, chủ

sở hữu của website hay ứng dụng gồm cả thương nhân và tổ chức. Có thể kể đến các thương nhân: Công ty cổ phần công nghệ Sen Đỏ sở hữu website Sendo.vn, Công ty TNHH Shopee sở hữu webstie shopee.vn… Một số tổ chức như: Báo Tuổi trẻ sở hữu trang web raovat.tuoitre.vn; Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam sở hữu trang web quangnamtrade.com.vn, Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi sở hữu trang web quangngaitrade.gov.vn…

Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2020, Việt Nam có 999 sàn, ứng dụng giao dịch thương mại điện tử, 145 website, ứng dụng khuyến mại trực tuyến, 47 website, ứng dụng đấu giá trực tuyến đã được xác nhận thông báo, đăng ký;127 Website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử năm 2014 được xác nhận đăng ký là 357, năm 2019 là 1.191 website/ứng dụng, tăng 3,4 lần. Trong đó, sàn giao dịch thương mại điện tử là hình thức hoạt động chiếm số đông trong tổng số website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được xác nhận đăng ký qua

các năm, năm 2013 là 283 sàn, năm 2019 ghi nhận hơn 1000 sàn128. Các website/ứng

dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm: website, ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử (50,7%); website, ứng dụng khuyến mại trực tuyến (25,4%);

website, ứng dụng đấu giá trực tuyến (2,2%); mạng xã hội 21,7%129.

Quy mô giao dịch mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp (B2B) cao hơn so với bán lẻ trực tuyến giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C). Tuy nhiên, có rất ít website, ứng dụng mơi giới thương mại điện tử B2B ra đời và thành công. Từ đầu thiên niên kỷ mới khi thương mại điện tử bắt đầu hình thành ở Việt Nam, một số tổ chức, cá nhân đã tiên phong xây dựng các website môi giới thương mại điện tử B2B bao gồm: Gophatdat.com, Vnemart.com.vn, Ecvn.com. Trừ sàn Ecvn.com do

125 http://online.gov.vn/WebDetails/WebDetailsTMDT (truy cập ngày 2/6/2021) 126 http://online.gov.vn/AppDetails/AppDetailsTMDT (truy cập ngày 2/6/2021) 126 http://online.gov.vn/AppDetails/AppDetailsTMDT (truy cập ngày 2/6/2021)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)