bang Đức là những người hành nghề kinh doanh. Hành nghề kinh doanh là bất kỳ cơ sở hành nghề nào mang lại lợi nhuận, ngoại trừ các doanh nghiệp mà căn cứ theo tính chất, phạm vi của nó khơng địi hỏi phải thiết lập cơ sở để hoạt động kinh doanh (khoản 2 Điều 1 Bộ luật Thương mại Đức)88. Pháp luật Hoa Kỳ- đại diện cho họ pháp luật Anh – Mỹ, khái niệm thương nhân được định nghĩa trong Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - 1990). Nhìn chung thương nhân trong luật Hoa Kỳ gồm một nhóm người thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng hóa như những cơng việc thường xuyên lâu dài của họ89.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”90. Điều kiện để cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử theo quy định pháp luật của từng quốc gia. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có điều kiện riêng đối với việc cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử. Pháp luật mới chỉ quy định điều kiện đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nói chung. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực mơi giới, bên mơi giới có thể cần đáp ứng thêm các điều kiện khác theo quy định của pháp luật như môi giới bất động sản, mơi giới chứng khốn…
Bản thân bên bán được mơi giới cũng có thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà họ cung cấp. Nếu bên được môi giới cung cấp các hàng hóa, tài sản, dịch vụ được tự do lưu thơng, thì họ khơng cần đáp ứng các điều kiện để có thể cung cấp chúng trên thị trường. Nếu bên được môi giới cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều kiện, họ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định để có thể giao kết hợp đồng mua bán, cung ứng. Ví dụ, nếu bên được mơi giới kinh doanh dịch vụ vận tải, họ cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vận tải; nếu bên 87 Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học,Hà Nội, trang 6.
88 Viện khoa học pháp lý (2002), Bộ luật Thương mại Đức 1897, Hà Nội.
89 Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội, trang 8. 8.