Khoả n9 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 95 Khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 65 - 68)

1.1.5. So sánh hoạt động môi giới thương mại điện tử với hoạt động môi giới thương mại truyền thống thương mại truyền thống

1.1.5.1. Sự giống nhau giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử và hoạt động môi giới thương mại truyền thống

Hoạt động môi giới thương mại điện tử là hoạt động mơi giới thương mại. Vì vậy, hoạt động môi giới thương mại điện tử và hoạt động môi giới thương mại truyền thống đều mang những đặc điểm chung của hoạt động mơi giới thương mại. Đó là:

Thứ nhất, về chủ thể: đều có sự xuất hiện của bên được môi giới và bên môi

giới. Trong đó, bên mơi giới phải là thương nhân. Bên mơi giới thực hiện làm trung gian cho bên được môi giới và bên thứ ba giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, tài sản, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng. Trong quan hệ với bên thứ ba và bên được mơi giới, bên mơi giới nhân danh chính mình.

Thứ hai, về nội dung cơng việc: bên mơi giới tìm kiếm, cung cấp các thơng tin

cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần mơi giới, sắp xếp để các bên môi giới giao kết hợp đồng với nhau.

Thứ ba, về mục đích: đối với bên mơi giới, họ thực hiện hoạt động nhằm mục

đích lợi nhuận.

1.1.5.2. Sự khác nhau giữa hoạt động môi giới thương mại điện tử và hoạt động môi giới thương mại truyền thống

Thứ nhất, về quan hệ pháp luật hình thành giữa bên mơi giới với các bên:

Trong hoạt động môi giới thương mại truyền thống, bên môi giới xác lập quan hệ pháp luật mơi giới thương mại có thể với mỗi bên mua, có thể với mỗi bên bán, có thể với cả bên mua và bên bán. Trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, bên mơi giới thương mại điện tử ln hình hành quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử với cả bên mua và bên bán. Từ điểm khác biệt này dẫn đến sự khác biệt trong nhóm quy phạm pháp luật về nghĩa vụ, trách nhiệm của bên môi giới thương mại điện tử với các bên so với bên môi giới thương mại truyền thống.

Trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, bên môi giới vận hành theo mục tiêu tận dụng hiệu suất kinh doanh tối đa liên tục, từ đó cắt giảm được chi phí cho bên mua và tăng thu nhập cho bên bán. Hơn nữa, nền tảng công nghệ thông tin hiện đại cho phép bên môi giới cùng một lúc có thể tiến hành mơi giới được cho số lượng rất lớn các giao dịch và trên phạm vi tồn cầu. Tất yếu, bên mơi giới thương mại điện tử chiếm vị trí ưu thế hơn so với bên được môi giới trong quan hệ song phương này. Đây là điểm khác biệt với hoạt động môi giới thương mại truyền thống. Trong hoạt

động mơi giới thương mại truyền thống, có trường hợp bên mơi giới chiếm ưu thế, có trường hợp bên được mơi giới chiếm ưu thế, có trường hợp vị trí của hai bên là tương đương nhau.

Thứ hai, về hình thức giao dịch: Hoạt động mơi giới thương mại truyền thống

có thể tiến hành dưới hình thức lời nói, văn bản, hành vi. Các bên có thể gặp gỡ trực tiếp nhau hoặc gián tiếp trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc thanh toán thù lao theo thỏa thuận của các bên, có thể căn cứ vào kết quả công việc hoặc không. Trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Bên được môi giới và bên môi giới khơng gặp gỡ nhau, khơng có mặt đồng thời khi dịch vụ mơi giới được cung cấp. Hình thức hợp đồng mơi giới thương mại điện tử có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Thường bên mơi giới sẽ tính phí đối với mỗi giao dịch mua bán thành công, đối với bên bán hàng trong giao dịch. Điều đặc biệt lưu ý, trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, nền tảng cơng nghệ đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong mọi khâu của dịch vụ, từ khâu môi giới đến các hoạt động bổ trợ cho việc thực hiện cơng việc. Thậm chí có thể coi, nền tảng cơng nghệ đóng vai trị quan trọng thứ tư trong hoạt động môi giới thương mại điện tử, bên cạnh vai trị của bên bán hàng, bên mơi giới và bên mua hàng.

Thứ ba, về điều kiện chủ thể: Nhìn chung, khi cung cấp dịch vụ môi giới

thương mại truyền thống, bên môi giới không cần đáp ứng quá nhiều điều kiện, trừ khi môi giới trong một số lĩnh vực kinh doanh có điều kiện ví dụ như bảo hiểm, bất động sản. Trong khi đó, bên mơi giới trong hoạt động mơi giới thương mại điện tử tối thiểu cần đáp ứng để có thể tiến hành hoạt động thương mại điện tử. Ngoài ra, do đặc thù của hình thức giao dịch, nhu cầu thực tiễn, một số loại môi giới thương mại điện tử chỉ có hiệu lực khi đáp ứng những điều kiện nhất định. Ví dụ: hoạt động mua hàng theo nhóm cần đáp ứng điều kiện về số lượng người tham gia và thời hạn; hoạt động đấu giá trực tuyến 96 đáp ứng điều kiện về giá đưa ra và thời hạn phiên đấu giá.

Thứ tư, về tính tích hợp: Nhìn chung, hoạt động mơi giới thương mại truyền

thống có tính chất tương đối đơn giản, hỗ trợ cho bên mua và bên bán giao kết hợp

96 Khoản 11 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP: Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân khơng phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu

đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ. Bên mơi giới có thể tiến hành các cơng việc ngồi phạm vi mơi giới, nhưng lúc đó, bản chất quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới đã chuyển sang một quan hệ khác như ủy quyền, đại diện cho thương nhân, ủy thác mua bán hàng hóa…Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và sự thỏa thuận của các bên trong từng trường hợp cụ thể. Trong hoạt động môi giới thương mại truyền thống, ranh giới lãnh thổ được xác định tương đối rõ ràng.

Trong khi đó, lợi thế thương mại điện tử giúp cho các hoạt động môi giới thương mại điện tử tăng khả năng kết nối giữa bên mua và bên bán một cách toàn cầu, đối lập hẳn với hoạt động thương mại truyền thống nơi mà các nhà môi giới bị giới hạn trong một khu vực nhất định, trong thị trường mang tính địa phương, cục bộ. Do đặc thù của hình thức giao dịch, thực tiễn phát triển, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hoạt động môi giới thương mại điện tử có sự phức hợp nhất định. Thường các bên môi giới thương mại điện tử hiếm khi chỉ làm mỗi nhiệm vụ đơn lẻ là kết nối bên mua và bên bán với nhau, để các bên tự mình giao kết và thực hiện hợp đồng. Bên mơi giới cịn tiến hành thêm các hoạt động hỗ trợ khác như vận kho, vận chuyển, hỗ trợ thanh tốn, quản lý đơn hàng…. Hoạt động mơi giới thương mại điện tử có tính xun biên giới, ranh giới lãnh thổ dường như bị xóa mờ. Việc xác định và nhận diện tính độc lập của bên mơi giới để loại trừ yếu tố “vai trị quyết định chi phối” đối với bên được mơi giới khơng hề đơn giản. Để có thể nhận diện được tính độc lập này, nhiều vấn đề, khía cạnh cần được xem xét đồng thời và toàn diện.

1.1.6. Vai trị của hoạt động mơi giới thương mại điện tử

Đối với khách hàng: Thông qua hoạt động môi giới thương mại điện tử, khách

hàng có thể thuận lợi lựa chọn được hàng hóa, tài sản, dịch vụ mà mình mong muốn bất kể yếu tố khơng gian và thời gian. Bên cạnh đó, việc chọn lựa của khách hàng dựa trên sự so sánh toàn diện về mặt thơng tin, giá cả thậm chí dựa trên cả sự đánh giá của khách hàng từng thực hiện giao dịch với bên bán hay từng mua sản phẩm, dịch vụ. Theo quan điểm của Philip Kotler – một nhà marketing nổi tiếng, tổng chi phí của khách hàng khi mua và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ được hiểu là toàn bộ những hao phí, phí tổn mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ bao gồm tiền để mua hàng hóa, chi phí về thời gian, sức lực và tinh thần mà người mua đã bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ 97. Theo như vậy, tham gia vào hoạt động môi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)