Kiến nghị công tác thực thi pháp luật trong hoạt động môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 174 - 178)

206 Điều 2(1) và 2(2) Luật Bảo vệ thông tin cá nhân của Nhật Bản

3.3.5. Kiến nghị công tác thực thi pháp luật trong hoạt động môi giới thương mại điện tử

và rộng hơn nữa là kí kết Hiệp định quốc tế trong phạm vi khu vực ASEAN.

3.3.5. Kiến nghị công tác thực thi pháp luật trong hoạt động môi giới thương mại điện tử điện tử

Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc được Bộ Cơng thương thực hiện bằng nhiều hình thức: hướng dẫn trực tiếp, cơng văn trả lời, công văn hướng dẫn nghiệp vụ, qua đường dây nóng điện thoại, qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử, qua thư điện tử…Do các thủ tục hành chính hiện hành về thương mại điện tử được thực hiện 100% trên mạng, Bộ Công thương đã thiết lập đường dây nóng, với 10 cán bộ trực tiếp trả lời điện thoại, thực hiện tư vấn và xử lý hồ sơ trực tuyến214. Việc giải đáp vướng mắc thông qua các hình thức nêu trên giúp cho thương nhân, tổ chức, cá nhân áp dụng pháp luật có cách hiểu và thực hiện đúng.

Trong giai đoạn 2013 – 2019, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử nói chung đã được thực hiện liên tục, thường xuyên thơng qua nhiều hình thức, phương thức. Từ năm 2013 – 2015, Bộ Công thương đã triển khai mỗi năm hơn 95 chương trình hội thảo, toạ đàm, các khố tập huấn, tuyên truyền về thương mại điện tử, về công tác quản lý nhà nước, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, kiểm tra các website thương mại điện tử tại các tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. Đối tượng tham gia là các cán bộ quản lý nhà nước ở địa phương, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, sinh viên các trường đại học, cao đẳng với trên 5.000 lượt học viên/năm. Từ năm 2016 213 https://cs2.ftu.edu.vn/14ojs/index.php/tcktdn/article/view/223/218 Truy cập ngày 12/11/2020

214 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013

đến nay, Bộ Công thương đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương tổ chức hơn 263 lớp tập huấn về thương mại điện tử với sự tham gia của trên 30.000 học viên215.

Những nỗ lực và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử trong công tác thực thi pháp luật là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, như đã nêu tại mục 2.4.2, thực thi pháp luật thương mại điện tử nói chung và mơi giới thương mại điện tử nói riêng vẫn cịn có hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Thứ nhất, bổ sung lực lượng cán bộ thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, xử lý khiến nại, tố cáo trên hệ thống Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử đơng đảo hơn. Hiện nay chỉ có 10 cán bộ đang được phân công phụ trách công việc này. Việc bổ sung thêm nguồn nhân lực sẽ giúp giảm thiểu áp lực quá tải về công việc đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện.

- Tăng cường lực lượng cán bộ tham gia công tác thanh tra, kiểm tra trong thương mại điện tử và về số lượng và trình độ. Trong Báo cáo Tổng kết 06 năm thi

hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, Bộ Công thương cũng đã ghi nhận “số vụ việc vi phạm pháp luật về thương

mại điện tử rất lớn. Lực lượng cán bộ thực thi pháp luật còn quá nhỏ so với số lượng vụ việc vi phạm pháp luật có thể xảy ra. Thêm vào đó, trình độ kỹ thuật, năng lực nghiệp vụ của một số cán bộ còn yếu, trang thiết bị phục vụ thực thi công vụ chưa đáp ứng được những thay đổi của cơng nghệ sản xuất, mơ hình kinh doanh mới. Việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan đến xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như công an, quản lý thị trường, hải quan, thông tin truyền thơng, vệ sinh an tồn thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng… vẫn còn hạn chế”216. Hiệu quả của giải pháp trên phụ thuộc rất lớn và 2 yếu tố: kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân sự của nhà nước (mà đơn vị đầu mối chủ trì là Bộ Công thương) và ý thức chủ động tự giác cập nhật trình độ của mỗi một cán bộ. Việc nâng cao trình độ kỹ thuật năng lực nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ sẽ là quá trình liên tục và thường xuyên khi Việt Nam đã và sẽ tham gia nhiều hơn vào các cam kết quốc tế có liên quan đến thương mại điện tử (CPTPP, EVFTA, VKFTA…). Hoạt động môi giới thương mại điện tử càng ngày sẽ càng đa dạng khi 215 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013

của Chính phủ về thương mại điện tử, trang 14.

216 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013

xuất hiện yếu tố nước ngồi trong nhiều nội dung. Đó là một thách thức nhưng cũng đồng thời là thuận lợi cho việc cập nhật và lĩnh hội kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm nghiệp vụ nhanh và có trọng tâm. Bên cạnh đó ,trong vài năm trở lại đây, nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trong cả nước hiện nay đang dần mở mã ngành thương mại điện tử. Đó cũng là nguồn cung cấp kiến thức bài bản cho đội ngũ cán bộ khi tham gia tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn về các khoá học liên quan.

Chúng ta cũng cần thừa nhận ý thức pháp luật của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp khơng có bộ phận pháp chế riêng, năng lực pháp chế yếu kém, dẫn đến việc không nắm hết các quy định của pháp luật về thương mại điện tử. Nhiều đối tượng cố tình vi phạm pháp luật do mong muốn kiếm lợi bất chính từ việc bán hàng giả, hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng…. Thậm chí có nhiều trường hợp mặc dù đã bị xử phạt hành chính vẫn tiếp tục tái phạm do số tiền thu lợi bất chính cịn nhiều hơn số tiền phạt217. Theo quy định tại nghị định số 98/2020/NĐ-CP, có 05 nhóm hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại điện tử gồm: i) Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động (Điều 62), ii) Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động (Điều 63), iii) Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (Điều 64); iv) Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử; v) Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử. Mức xử phạt thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là 40.000.000 đồng đối với cá nhân, mức xử phạt gấp hai lần đối với tổ chức vi phạm. Đánh giá từ một số chuyên ra cho rằng, chế tài xử phạt vi phạm hành chính là chưa đủ sức răn đe đối với các chủ thể vi phạm pháp luật môi giới thương mại điện tử. Theo đó, nghị định số 52/2013/NĐ-CP sẽ cần có những quy định tăng nặng trách nhiệm của bên môi giới thương mại điện tử. Ví dụ như pháp luật Trung Quốc, Luật Thương mại điện tử Trung Quốc quy định trách nhiệm của nhà điều hành nền tảng gắn liền với trách nhiệm của nhà khai thác nền tảng. Nếu các nhà khai thác thương mại điện tử trên nền tảng của nhà điều hành không tuân thủ yêu cầu về bảo vệ an toàn cá nhân hoặc tài sản, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng thì nhà điều hành cũng phải chịu trách nhiệm (Điều 38), có thể phạt tiền khơng dưới 50.000 nhân dân tệ nhưng không quá 500.000 nhân dân tệ; nếu vi phạm nghiêm 217 Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013

trọng, nó sẽ được lệnh đình chỉ kinh doanh để cải chính và sẽ bị xử phạt ở mức từ 50.000 Nhân dân tệ đến 2 triệu Nhân dân tệ (Điều 83). Nhà điều hành nền tảng phải có nghĩa vụ và có thể chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 42, Điều 45). Một nhà điều hành nền tảng đã không thực hiện các trách nhiệm và các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của cơ quan chức năng trong một khoảng thời gian xác định cũng bị phạt tiền từ 50.000 Nhân dân tệ đến 2 triệu Nhân dân tệ (Điều 84). Mặt khác, điều 43 Luật Thương mại điện tử Trung Quốc quy định là sau khi nhận được thông báo, nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử sẽ chuyển bản phản hồi cho người đã gửi thơng báo rằng mình mới là chủ sở tài sản hữu trí tuệ thơng báo với nội dung rằng anh ta có thể khiếu nại với bộ phận có thẩm quyền liên quan hoặc đệ đơn kiện lên Tòa án nhân dân. Trong vịng 15 ngày sau khi thơng báo được đến người cho rằng mình là chủ sở hữu trí tuệ mà nhà điều hành nền tảng thương mại điện tử khơng nhận được thơng báo về việc người đó đã khiếu nại thì và mọi cáo buộc sẽ bị chấm dứt ngay lập tức.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 174 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)