Bất cập trong thực thi pháp luật môi giới thương mại điện tử đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 148)

167 Khoản 16 Điề u1 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP

3.1.2. Bất cập trong thực thi pháp luật môi giới thương mại điện tử đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật

tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật

Nền tảng cơng nghệ mới cùng mơ hình kinh tế chia sẻ khiến các khn khổ pháp lý cũ trở nên “chật hẹp” và các cơ quan quản lý nhà nước trở nên lúng túng như tranh luận về việc nhận diện đấy có phải là hoạt động mơi giới thương mại điện tử hay không, tranh luận về cách thu thuế, tranh luận về thuế suất…Pháp luật đã có những quy định liên quan về hoạt động môi giới thương mại điện tử trong Luật Thương mại 2005 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2003 về thương mại điện tử, sửa đổi bổ sung bởi nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021. Các vấn đề liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử được điều chỉnh trong văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Trong đó, văn bản pháp luật về thương mại điện tử chủ yếu tập trung điều chỉnh liên quan đến phương tiện thực hiện hoạt động thương mại – phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, mạng viễn thông di động, mạng mở khác. Những văn bản pháp luật đó được xây dựng nhằm thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành một cách minh bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, qua đó tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng tập quán thương mại hiện đại cho Việt Nam. Nghị định được xây dựng dựa trên một số nguyên tắc đặc thù: i) tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ứng dựng thương mại điện tử; ii) chỉ điều chỉnh những vấn đề mang tính đặc thù hoặc khi phát sinh trên mơi trường thương mại điện tử thì có phạm vi tác động lớn hơn trong môi trường truyền thống; iii) đảm bảo sự bình đẳng giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống; iii) đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia thương mại điện tử là doanh nghiệp và người tiêu dùng; iv) nguyên tắc trung lập về công nghệ để không trở thành khuôn khổ cứng nhắc, hạn chế sự phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong thực tiễn hoạt động thương mại điện tử vì các hành vi trên thực tiễn diễn ra trong giai đoạn tương đối dài, bối cảnh tốc độ đổi mới công nghệ diễn ra hết sức nhanh chóng187.

Tuy nhiên phạm vi điều chỉnh về hoạt động dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và hoạt động môi giới thương mại tại Luật Thương mại 2005 có những điểm bị vênh nhau và tạo ra những khoảng trống pháp lý. Ví dụ:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)