TS Nguyễn Thị Vân Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, trang 40.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 44 - 47)

điện tử lại là một khái niệm mới, có sự phức tạp trong việc xác định nội hàm, có rất ít các cơng trình nghiên cứu khoa học nêu ra khái niệm này. Thậm chí, có quan điểm cịn cho rằng, môi giới thương mại điện tử đơn giản chỉ là hoạt động môi giới thực hiện thông qua phương tiện điện tử, khơng có đặc điểm pháp lý đặc trưng khác biệt nào đáng kể so với môi giới thương mại truyền thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn công nghệ không ngừng được đổi mới và liên tục nâng cấp, những giao dịch trực tuyến có thể diễn ra ở bất cứ địa điểm nào, giữa bất cứ chủ thể nào, thì nền tảng cơng nghệ (chứ khơng phải là phương tiện điện tử) mới đóng vai trị là yếu tố mới, then chốt trong hoạt động thương mại điện tử nói chung và hoạt động mơi giới thương mại điện tử nói riêng. Nền tảng cơng nghệ đóng vai trị quan trọng trong hoạt động môi giới thương mại điện tử và đặt ra những vấn đề pháp lý cần được nghiên cứu làm rõ.

Trước yêu cầu mới, một số nhà nghiên cứu đã bắt đầu tiếp cận nhận diện hoạt động môi giới thương mại điện tử. Một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã đề cập đến và bước đầu xây dựng khái niệm về mơi giới thương mại điện tử.

Nhóm nghiên cứu gồm Martin Bichler, Arie Segev, Carrie Beam đã khẳng định “hoạt động môi giới điện tử được coi là khái niệm cốt lõi để khắc phục hạn chế

trong việc tích hợp các mục tiêu trong thị trường điện tử: để nhà cung cấp tiếp cận khách hàng, để khách hàng tiếp cận nhà cung cấp, giới thiệu các lời chào hàng hiệu quả, đàm phán, thanh toán và kế toán, tạo ra thị trường điện tử hạn chế”71. Bên mơi giới điện tử có thể cung cấp nhiều dịch vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối người bán và người mua trong một thị trường, từ các trang vàng đến danh mục tổng hợp và hỗ trợ đàm phán72.

Nhóm nghiên cứu David Lucking – Reiley, Daniel F.Spulber cũng có đề cập về khái niệm môi giới thương mại điện tử. Theo các nhà nghiên cứu, trung gian thương mại điện tử trong thương mại điện tử B2B (Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) có thể được phân thành bốn loại chính: Mơi giới (broker), đấu giá (auctioneer), đại lý (dealer), sàn giao dịch (exchanges) 73. Một số nhà môi giới cung cấp dịch vụ giới thiệu giống các trang vàng, nhưng thơng tin và các cơ sở tìm kiếm tồn diện hơn. 71 Martin Bichler, Arie Segev, Carrie Beam (1998), “An Electronic Broker for Business – to – Business electronic commerce on the internet”, International Journal of Cooperative Information Systems, Vol.07, No.04, http: http://lcm.csa.iisc.ernet.in/ecomm01/segev.pdf truy cập 18/7/2016.

72Martin Bichler, Arie Segev, Carrie Beam (1998), “An Electronic Broker for Business – to – Business electronic commerce on the internet”, International Journal of Cooperative Information Systems, Vol.07, electronic commerce on the internet”, International Journal of Cooperative Information Systems, Vol.07, No.04, http: http://lcm.csa.iisc.ernet.in/ecomm01/segev.pdf truy cập 18/7/2016.

73David Lucking – Reiley and Daniel F.Spulber (2001), “Business – to – Business Electronic Commerce”,

Người mua không phải trả tiền cho việc truy cập, sử dụng hướng dẫn để giao kết hợp đồng với người bán. Người bán phải trả phí niêm yết.

Các nhà nghiên cứu Efraim Turban, Judy Whiteside, David King, Jon Outland có ghi nhận: Người mơi giới trong thương mại điện tử là cá nhân hoặc doanh nghiệp tạo điều kiện cho giao dịch giữa người mua và người bán74. Hay cũng đã có quan điểm cho rằng nhà môi giới trực tuyến (online broker) là một công ty môi giới mà chỉ tương tác với khách hàng qua mạng internet thay vì cách truyền thống là gặp mặt tại văn phịng. Nhà mơi giới trực tuyến thường tính phí thấp hơn và cung cấp các phương pháp cho các nhà đầu tư75.

Cơng trình nghiên cứu trong nước cũng đã tiếp cận nghiên cứu khái niệm về môi giới thương mại điện tử. Trong cuốn “Bài giảng thương mại điện tử”76 tác giả đề cập đến người môi giới điện tử (The digital Middleman) và các khái niệm liên quan đến người môi giới điện tử. Người môi giới điện tử được nhận diện trong tài liệu như sau: “Người môi giới điện tử trong mơi trường thương mại điện tử có thể là một công

ty hoặc một hãng viễn thông trên mạng internet, tạo ra một môi trường làm việc trên mạng và sau đó thu hút một số doanh nghiệp vào đó. Sau đó người mơi giới quảng cáo hiệp hội ảo đó ra cơng chúng. Mỗi hiệp hội cung cấp một dịch vụ hoặc hàng hóa đặc trưng riêng như du lịch, hàng điện tử hay xe ô tô… Các hiệp hội ảo như vậy sẽ cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ của mỗi công ty cho những người đến thăm trang chủ, cho phép họ so sánh và lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp với yêu cầu của mình. Người mơi giới điện tử thu phí từ các cơng ty tùy theo số lượng đặt hàng”77.

Như vậy, hoạt động môi giới thương mại điện tử được nhận diện giống hoạt động môi giới truyền thống ở nội dung: bên thứ ba đứng ra kết nối người mua và người bán với nhau hai bên tiến hành giao dịch. Họ sẽ tạo ra các nền tảng công nghệ như ứng dụng, website. Người mua và người bán, sử dụng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet truy cập vào khơng gian ảo đó, có thể gia tăng cơ hội tìm kiếm, giao dịch với nhau. Hàng hố, dịch vụ được mơi giới giao dịch vơ cùng đa dạng, 74 Efraim Turban, Judy Whiteside, David King, Jon Outland (2017), Introduction to Electronic Commerce and

Social Commerce, Fouth Edition, Springer, Cham, page 33.

75 What is online broker? ( https://thelawdictionary.org/online-broker/ accessed at 11:24am on July 18th , 2019)

76 Học viện Bưu chính viễn thơng, khoa Quản trị kinh doanh 1 (2013), Bài giảng Thương mại điện tử, Hà Nội. 77 Học viện Bưu chính viễn thơng, khoa Quản trị kinh doanh 1 (2013), Bài giảng Thương mại điện tử, Hà Nội, 77 Học viện Bưu chính viễn thơng, khoa Quản trị kinh doanh 1 (2013), Bài giảng Thương mại điện tử, Hà Nội, trang 129.

phong phú. Việc hỗ trợ của bên môi giới thương mại điện tử đối với bên mua, bên bán không chỉ trong cơng việc chào hàng, đàm phán, mà cịn có vai trị trong việc tạo ra nhiều dịch vụ hỗ trợ như thanh toán, kế tốn, vận chuyển, chăm sóc khách hàng… Các nghiên cứu này cũng thừa nhận, đa số bên môi giới thương mại điện tử sẽ thu phí mơi giới đối với bên bán. Hiệu suất của hoạt động môi giới thương mại điện tử rất cao khi cùng trên hệ thống trực tuyến, có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn giao dịch giao kết thành công cùng một lúc.

Nhưng sự thống nhất tồn diện về khái niệm “mơi giới thương mại điện tử” trên các góc độ và trên góc độ pháp lý, cho tới thời điểm hiện tại, là chưa có. Trong bối cảnh chính phủ các nước cịn đang bối rối đối với việc nhận diện các hoạt động thương mại mới phát sinh như Uber, Lyft, SideCar… thì vào tháng 9/2013, chính quyền bang California (Mỹ) là bang đầu tiên biểu quyết với số phiếu 5-0 để thông qua luật Quản lý các dịch vụ đi chung xe, được xây dựng bởi Ủy Ban Các Dịch vụ Tiện ích Cơng cộng bang California78. Các cơng ty này được xếp loại là các “Doanh nghiệp kết nội vận tải” (Transportation Network Companies -TNC), được định nghĩa trong luật như sau: “Doanh nghiệp kết nối vận tải được định nghĩa là một tổ chức –

có thể dưới dạng cơng ty, liên doanh, một chủ thể hoặc bất cứ dạng nào khác, […] cung cấp dịch vụ vận tải trả tiền theo sắp đặt trước, sử dụng phần mềm hoặc giao thức trực tuyến cho phép kết nối giữa hành khách và tài xế sử dụng phương tiện cá nhân để vận chuyển”79. Rõ ràng Luật Quản lý các dịch vụ đi chung xe đã điều chỉnh dựa trên quan điểm những dịch vụ này là dịch vụ “kết nối”, có tính chất là một dạng hoạt động cụ thể của dịch vụ môi giới thương mại điện tử.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp quan điểm khác nhau về khái niệm mơi giới thương mại điện tử. Thậm chí, để nhận diện bản chất pháp lý của hoạt động Uber, Tòa án Tây Ban Nha đã đề nghị Tịa án Cơng lý Châu Âu (European Court of Justice - ECJ) đưa ra phán quyết sơ thẩm về câu hỏi chính: Liệu hoạt động

vì lợi nhuận của Uber Systems Tây Ban Nha, bao gồm việc đóng vai trị trung gian giữa chủ phương tiện và người có nhu cầu đi lại trong thành phố, nhờ vào việc quản

78 Nguồn: Forbes, Geron T., California becomes first state to regulate ridesharing services Lyft, SideCar, UberX. Trích nguồn tại đường dẫn: http://www.forbes.com/sites/tomiogeron/2013/09/19/california-becomes- UberX. Trích nguồn tại đường dẫn: http://www.forbes.com/sites/tomiogeron/2013/09/19/california-becomes-

first-state-to-regulate-ridesharing-services-lyft-sidecar-uberx/ (ngày 24/10/2016)

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)