Ngồi ra, tài xế cịn mặc đồng phục khi tham gia cung ứng dịch vụ86. Điều này đã thể hiện vị thế lệ thuộc của người lái xe với Grab. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy sự tiềm ẩn nội dung của quan hệ lao động cá nhân trong hoạt động đang mang tính tranh cãi về bản chất – là hoạt động môi giới thương mại điện tử hay là dịch vụ vận tải hành khách.
- Bên mơi giới thương mại điện tử khơng đóng vai trị quyết định đến điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ hồn tồn do bên bán và bên mua tự đặt ra. Bên môi giới thương mại điện tử không tác động đến các yếu tố như giá, chất lượng về hàng hóa, dịch vụ.
Trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển với tốc độ hơn vũ bão, hoạt động môi giới thương mại điện tử chịu áp lực cạnh tranh rất lớn. Điều đó, buộc các bên mơi giới thương mại điện tử phải có động thái “quản trị hệ thống” để tạo nên “bản sắc thương hiệu” cho riêng mình. Vì vậy, u cầu bên mơi giới thương mại điện tử khơng đóng vai trị quyết định đến điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ cần được hiểu tương đối và hài hoà. Nếu sự can thiệp của họ chỉ hỗ trợ thuận lợi hơn cho hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì đây là điều hồn tồn có thể. Nhưng nếu sự can thiệp của họ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giao dịch, bên môi giới thương mại điện tử không được tiến hành với tư cách là bên mơi giới. Vì lúc này, mối quan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới đã chuyển sang bản chất của quan hệ pháp luật khác.
Tính độc lập giữa bên được môi giới thương mại điện tử và bên môi giới thương mại điện tử cần được nhận diện trong trạng thái động và linh hoạt. Khác với hoạt động mơi giới truyền thống, bên mơi giới có thể chỉ đơn thuần thực hiện hoạt động kết nối người bán và người mua với nhau. Ngồi ra, họ khơng thực hiện thêm những hoạt động hỗ trợ giúp đỡ các bên. Nhưng bên môi giới thương mại điện tử không chỉ thực hiện đơn lẻ hoạt động môi giới, mà luôn luôn thực hiện cả những hoạt động khác mang tính hỗ trợ cho bên được mơi giới. Để tạo ra tính cạnh tranh, thu hút các chủ thể tham gia, thường bên môi giới thương mại điện tử sẽ không chỉ thực hiện đơn lẻ việc môi giới giữa bên mua và bên bán với nhau. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, bên môi giới thương mại điện tử cịn tích hợp các hoạt động khác nhằm tham gia hỗ trợ cho bên mua, bên bán trong thực hiện giao dịch như vận chuyển hàng hóa,
86 Nguyễn Thanh Quý, Đinh Ngọc Ánh, Hoàng Quỳnh Trang (2018), Quan hệ lao động trong thời kỳ cách
thu tiền hộ. Đương nhiên, tất yếu nếu bên môi giới thương mại điện tử thực hiện các cơng việc đó, mối quan hệ giữa bên được môi giới và bên môi giới chuyển sang một giai đoạn khác, khơng cịn chỉ duy nhất là hoạt động môi giới thương mại điện tử. Ví dụ, trang web mơi giới thương mại điện tử trong nước như tiki, lazada, shopee, leflair, nhommua, muachung…thường khơng chỉ thực hiện đơn lẻ mỗi vai trị mơi giới cho hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên giao diện điện tử của mình. Tại đây, các hoạt động tích hợp khác cũng song song được thực hiện như xúc tiến thương mại, giao nhận hàng hố tất yếu đi kèm cùng hoạt động mơi giới thương mại điện tử nhằm tạo ra một “hệ sinh thái kinh doanh” tiện ích và hiệu quả. Đây là nhu cầu phát triển và hoạt động tất yếu của môi giới thương mại điện tử.
1.1.3.4. Thứ tư, cơ sở pháp lý hình thành mối quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến hoạt động môi giới thương mại điện tử gồm: hợp đồng môi giới thương mại điện tử; hợp đồng mua bán tài sản, hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
a) Hợp đồng môi giới thương mại điện tử
Thứ nhất, hợp đồng mơi giới thương mại điện tử được hình thành giữa bên bán với bên môi giới thương mại điện tử. Giao dịch được thực hiện bằng phương tiện
điện tử trên nền tảng công nghệ của bên môi giới thương mại điện tử. Bên được môi giới và bên môi giới thương mại điện tử khơng gặp gỡ nhau, khơng có mặt đồng thời khi dịch vụ mơi giới được cung cấp. Bên môi giới thương mại điện tử có thể lựa chọn lĩnh vực mà mình chun mơi giới tập trung hoặc có thể mơi giới liên quan tới bất kỳ lĩnh vực gì. Tại ứng dụng nền tảng cơng nghệ thuộc sở hữu của mình, bên môi giới thương mại điện tử tiến hành môi giới đồng thời cho rất nhiều chủ thể (các bên được mơi giới). Chính bên được mơi giới là người đề nghị giao kết hợp đồng với bên môi giới thương mại điện tử bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet thơng qua thông điệp dữ liệu. Họ tự tạo tài khoản của mình tại nền tảng cơng nghệ thuộc sở hữu của bên môi giới, theo sự hướng dẫn từ hệ thống. Sau khi thông điệp dữ liệu đăng ký được gửi đến hệ thống, người đăng ký sẽ nhận được một xác nhận từ hệ thống. Sự xác nhận này tương đương với sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Kể từ đây, thông qua ứng dụng công nghệ của bên môi giới thương mại điện tử, bên được mơi giới có thể tìm được đối tác có nhu cầu giao dịch mua bán hàng hóa, tài sản, dịch vụ với mình. Như vậy, hình thức hợp đồng mơi giới thương mại điện tử có giá trị pháp lý tương đương văn bản. Thường bên mơi giới thương mại điện tử sẽ tính phí đối với mỗi giao dịch mua bán thành công, đối với bên bán hàng trong giao dịch.
Thứ hai, hợp đồng môi giới thương mại điện tử được giao kết giữa bên môi giới thương mại điện tử với khách hàng, người tiêu dùng. Trong hoạt động môi giới
thương mại điện tử, ln hình thành và tồn tại quan hệ pháp luật giữa bên môi giới thương mại điện tử - khách hàng. Để có thể truy cập vào hệ thống của bên mơi giới, tìm kiếm hàng hóa, tài sản, dịch vụ, bên mua cũng cần tự khởi tạo tài khoản của riêng mình. Như vậy, hợp đồng mơi giới thương mại điện tử cũng được xác lập giữa bên mua với bên môi giới thương mại điện tử. Thực tế cho thấy rất hiếm trường hợp bên mơi giới tính phí thù lao đối với bên mua. Trong đa số trường hợp, bên môi giới thương mại điện tử khơng tính thù lao với bên mua, nhưng theo tác giả đây vẫn được coi là hợp đồng môi giới thương mại điện tử chứ không phải là hợp đồng môi giới dân sự điện tử. Lý do: dù khơng xuất hiện yếu tố mục đích thù lao sinh lợi – là đặc điểm của hoạt động thương mại thuần tuý; tuy nhiên hoạt động giữa bên môi giới thương mại điện tử - bên mua có thể coi là hoạt động thương mại phụ thuộc. Bên môi giới thương mại điện tử buộc phải tiến hành xác lập quan hệ pháp luật với bên mua thì mới có tiền đề để thực hiện hoạt động mơi giới thương mại điện tử có thu thù lao với bên bán. Tương tự như trên, giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Khách hàng có nhu cầu tìm kiếm mua sản phẩm, dịch vụ và bên môi giới thương mại điện tử khơng gặp gỡ nhau, khơng có mặt đồng thời khi dịch vụ môi giới được cung cấp. Với hai lý do: (1) bên môi giới thương mại điện tử - khách hàng, người tiêu dùng luôn xác lập quan hệ pháp luật; (2) việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật đó giữa họ ln được đặt trong không gian mạng nên tác động đến nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau. Nghĩa vụ, trách nhiệm của bên môi giới thương mại điện tử với bên mua sẽ chi tiết, cụ thể thậm chí là nhiều hơn so với nghĩa vụ, trách nhiệm của bên môi giới thương mại truyền thống với bên thứ ba.
Thứ ba, điều kiện chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại điện tử
Để thực hiện công việc môi giới, bên môi thương mại điện tử giới phải là thương nhân đáp ứng đủ điều kiện để cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Đây là điều kiện tối thiểu để thể hiện tính chun nghiệp, tin cậy của bên mơi giới thương mại điện tử. Bên môi giới thương mại điện tử phải là thương nhân có đăng ký theo thủ tục với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện cơng việc môi giới trên phương tiện điện tử.
Pháp luật các quốc gia có quan điểm khơng giống nhau về thương nhân. Ví dụ, Điều 1 Luật Thương mại Pháp 1807 thì “Thương nhân là những người thực hiện
các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. Luật
Thương mại Pháp định nghĩa thương nhân theo bản chất của chủ thể, không quy định trách nhiệm đăng ký kinh doanh mà chỉ quy định về loại hành vi thương mại mà chủ thể thực hiện87. Thương nhân theo định nghĩa của Bộ luật thương mại Cộng hòa Liên bang Đức là những người hành nghề kinh doanh. Hành nghề kinh doanh là bất kỳ cơ sở hành nghề nào mang lại lợi nhuận, ngoại trừ các doanh nghiệp mà căn cứ theo tính chất, phạm vi của nó khơng địi hỏi phải thiết lập cơ sở để hoạt động kinh doanh (khoản 2 Điều 1 Bộ luật Thương mại Đức)88. Pháp luật Hoa Kỳ- đại diện cho họ pháp luật Anh – Mỹ, khái niệm thương nhân được định nghĩa trong Bộ luật Thương mại Hoa Kỳ (Uniform Commercial Code - 1990). Nhìn chung thương nhân trong luật Hoa Kỳ gồm một nhóm người thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng hóa như những cơng việc thường xuyên lâu dài của họ89.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh
tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”90. Điều kiện để cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử theo quy định pháp luật của từng quốc gia. Tại Việt Nam hiện nay, chưa có điều kiện riêng đối với việc cung cấp dịch vụ môi giới thương mại điện tử. Pháp luật mới chỉ quy định điều kiện đối với thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nói chung. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào lĩnh vực mơi giới, bên mơi giới có thể cần đáp ứng thêm các điều kiện khác theo quy định của pháp luật như môi giới bất động sản, mơi giới chứng khốn…
Bản thân bên bán được mơi giới cũng có thể phải đáp ứng một số điều kiện nhất định tùy thuộc vào loại hàng hóa, dịch vụ mà họ cung cấp. Nếu bên được môi giới cung cấp các hàng hóa, tài sản, dịch vụ được tự do lưu thơng, thì họ khơng cần đáp ứng các điều kiện để có thể cung cấp chúng trên thị trường. Nếu bên được mơi giới cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm ngành kinh doanh có điều kiện, họ cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh mà pháp luật quy định để có thể giao kết hợp đồng mua bán, cung ứng. Ví dụ, nếu bên được mơi giới kinh doanh dịch vụ vận tải, họ cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vận tải; nếu bên 87 Lê Thị Phương Thảo (2017), Chế định thương nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học,Hà Nội, trang 6.