Cần xác định rõ ràng và thống nhất phương pháp và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 151 - 152)

187 Tham khảo: Bộ Công thương (7/2020), Báo cáo Tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

3.2.1. Cần xác định rõ ràng và thống nhất phương pháp và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử

luật đối với hoạt động môi giới thương mại điện tử

Điều chỉnh pháp luật là quá trình Nhà nước dùng pháp luật tác động lên hành vi của các chủ thể, thơng qua đó tác động lên các quan hệ xã hội. Vấn đề điều chỉnh pháp luật gồm 4 nội dung cơ bản: đối tượng điều chỉnh pháp luật, phạm vi điều chỉnh pháp luật, phương pháp điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật.

Thứ nhất, việc hồn thiện pháp luật mơi giới thương mại điện tử cần xác định

rõ đối tượng, mục đích điều chỉnh pháp luật. Pháp luật mơi giới thương mại điện tử cần xác định thống nhất điều kiện chủ thể môi mới thương mại điện tử. Phạm vi điều chỉnh pháp luật cần mở rộng đến cả những quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử trên mạng xã hội, quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử có yếu tố nước ngồi.

Thứ hai, việc hồn thiện pháp luật mơi giới thương mại điện tử cần xác định

rõ phương pháp điều chỉnh pháp luật. Phương pháp điều chỉnh pháp luật là cách thức mà Nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội. Cụ thể, mục tiêu điều chỉnh nhằm phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động môi giới thương mại điện tử, thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử, tạo điều kiện để thương mại điện tử phát triển. Bên cạnh đó, nhiệm vụ hồn thiện pháp luật mơi giới thương mại điện tử cần được thực hiện đồng bộ trên cả 3 lĩnh vực: i) Xây dựng pháp luật môi giới thương mại điện tử; ii) Tổ chức thực hiện pháp luật môi giới thương mại điện tử; iii) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của q trình điều chỉnh pháp luật mơi giới thương mại điện tử. Đối với lĩnh vực xây dựng pháp luật, định hướng có thể cân nhắc là: quy phạm pháp luật mơi giới thương mại điện tử có thể nằm trong văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử. Môi giới thương mại điện tử là một dạng hoạt động thương mại điện tử cụ thể, có những đặc trưng riêng và các vấn đề pháp lý phát sinh cần quy định cụ thể hơn trong văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử.

Thứ ba, việc hồn thiện pháp luật mơi giới thương mại điện tử cần xác định rõ

cơ chế điều chỉnh pháp luật. Cơ chế điều chỉnh pháp luật là một hệ thống thống nhất các phương tiện, quy trình pháp lý, thơng qua đó thực hiện sự tác động của pháp luật lên các quan hệ xã hội nhằm thực hiện những nghĩa vụ và mục đích nhà nước đã đề

ra. Trong phương hướng hồn thiện pháp luật mơi giới thương mại điều chỉnh cũng cần, việc hoàn thiện cơ chế pháp luật cần xem xét ở những yếu tố: quan hệ pháp luật môi giới thương mại điện tử (chủ thể, khách thể, nội dung); Trách nhiệm pháp lý, ý thức pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) pháp luật về hoạt động môi giới thương mại điện tử (Trang 151 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)